Cải tạo, xây lại chung cư cũ: Lựa chọn nhà đầu tư thế nào?

0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) -  Từ 1/9/2021, việc lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đối với trường hợp các chủ sở hữu thỏa thuận với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản sẽ được thực hiện theo quy định mới khi Nghị định 69/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có hiệu lực thi hành.

Nhiều chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội cần được xây dựng lại.
Nhiều chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội cần được xây dựng lại.

Thời hạn thẩm định hồ sơ các nhà đầu tư

Việc lựa chọn chủ đầu tư (CĐT) dự án quy định tại điều này được áp dụng đối với trường hợp cải tạo xây dựng lại nhà chung cư (CTXDNCC) quy định tại Điều 110 của Luật Nhà ở, trừ trường hợp nhà chung cư thuộc diện Nhà nước thực hiện CTXDNCC nguồn vốn quy định.

Theo Nghị định 69/2021/NĐ-CP, căn cứ vào kế hoạch CTXDNCC, quy hoạch khu vực nhà chung cư (NCC) phải thực hiện cải tạo, xây dựng lại đã được phê duyệt, quy mô diện tích đất, quy mô dân số tại khu vực dự án và các yêu cầu về bồi thường, thời gian, tiến độ thực hiện dự án, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng và ban hành các tiêu chí để lựa chọn CĐT; đồng thời phải công bố công khai các tiêu chí này và thời hạn tiếp nhận hồ sơ đăng ký làm CĐT của từng dự án CTXDNCC trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện nơi có dự án để các chủ sở hữu NCC biết và thực hiện lựa chọn CĐT.

Trên cơ sở tiêu chí, thời hạn tiếp nhận hồ sơ đăng ký làm CĐT đã được công bố và quy hoạch chi tiết khu vực có NCC phải thực hiện cải tạo, xây dựng lại, các doanh nghiệp (DN) kinh doanh bất động sản có nhu cầu gửi đơn đăng ký làm CĐT dự án kèm theo hồ sơ năng lực đáp ứng các tiêu chí do UBND cấp tỉnh ban hành và phương án bồi thường được lập theo quy định đến cơ quan được UBND cấp tỉnh giao chủ trì tiếp nhận hồ sơ (UBND cấp huyện nơi có NCC cần cải tạo, xây dựng lại hoặc cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh).

Trong thời hạn tối đa 15 ngày, kể từ ngày hết hạn tiếp nhận hồ sơ theo quy định, cơ quan được giao chủ trì tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương để kiểm tra hồ sơ năng lực theo tiêu chí đã công bố và nội dung phương án bồi thường gửi kèm của các DN kinh doanh bất động sản đã đăng ký; trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu thì cơ quan được giao chủ trì lập danh sách các DN này để tổ chức lựa chọn CĐT dự án.

Lấy ý kiến chủ sở hữu khi lựa chọn chủ đầu tư

Cũng theo Nghị định 69/2021/NĐ-CP, trong thời hạn tối đa 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định, cơ quan được giao chủ trì kiểm tra hồ sơ (trường hợp là UBND cấp huyện thì phải phối hợp với cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, nếu là cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh thì phải phối hợp với UBND cấp huyện nơi có dự án) tổ chức lấy ý kiến của các chủ sở hữu NCC về việc lựa chọn CĐT dự án. Các chủ sở hữu NCC căn cứ vào các tiêu chí lựa chọn CĐT đã được công bố, danh sách các CĐT đáp ứng tiêu chí kèm theo hồ sơ năng lực và phương án bồi thường do DN đề xuất để quyết định lựa chọn CĐT dự án.

Việc lấy ý kiến của các chủ sở hữu khi lựa chọn CĐT dự án CTXDNCC được thực hiện theo nguyên tắc mỗi một căn hộ trong NCC tương ứng với một phiếu biểu quyết và có ít nhất 70% tổng số chủ sở hữu căn hộ chung cư của NCC, khu chung cư đó tham gia; DN được lựa chọn phải được tối thiểu 75% tổng số các chủ sở hữu NCC, khu chung cư tham gia đồng ý; trường hợp có nhiều DN tham gia đăng ký làm CĐT thì lựa chọn DN nhận được tỷ lệ đồng ý cao nhất của các chủ sở hữu nhưng tối thiểu phải đạt trên 51% tổng số chủ sở hữu NCC, khu chung cư đó đồng ý; việc tổ chức lựa chọn CĐT dự án phải được lập thành biên bản có chữ ký của đại diện UBND cấp huyện nơi có dự án, đại diện cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, đại diện các chủ sở hữu NCC và DN được lựa chọn.

