Chính sách sinh viên được vay vốn ưu đãi mua nhà dễ bị lợi dụng?

(PLO) - Quy định cho sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung học vay vốn mua nhà ở xã hội đang nhận được nhiều phản hồi cho rằng quy định này thiếu khả thi vì sinh viên khó đáp ứng được yêu cầu vay vốn, và nếu quản lý không chặt có thể nảy sinh tình trạng mượn danh nghĩa sinh viên để vay vốn giá rẻ.
Việc đầu tư các khu ký túc xá đáp ứng chỗ ở cho học sinh, sinh viên là giải pháp về nhà ở thực chất. Ảnh minh họa: Ký túc xá Đại học Thái Nguyên
Việc đầu tư các khu ký túc xá đáp ứng chỗ ở cho học sinh, sinh viên là giải pháp về nhà ở thực chất. Ảnh minh họa: Ký túc xá Đại học Thái Nguyên
Nghị quyết số 61/NQ-CP vừa được Chính phủ ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, bên cạnh việc “nới” thời gian vay vốn từ 10 lên 15 năm, đã bổ sung nhiều đối tượng được vay vốn, trong đó có sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung học và các đối tượng khác thuộc diện được giải quyết nhà ở xã hội.
Ai “dám” cho sinh viên vay?
Chia sẻ tin mừng này, Thúy Vân (Học viện Tài chính) tỏ ra nghi hoặc: “Sinh viên bọn em, những người cần có chỗ ở, đa phần là ở tỉnh về. Mà, với thực tế những người đang đi học, chưa làm ra tiền, chuyện vay tiền ngân hàng mua nhà là điều chúng em chưa dám nghĩ tới. Thậm chí, học xong có việc làm hay không, việc làm đó có đủ trang trải nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống hay không còn là điều đa số sinh viên chưa định liệu được, nói chi chuyện vay tiền mua nhà”.
Các bạn của Vân, có nhiều người đi làm thêm ngoài giờ đi học, nhưng việc làm thêm lại không có tính ổn định cao và cũng chỉ nhằm tích lũy kinh nghiệm, may mắn lắm mới đủ tiền sách vở. Cũng có những người có chỗ ở riêng ổn dịnh ngay từ khi đi học, nhưng là từ nguồn hỗ trợ của bố mẹ, chứ bản thân sinh viên chưa thể chủ động được việc mua nhà hệ trọng này.
Một chuyên viên mảng bán lẻ Ngân hàng Bưu điện Liên Việt cũng thẳng thắn bày tỏ khi phóng viên hỏi về khả năng sinh viên được vay tiền mua nhà ở xã hội: “Gói 30 nghìn tỷ đồng là gói ưu đãi lãi suất, nhưng các ngân hàng thương mại vẫn phải chịu trách nhiệm về khoản vay. Vì thế, chúng tôi phải xác minh từng hồ sơ để nhận định khả năng thu hồi vốn của mình”.  “Là sinh viên, việc chính của bạn là đi học. Vậy, bạn lấy đâu ra nguồn thu để chứng minh khả năng trả nợ. Cá nhân tôi thấy quy định này thiếu khả thi lắm”.
Lo tình trạng mượn danh sinh viên để vay vốn giá rẻ 
Dù khi vay  sinh viên có thể đem chính căn hộ sẽ mua đó làm tài sản thế chấp, nhưng các chuyên gia ngân hàng mà chúng tôi tham khảo đều thẳng thừng cho rằng điều này không có ý nghĩa nhiều bởi quan trọng vẫn là khả năng đảm bảo trả nợ của người vay. Không ngân hàng nào mong muốn phải thu hồi nợ bằng tài sản thế chấp, bởi suy cho cùng, ngân hàng không muốn biến mình thành “nhà đầu cơ” nhà ở xã hội bất đắc dĩ.
Ngay cả một chính sách an sinh xã hội quan trọng khác là cho học sinh, sinh viên vay tiền đi học thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội – thực chất là công cụ thực hiện an sinh xã hội của Chính phủ - cũng phải thực hiện qua nhiều trình tự, thủ tục với những quy định ràng buộc về việc trả nợ, trách nhiệm gia đình… Khoản vay đó quan trọng và thiết thực đối với học sinh, sinh viên, được giám sát qua hoạt động của đoàn thể xã hội, của cộng đồng địa phương, mà còn có những khoản khó khăn trong công tác thu hồi. 
Còn ông Hoàng Thịnh - một nhà quản lý xây dựng có nhiều kinh nghiệm thì nhìn nhận quy định này giống như “cộng điểm cho Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đi thi đại học” vậy. “Đối tượng này cũng được đưa vào cho đủ các đối tượng được hưởng ưu tiên, nhưng khó khả thi lắm. Nếu “quản” không tốt, có thể phát sinh tình trạng mượn danh nghĩa sinh viên để được vay tiền lãi suất thấp mua nhà” – ông Thịnh  nói. Theo ông, với đối tượng như sinh viên ở Việt Nam, dù trên 18 tuổi nhưng thực chất đa phần sống bằng nguồn tài chính của bố mẹ thì khả thi nhất vẫn là Nhà nước đầu tư nhà cho các em được thuê với giá rẻ đảm bảo việc học hành.
Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.