“Cơn sốt” đất nền ven đô TP HCM: Thủ phạm là giới đầu nậu và “cò” đất?

(PLO) - Những dự án lớn của các tập đoàn đang dự định đầu tư ở TP HCM phải chăng đã bị giới “cò” đất và giới đầu nậu lợi dụng tung hỏa mù để đẩy giá nhằm trục lợi bất chính?
Giới “cò đất” và giới đầu nậu được cho là thủ phạm gây nên “cơn sốt” đất ảo ở TP HCM. Ảnh minh họa
Giới “cò đất” và giới đầu nậu được cho là thủ phạm gây nên “cơn sốt” đất ảo ở TP HCM. Ảnh minh họa

Giá đẩy theo tin đồn

Theo Hiệp Hội Bất động sản (BĐS) TP HCM (HOREA), ban đầu chỉ là những thông tin về một dự án tỷ đô, rồi đến những đề xuất nâng huyện thành quận hay thành lập thành phố mới đã khiến giá đất ở một số khu vực vùng ven TP HCM “dậy sóng”. 

Củ Chi, một huyện vùng ven cách xa trung tâm TP HCM đến hàng chục kilômét, nhưng gần đây thị trường địa ốc đã “nóng” lên trước thông tin Tập đoàn Tuần Châu đề xuất đầu tư siêu dự án khiến huyện vốn thiếu địa thế phát triển bỗng dưng trở thành tâm điểm bàn tán của giới đầu tư địa ốc. Giá đất khu vực này chỉ trong thời gian ngắn đã được cho là bị “thổi” lên rất cao, có thời điểm giá đã chạm mốc 130 triệu một mét ngang cho những miếng đất trên 6.000m2, thậm chí có lô bị đẩy lên tới 140 triệu một mét ngang.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HOREA cảm thấy lo ngại dù thị trường BĐS đang trong chu kỳ tăng trưởng nhưng bắt đầu có dấu hiệu chững lại, có những rủi ro tiềm ẩn bên trong, nhất là những “cơn sốt” ảo rộ lên gần đây. Ông Châu xác nhận ở TP HCM đã có “cơn sốt” đất nền ở các quận, huyện vùng ven và không chỉ ở TP HCM mà Đà Nẵng, Nha Trang cũng bắt đầu manh nha có hiện tượng này.  

Theo ông Châu, “cơn sốt” này diễn ra đối với đất nền chứ không phải đất dự án. “Đất dự án thì vẫn bình thường nhưng đất nền ở quận 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn bị “thổi” lên khá cao và hiện nay lan sang cả Củ Chi và huyện Cần Giờ. Đó là một điểm rất bất thường. Chúng tôi kiến nghị Chính phủ phối hợp với UBND TP HCM có giải pháp hiệu quả để “hạ nhiệt cơn sốt” ảo giá đất ở vùng ven TP” - Chủ tịch HOREA đề xuất.

Biện pháp “hạ nhiệt” 

Đại diện cho giới đầu tư BĐS thành phố lớn nhất nước cảnh báo những “cơn sốt” đất ảo tiềm ẩn những rủi ro, nguy cơ rất nguy hiểm đối với tình hình kinh tế, thị trường bất động sản, nhất là tính bền vững của thị trường vốn rất nhạy cảm này. Ông Châu nêu đích danh giới đầu nậu và “cò” đất chính là thủ phạm, nguyên nhân chính gây ra “cơn sốt” đất này và cũng chính là bên hưởng lợi lớn nhất trong quá trình này.

Chủ tịch HOREA cho biết, Hiệp hội này đã có văn bản kiến nghị UBND TP HCM yêu cầu công bố, nói rõ thông tin bởi vì những thông tin về huyện Hóc Môn, Bình Chánh… đang bị giới “cò” đất lợi dụng gây hoang mang dư luận.  

Theo HOREA, những dự án lớn của các tập đoàn rất lớn đang dự định đầu tư ở TP HCM là nguyên nhân bị giới “cò” đất và giới đầu nậu lợi dụng tung hỏa mù để đẩy giá lên. Để xóa bỏ tình trạng đẩy giá theo tin đồn, Hiệp hội kiến nghị với Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Kinh doanh BĐS. 