Trong quá trình lựa chọn CĐT, các chủ sở hữu NCC và DN kinh doanh bất động sản tham gia lựa chọn có thể thống nhất điều chỉnh nội dung phương án bồi thường do DN kinh doanh bất động sản lập nhưng phải tuân thủ nội dung quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và quy định về nội dung bồi thường tại Nghị định này.

Trong thời hạn tối đa 15 ngày, kể từ ngày có biên bản lựa chọn CĐT dự án quy định, cơ quan được giao chủ trì tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản báo cáo kèm theo biên bản lựa chọn CĐT và phương án bồi thường của nhà đầu tư được lựa chọn gửi UBND cấp tỉnh để xem xét, phê duyệt; trong quyết định phê duyệt phương án bồi thường của UBND cấp tỉnh phải có nội dung xác định rõ tên DN đã được lựa chọn.

Cũng theo Nghị định mới, sau khi phương án bồi thường được phê duyệt, UBND cấp tỉnh phải công bố công khai nội dung phương án bồi thường và tên DN được lựa chọn trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh, đồng thời gửi cho UBND cấp huyện, UBND cấp xã nơi có NCC để thông báo cho các chủ sở hữu NCC biết.

Sau khi phương án bồi thường được phê duyệt, DN kinh doanh bất động sản được lựa chọn làm CĐT có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật nhà ở và quy định tại Nghị định này. Trong quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng thời chấp thuận DN đã được lựa chọn làm chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại NCC.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký , chủ trì tiếp công dân thường kỳ tháng 3/2023.

Bí thư Quảng Ninh yêu cầu các địa phương rà soát tổng thể 5% quỹ đất nông nghiệp công ích

(PLVN) - Ngày 15/3, tại buổi tiếp công dân thường kỳ tháng 3, Bí thư tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký đã yêu cầu huyện Vân Đồn nói riêng và các địa phương trong tỉnh cùng với sở, ngành liên quan rà soát tổng thể 5% quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn; công tác quản lý quỹ đất này, không để xảy ra vi phạm, tham nhũng, lãng phí.
Ảnh minh họa

'Gọi tên' thủ tục

(PLVN) - Xin bắt đầu bằng dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành, dài 58km, tổng vốn hơn 31.300 tỷ đồng, khởi công 9 năm trước đến nay vẫn dang dở do thiếu vốn, vướng thủ tục. Trong khi, dự án này có ý nghĩa trục huyết mạch nối hai vùng Đông - Tây Nam Bộ, giảm ùn tắc cho TP HCM.
Đất ở Thành phố Hồ Chí Minh được bồi thường tối đa gấp 25 lần giá Nhà nước

Đất ở Thành phố Hồ Chí Minh được bồi thường tối đa gấp 25 lần giá Nhà nước

(PLVN) - Theo quyết định vừa được UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) ban hành, áp dụng từ 18/3, đất ở tuỳ quận huyện có hệ số điều chỉnh gấp 3-25 lần so với giá nhà nước. Khu vực có hệ số cao nhất, tối đa 25 lần, là huyện Hóc Môn (10-25 lần) và Thủ Đức (6-25 lần). Khung hệ số này tăng 10 đơn vị so với 2022 (tối đa 15 lần).
Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Khắc phục tình trạng chồng chéo trong các quy định

Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Khắc phục tình trạng chồng chéo trong các quy định

(PLVN) -  Góp ý về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), các chuyên gia cho rằng, việc sửa đổi toàn diện Luật Đất đai lần này cần khắc phục tình trạng chồng chéo mâu thuẫn trong các quy định về đất đai nói chung và thu hồi đất nói riêng; khắc phục sự bất hợp lý trong thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân.
Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến phát triển thị trường bất động sản. (Ảnh minh họa. Nguồn TTXVN)

Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường BĐS: Hoàn thiện thể chế, chính sách đảm bảo khả thi, đồng bộ

(PLVN) -  Theo Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến phát triển thị trường bất động sản đảm bảo tính khả thi, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật… Tôn trọng và tuân thủ quy luật thị trường; lĩnh vực bất động sản bình đẳng với các ngành nghề, lĩnh vực khác.
Một góc TP Cà Mau.

