Công bố điều chỉnh quy hoạch xây dựng “đất Chín Rồng”

(PLO) - Ngày 23/3, tại Cần Thơ, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị công bố Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với sự tham gia của lãnh đạo 13 tỉnh, thành trong khu vực. 
Công bố điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Công bố điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Bà Trần Thu Hằng - Vụ trưởng Vụ Quy hoạch kiến trúc - Bộ Xây dựng đã công bố Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 15/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi vùng ĐBSCL bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của TP Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau với tổng diện tích toàn vùng khoảng 40.604,7 km2. Dự báo đến năm 2030, dân số toàn vùng khoảng 18-19 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 6,5-7,5 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa 35-40% với tốc độ tăng bình quân 2,4-3,3%/năm. 

Theo đó, phát triển vùng ĐBSCL theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; có vai trò, vị thế quan trọng đối với quốc gia và khu vực Đông Nam Á; trở thành vùng trọng điểm quốc gia về sản xuất nông nghiệp và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; phát triển mạnh kinh tế biển, du lịch sinh thái cảnh quan sông nước.

Về định hướng phát triển công nghiệp, tập trung phát triển công nghiệp, chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm theo hướng gắn với vùng sản xuất nguyên liệu, đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ nông nghiệp như: sản phẩm hóa chất, cơ khí phục vụ nông nghiệp, thủy sản… Khuyến khích, thúc đẩy phát triển công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo được như: năng lượng gió, mặt trời...

Ưu tiên đầu tư phát triển và khai thác tối đa các khu công nghiệp đã được thành lập đến năm 2030, trong đó tăng cường các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp phụ trợ nông nghiệp, với tổng diện tích các khu công nghiệp tập trung là 15.000 - 17.000ha, có thể đạt đến 20.000 - 24.000ha sau năm 2030. Đồng thời, hạn chế mở rộng phát triển thêm các khu công nghiệp khi chưa đạt tỷ lệ lấp đầy cao tại các khu công nghiệp hiện hữu; cũng như rà soát, đánh giá lại các khu công nghiệp đã thành lập nhưng chưa được đầu tư xây dựng để có kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đảm bảo sử dụng đất hiệu quả; hạn chế các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

ĐBSCL là vùng trọng điểm du lịch quốc gia với các sản phẩm du lịch đa dạng, đặc thù của vùng sinh thái sông nước, biển đảo, trong đó, phát triển các khu du lịch, điểm du lịch cấp quốc gia, cấp vùng gắn với việc bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử. Các đô thị Cần Thơ, Phú Quốc và Mỹ Tho là trung tâm du lịch của toàn vùng; trong đó, TP Cần Thơ là trung tâm của không gian du lịch phía Tây, gồm các tỉnh, thành phố: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Cần Thơ. Phát triển du lịch tham quan đất Mũi, Tây Đô; nghỉ dưỡng biển đảo; du lịch sinh thái; nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, di tích lịch sử và lễ hội...

Giải pháp tổng thể, ĐBSCL hình thành 6 vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên trọng tâm phát triển nông nghiệp đa dạng và chuyên môn hóa cao theo thế mạnh của từng vùng gồm: Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, dọc sông Tiền – sông Hậu, Tây sông Hậu, bán đảo Cà Mau và ven biển Đông. Về cấu trúc không gian, ĐBSCL được phân thành 3 tiểu vùng gồm tiểu vùng ngập sâu, tiểu vùng giữa đồng bằng và tiểu vùng ven biển… 

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh cho biết, đồ án quy hoạch vùng ĐBSCL đã được Chính phủ phê duyệt từ năm 2009. Trong những năm qua, ĐBSCL nhận được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ thông qua nhiều chính sách hỗ trợ, ưu tiên đầu tư phát triển, các địa phương cũng xây dựng quy hoạch và triển khai các dự án, chương trình góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và toàn vùng.  

Tuy nhiên, qua gần 10 năm thực hiện, đến nay trong khu vực ĐBSCL đã xuất hiện nhiều yếu tố mới về phát triển kinh tế - xã hội, tác động của biến đổi khí hậu, hạn chế trong liên kết vùng, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nguồn lực kinh tế khó khăn, vấn đề môi trường… đã làm cho công tác quy hoạch và phát triển vùng ĐBSCL còn nhiều bất cập.

Trong bối cảnh phát triển mới để đáp ứng các yêu cầu phát triển, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL tại Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 15/1/2018. Theo đó, sự phát triển của ĐBSCL không chỉ có ý nghĩa đối với các tỉnh trong vùng mà còn đối với quốc gia, đồng bằng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp. 

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.