Cái “phao” của người nghèo

(PLO) - Sau 15 năm hoạt động cũng là 15 năm thực hiện Nghị định 78, NHCSXH tỉnh Sóc Trăng đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần hỗ trợ cho hàng trăm ngàn lượt hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS vượt qua khó khăn, vươn lên xóa được đói, giảm được nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống, thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Vay được vốn ưu đãi, bà con dân tộc Khmer ở khắp các ấp vùng sâu, vùng xa của tỉnh Sóc Trăng đã đầu tư vào trồng hành tím, mang lại thu nhập cao, hoàn trả nợ, lãi đúng hạn cho Nhà nước
Vay được vốn ưu đãi, bà con dân tộc Khmer ở khắp các ấp vùng sâu, vùng xa của tỉnh Sóc Trăng đã đầu tư vào trồng hành tím, mang lại thu nhập cao, hoàn trả nợ, lãi đúng hạn cho Nhà nước

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sóc Trăng (NHCSXH) được thành lập từ đầu năm 2003 theo Quyết định 71/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị NHCSXH, nhằm thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ. 

Đánh giá về việc thực hiện chính sách tín dụng cho người nghèo, ông Dương Đình Lạng - Giám đốc NHCSXH tỉnh Sóc Trăng - cho rằng: Chính sách của Đảng và Nhà nước đã thực sự đến với đồng bào, thông qua nguồn vốn vay hỗ trợ của NHCSXH đã tạo thêm công ăn việc làm, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương, ngăn chặn tệ nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội... NHCSXH tỉnh đã nỗ lực rất lớn để nguồn vốn phục vụ cho người nghèo và các đối tượng chính sách ngày càng tăng, chất lượng tín dụng ngày càng tốt hơn, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và những hộ dân có thu nhập thấp, không đủ điều kiện vay vốn ở các Ngân hàng thương mại khác.

Tính đến ngày 31/8/2017, sau 15 năm thực hiện Nghị định 78 của Chính phủ, nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Sóc Trăng hiện đạt con số hơn 3.015 tỷ đồng, tăng 2.962,4 tỷ đồng, gấp 56 lần so với 15 năm trước. Trong đó, nguồn vốn từ Trung ương chuyển về chiếm 93,8%, vốn huy động trên địa bàn dân cư đạt trên 130 tỷ đồng, chiếm gần 4,4%.

Từ nguồn vốn huy động được, trong những năm qua, NHCSXH tỉnh Sóc Trăng đã triển khai cho vay 14 chương trình tín dụng mới theo chỉ định của Chính phủ và một số chương trình do UBND tỉnh, huyện ủy thác thực hiện... với tổng doanh số cho vay đạt trên 5.627 tỷ đồng cho trên 471.550 lượt khách hàng được vay vốn. Doanh số thu nợ đạt trên 2.676 tỷ đồng, như vậy, tổng dư nợ của NHCSXH tỉnh hiện đạt hơn 3.001 tỷ đồng với 156.215 khách hàng được vay vốn, tăng so với thời điểm mới thành lập hơn 2.948 tỷ đồng, tương đương với gấp 55 lần thời điểm năm 2002.

Nhớ lại thời điểm 15 năm trước, Giám đốc Dương Đình Lạng cho biết thêm: Khi đó đời sống người dân Sóc Trăng còn nhiều khó khăn, nhu cầu vay vốn rất lớn, tệ nạn vay nặng lãi nhiều mà hệ thống Ngân hàng thương mại phải thế chấp tài sản, lãi suất còn cao nên có tín dụng hỗ trợ cho người nghèo, gia đình chính sách khó khăn không phải thế chấp tài sản,lãi suất ưu đãi họ mừng lắm. Thời điểm đầu, khi nhận bàn giao từ Agribank, Kho bạc Nhà nước với tổng nợ xấu trên 25,5 tỷ đồng (chiếm 26,61%), trong đó, nợ quá hạn là 16,084 tỷ đồng (tỷ lệ 16,77%), nợ khó đòi, khoanh nợ chiếm gần 9,5 tỷ đồng (9,84%).

Trong quá trình hoạt động, đi đôi với tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng là yếu tố hàng đầu được NHCSXH tỉnh quan tâm, nhờ vậy, đến nay, tỷ lệ nợ xấu của đơn vị chỉ còn 6,67%, giảm gần 3 lần so với khi mới thành lập, trong đó, nợ quá hạn chiếm 4,58%, nợ khoanh chiếm 2,08% (giảm trên 3 lần so với 15 năm trước).

Có thể nói, trong số hơn 471.000 lượt hộ nghèo, hộ chính sách được vay vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ những năm qua, không ít hộ đã coi nguồn vốn vay được như “cứu cánh”, như cái “phao” để họ bơi được, đứng vững và vươn lên thoát nghèo. Thống kê cho thấy, từ nguồn vốn vay này, đã có 124.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm mới trên 123.000 lao động, trong đó có trên 1.600 người đi lao động ở nước ngoài; giúp hơn 44.000 lượt học sinh, sinh viên có vốn để trang trải chi phí học tập; hơn 50.000 hộ được xây dựng công trình nước sạch hợp vệ sinh; xây 26.000 căn nhà cho hộ nghèo; trên 45.000 lượt hộ ở vùng khó khăn được vay vốn sản xuất kinh doanh...