“Bởi vì Luật Kinh doanh BĐS quy định kinh doanh BĐS phải có đăng ký kinh doanh nhưng giới đầu nậu, “cò” đất hiện nay đang kinh doanh với tư cách cá nhân chứ không đăng ký kinh doanh, không chịu thuế và nấp bóng người chủ đất hoặc nấp bóng doanh nghiệp để kinh doanh. Cho nên phải sửa luật về vấn đề này”, Chủ tịch Châu kiến nghị.  

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại cho rằng không nên vô tư “đổ tội” giá đất nền ở TP HCM tăng cao thời gian qua là do “cò” đất. Luồng ý kiến này nói kinh tế thị trường vận hành đến giờ này rồi không nên có quan điểm đổ vấy như vậy. Môi giới địa ốc là một nghề và chẳng có người môi giới nào “thổi” được giá đất nếu không có những người đón đầu chính sách. 

Về “cơn sốt” đất tại các quận, huyện ven đô tác động tiêu cực tới thị trường BĐS, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Thanh Liêm cho biết: Về kiến nghị của HOREA về tình hình giá BĐS, thành phố đã nắm bắt và chỉ đạo các cơ quan kiểm tra, rà soát kỹ, báo cáo, tham mưu cho UBND TP hướng xử lý. 

“Bác” chủ trương 3 huyện Bình Chánh, Hóc Môn và Nhà Bè sẽ lên quận

Tại buổi làm việc giữa lãnh đạo TP HCM với đại diện các sở, ngành và quận, huyện mới đây, lãnh đạo TP HCM đã khẳng định sẽ ban hành quyết định ngăn chặn hoạt động của giới đầu nậu, được xem là nguyên nhân chính dẫn đến “cơn sốt” đất nền tại TP HCM thời gian qua. 

Lãnh đạo thành phố cho biết đang chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường nhanh chóng sửa đổi Quyết định 33 về phân lô tách thửa. Thành phố khuyến cáo người dân mua đất nên theo dõi thông tin về các chủ trương đầu tư xây dựng hạ tầng, các dự án của các chủ đầu tư thông qua cuộc họp hàng tháng của ủy ban. Thông tin quan trọng người dân cần quan tâm là hiện thành phố đã “bác” chủ trương 3 huyện Bình Chánh, Hóc Môn và Nhà Bè sẽ lên quận.

Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

(PLVN) - Ông Vương Xuân Thủy - Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng Bồi thường GPMB huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương) chia sẻ, phương châm triển khai giải phóng mặt bằng (GPMB) của huyện là luôn chú trọng bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp chính đáng của người dân theo quy định của pháp luật; đồng thời bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tính hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước...
Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.
Ảnh minh hoạ.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”

(PLVN) -  Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây đã dũng cảm chỉ ra thực tế tồn tại ở địa phương mình có 203 dự án đã được giao đất với 18.000ha nhưng đang chậm tiến độ; phải được tháo gỡ vướng mắc, “đánh thức” đưa vào sử dụng hiệu quả; khiến dư luận tin tưởng địa phương này sẽ vượt qua những sai lầm như dự án Đại Ninh, bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi nhắc tới “siêu dự án” Đại Ninh đã khiến nhiều cán bộ tỉnh vướng lao lý, lãnh đạo Lâm Đồng nói rõ, tỉnh sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”.
Một dự án sai phạm về đất đai tại bán đảo Sơn Trà.

Thực hiện Nghị quyết 170/2024/QH15 gỡ vướng tại một số dự án vi phạm: Đà Nẵng cam kết “không có khuất tất, tiêu cực”

(PLVN) - Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án (KLTT,KT,BA) tại một số tỉnh, thành, trong đó có Đà Nẵng. Mới đây TP Đà Nẵng đã có buổi làm việc với đại diện các DN, nhà đầu tư (NĐT) liên quan để thông tin, triển khai các hướng thực hiện…