Nhiều vi phạm trong quản lý, sử dụng đất ở Cà Mau

(PLVN) - Theo thông báo Kết luận Thanh tra (KLTT) 716/TB-TTCP Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố, việc xác định đơn giá thu tiền sử dụng đất (SDĐ), thuê đất; ban hành áp dụng chính sách miễn giảm tiền SDĐ, thuê đất không đúng quy định tại một số dự án ở Cà Mau; gây thất thoát ngân sách Nhà nước (NSNN).
Chính phủ ban hành Nghị quyết về thị trường bất động sản, trong đó tập trung gỡ thể chế, khơi thông nguồn vốn.

Nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Mục tiêu của nghị quyết là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đặc biệt là về thể chế, tổ chức thực hiện và nguồn vốn cho thị trường bất động sản.
Ảnh minh họa

Giải pháp nào hiện thực giấc mơ 'nhà giá rẻ'?

(PLVN) -  Trong 5 năm, có 18 ngàn người ở TP HCM cần vay vốn nhà ở xã hội (NƠXH) để mua hoặc xây nhà, nhưng chỉ 310 người được vay (đạt 1,7%). Thông tin được lãnh đạo Sở Xây dựng TP đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác phát triển nhà ở giai đoạn 2016-2020 và công bố kế hoạch 10 năm tới tại TP HCM.
 Một số công trình trái phép hoạt động trên bán đảo Sơn Trà.

Đà Nẵng khó xử lý công trình trái phép ở bán đảo Sơn Trà

(PLVN) -  Nhiều năm trước, Kết luận 792 ngày 18/10/2016 của Thanh tra TP Đà Nẵng đã chỉ rõ, có 68 công trình xây dựng trái phép ở bán đảo Sơn Trà (từ 1997 - 2010) phải tháo dỡ, hoàn trả hiện trạng ban đầu. Tuy nhiên, 6 năm qua, mới có 10 trường hợp bị xử lý.
TS. Vũ Tiến Lộc, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn bất động sản mùa xuân.

Đột phá về thể chế sẽ dẫn đường cho sự hồi sinh của thị trường bất động sản

(PLVN) - Tại Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ III do Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) tổ chức, các chuyên gia, nhà quản lý và lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp bất động sản đã đưa ra dự báo về xu hướng, triển vọng và cơ hội đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam trong giai đoạn tới.
Ảnh minh họa.

Đốc thúc sở, ngành giao đất cho 5.700 hộ dân huyện Mê Linh

(PLVN) - Ngày 9/3, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông, yêu cầu Sở Tài, nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch và Kiến trúc, Tư pháp, Tài chính… giải quyết tồn tại, vướng mắc về giao đất dân cư dịch vụ trên địa bàn huyện Mê Linh.
Các dự án do Công ty CP Bách Đạt An làm chủ đầu tư vướng kiện cáo, tranh chấp

Quảng Nam chỉ đạo công an vào cuộc vụ 1.000 người mua đất dự án Bách Đạt An

(PLVN) - UBND tỉnh Quảng Nam vừa chỉ đạo Công an tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức điều tra, xử lý nghiêm các sai phạm trong quá trình triển khai thực hiện 3 dự án bất động sản gồm khu đô thị Hera Complex Riverside, khu đô thị 7B mở rộng và khu đô thị Bách Đạt 1 do Công ty CP Bách Đạt An làm chủ đầu tư.

Sửa đổi Luật Đất đai phải tổng thể, lâu dài, không để xảy ra cài cắm lợi ích nhóm

Sửa đổi Luật Đất đai phải tổng thể, lâu dài, không để xảy ra cài cắm lợi ích nhóm

Phát biểu đề dẫn tại tọa đàm góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, phải bảo đảm tính tổng thể, chiến lược, lâu dài; tuyệt đối không hợp thức hóa những vướng mắc có tính chất vi phạm; đề phòng cài cắm lợi ích nhóm.
Quang cảnh Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai tại Hà Nội.

Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Cần có chế tài xử lý nghiêm các dự án “treo”

(PLVN) - Hôm qua (3/3), Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội; Ủy ban MTTQ TP Hồ Chí Minh đều đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Nhiều ý kiến đề nghị dự thảo luật cần quy định chế tài xử lý và thực hiện nghiêm khi xuất hiện các dự án “treo” để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất và việc sử dụng đất hiệu quả, tránh lãng phí.