Nhiều mô hình, dự án làm ăn có hiệu quả từ nguồn vốn vay chính sách xã hội như mô hình nuôi heo, nuôi trâu, bò thịt, bò sữa, dê, gà thả vườn, nuôi cá, tôm, ba ba, hay mô hình trồng cam quýt, trồng màu, rau sạch; vay vốn buôn bán, SXKD nhỏ... đã được người dân áp dụng thực hiện có hiệu quả, quay vòng vốn nhanh, trả lãi, vốn đúng hạn để tiếp tục được đơn vị cho hộ khó khăn khác vay phục vụ nhu cầu cuộc sống.

Tuy nhiên, việc kinh doanh, làm ăn không phải lúc nào cũng “thuận buồm xuôi gió”, có những thời điểm đơn vị gặp phải khó khăn do điều kiện khách quan. Đó là thời điểm đầu năm 2016, khi mà cả Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng của đợt hạn mặn khốc liệt, trong đó, Sóc Trăng đã có gần 30.000 hộ bị ảnh hưởng, hơn 24.000ha lúa, màu, mía bị thiệt hại với tổng giá trị thiệt hại của bà con lên tới gần 1.000 tỷ đồng. Trong số này, đã có hàng chục ngàn hộ đang phải vay vốn ngân hàng đầu tư cho nuôi trồng, sản xuất bị mất trắng hoặc thiệt hại nặng, nhiều hộ lâm vào cảnh khó khăn.

Không thu được thành quả sản xuất, lại không có vốn để tái đầu tư, tái sản xuất nên số nợ đọng, nợ xấu, nợ quá hạn tăng cao, buộc NHCSXH tỉnh phải khoanh nợ, giãn nợ... “Chúng tôi rất thông cảm và chia sẻ với những khó khăn của bà con, đó cũng là những thiệt hại do biến đổi khí hậu, thiên tai khó lường chứ bà con ai muốn thiếu nợ Nhà nước đâu. Sau một năm khó khăn đã qua, SXKD cũng đã thuận lợi trở lại, bà con bây giờ đã khắc phục những khoản nợ cũ, tình hình kinh doanh hoạt động của đơn vị cũng đang trong chiều hướng tốt lên nhiều”, Giám đốc NHCSXH tỉnh Sóc Trăng Dương Đình Lạng chia sẻ thêm. 

Toàn cảnh Hội thảo.

Phát triển Nhà ở xã hội cho thuê: Cần cơ quan chuyên trách quản lý

(PLVN) - Mặc dù nhu cầu về nhà ở xã hội cho thuê đang gia tăng, nhưng tiến độ phát triển vẫn còn chậm và thiếu nguồn cung. Các chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy mô hình này, cần thiết phải thành lập một cơ quan chuyên trách quản lý NOXH, giúp giải quyết các vướng mắc về thủ tục, vốn và đảm bảo an sinh xã hội cho người thu nhập thấp.
Tại cuộc đối thoại, có 35 ý kiến, kiến nghị liên quan nông nghiệp, nông thôn được đưa ra. (Ảnh: Minh Anh)

Hà Nội: Sẽ có phương án khai thác hiệu quả vùng đất bãi 29.000ha

(PLVN) - UBND TP Hà Nội vừa tổ chức cuộc đối thoại giữa Chủ tịch UBND TP với nông dân Thủ đô năm 2024 với chủ đề "Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững". Liên quan đến các câu hỏi của nông dân với từng lĩnh vực, đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, Sở Công Thương… đã giải đáp cụ thể.
Phiên làm việc thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Chính thức thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(PLVN) - Chiều 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số đại biểu Quốc hội.
Phối cảnh nhà hát bên Hồ Tây, Hà Nội.

Chuẩn bị xây nhà hát Opera tại bán đảo Quảng An

(PLVNN) - Bán đảo Quảng An sẽ phát triển trục cây xanh, khu vui chơi giải trí, công viên văn hóa tâm linh, công viên nghệ thuật chuyên đề, cùng một nhà hát hiện đại quy mô lớn hiện đại tiêu biểu cho Thủ đô.

Ảnh minh hoạ.

Động thái quan trọng liên quan thị trường bất động sản

(PLVN) -  Quốc hội mới ra Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nội dung giao Chính phủ sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật về thuế, có quy định về mức thuế cao hơn với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang... Vấn đề gây ý kiến trái chiều nhiều năm qua, cuối cùng đã có hướng quyết định.
Quang cảnh phiên làm việc ngày 21/11. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Cân nhắc quy mô dự án nhà ở thương mại được phép thí điểm

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm cho rằng, tiêu chí lựa chọn dự án nhà ở thương mại thực hiện thí điểm đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị quyết, nhưng việc không giới hạn điều kiện (diện tích, quy mô dự án…) là quá rộng.
Ảnh minh họa.

Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong xác định giá đất

(PLVN) - Theo Bộ Công an, việc thẩm định giá đất theo phương pháp thặng dư phụ thuộc nhiều các ước tính chủ quan của thẩm định viên về giá và công ty thẩm định giá… có nguy cơ thất thoát cho ngân sách. Do đó, Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong việc xác định giá đất.
Ảnh minh hoạ.

Giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) -  “Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát”, là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024.
Bên trong một căn hộ tại một dự án NƠXH ở Hải Phòng. (Ảnh: Hải Anh)

Sở Xây dựng Hải Phòng: Phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền “chênh”

(PLVN) - Mới đây, gửi thắc mắc đến Giải đáp chính sách Online - Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhsachonline.chinhphu.vn), một người dân cho rằng, hiện nay, một số người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP Hải Phòng không thể mua được với giá trị như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải trả thêm số tiền "chênh" 100 - 300 triệu đồng tùy vị trí.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.