Các hành vi bị cấm khi kinh doanh bất động sản và các quy định xử lý

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn vào một bất động sản nào đó với mục đích là để sinh lợi nhuận. Theo đó, các hành vi bị cấm trong kinh doanh bất động sản bao gồm huy động, chiếm dụng vốn trái phép; sử dụng vốn huy động của tổ chức, cá nhân và tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng mục đích theo cam kết.
Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.

Theo quy định tại Điều 8 Luật kinh doanh bất động sản 2014 quy định các hành vi bị cấm khi kinh doanh bất động sản gồm:

Kinh doanh bất động sản không đủ điều kiện theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản 2014

Đối với hành vi kinh doanh bất động sản mà bất động sản đó không đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định hoặc không được phép đưa vào kinh doanh theo quy định thì Chủ thể thực hiện hành vi có thể bị phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 57 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.

Ngoài ra, Chủ thể thực hiện hành vi còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động kinh doanh bất động sản đến 12 tháng.

Quyết định việc đầu tư dự án bất động sản không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

Đối với hành vi lập hoặc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Chủ thể thực hiện hành vi có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.

Ngoài ra, Chủ thể thực hiện hành vi còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (áp dụng đối với trường hợp dự án chưa thực hiện hoặc đang thực hiện) là buộc hủy dự án đầu tư xây dựng công trình.

Không công khai hoặc công khai không đầy đủ, trung thực thông tin về bất động sản

Hành vi không công khai, công khai không đầy đủ hoặc không đúng các nội dung về dự án bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định thì Chủ thể thực hiện hành vi có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 (Điểm b Khoản 1 Điều 57 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP). Bên cạnh đó, Chủ thể thực hiện hành vi còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc công khai đầy đủ, chính xác nội dung thông tin về bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo đúng quy định.

Hành vi không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp không chính xác hồ sơ, thông tin về bất động sản mà mình môi giới thì Chủ thể thực hiện hành vi có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (Điểm b Khoản 3 Điều 58 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP).

Gian lận, lừa dối trong kinh doanh bất động sản

Chủ đầu tư có hành vi gian lận, lừa dối trong kinh doanh bất động sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể,

Tại Điều 198 Bộ Luật hình sự 2015 quy định về Tội lừa dối khách hàng: “Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác…” Theo đó, Chủ đầu tư có thể bị truy cứu trách nhiệm với hình phạt cao nhất là bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Ngoài ra, chủ đầu tư còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Hoặc Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015 quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác..” Theo đó, Chủ đầu tư có thể bị truy cứu trách nhiệm với hình phạt cao nhất là bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, Chủ đầu tư còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Huy động, chiếm dụng vốn trái phép; sử dụng vốn huy động của tổ chức, cá nhân và tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng mục đích theo cam kết

Chủ đầu tư huy động hoặc chiếm dụng vốn trái phép; sử dụng vốn huy động của tổ chức, cá nhân hoặc tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng mục đích cam kết có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, cụ thể:

Tại điểm đ khoản 4 Điều 57 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định đối với hành vi này Chủ thể thực hiện hành vi có thể bị phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000. Ngoài ra, Chủ thể thực hiện hành vi còn buộc thực hiện đúng quy định hoặc đúng cam kết, buộc bồi thường thiệt hại (nếu có) cho bên mua, bên thuê mua.

Bên cạnh đó, trong trường hợp Chủ đầu tư chiếm dụng vốn trái phép có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản của người khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước

Với hành vi doanh nghiệp kinh doanh bất động sản sẽ bị xử lý theo pháp luật về thuế, pháp luật thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, hóa đơn, chứng từ,…

Cấp và sử dụng chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản không đúng quy định của Luật kinh doanh bất động sản 2014

Đối với hành vi kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập mà không có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề hết thời hạn sử dụng theo quy định; Hành vi tẩy xóa, sửa chữa, cho mượn, cho thuê hoặc thuê, mượn chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản để thực hiện các hoạt động liên quan đến môi giới bất động sản thì Chủ thể thực hiện hành vi có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, Chủ thể thực hiện hành vi còn buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề.

Hành vi sử dụng chứng chỉ hành nghề hết thời hạn sử dụng theo quy định thì Chủ đầu tư có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 58 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP

Thu phí, lệ phí và các khoản tiền liên quan đến kinh doanh bất động sản trái quy định của pháp luật.

Đối với hành vi thu các loại phí liên quan đến chuyển nhượng bất động sản không đúng quy định thì chủ đầu tư có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng (Điểm đ Khoản 1 Điều 57 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP).

Hành vi thu các loại phí kinh doanh dịch vụ bất động sản mà pháp luật không quy định thì chủ đầu tư có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (Điểm đ khoản 2 Điều 58 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP).

Ngoài ra, Chủ thể thực hiện hành vi còn buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.

Ảnh minh hoạ.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.
Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

(PLVN) - Theo bảng giá đất mới, đất tại các tuyến đường trên địa bàn quận 1 tăng 3 - 5 lần. Trong đó giá đất ở đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi có mức cao nhất TP HCM, với 687,2 triệu đồng/m2. Còn trên địa bàn quận 3, giá đất cao nhất là 305 triệu đồng/m2...
Hiện nay cả nước đang trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm để xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. (Ảnh trong bài: Thành Đạt)

Bộ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật khi xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

(PLVN) - Bộ Xây dựng đang tập trung phổ biến, hướng dẫn các địa phương về yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật các mẫu nhà, kèm theo dự toán kinh phí dự trù vật liệu để người dân tham khảo, lựa chọn phù hợp với thực tế, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

(PLVN) - Việc triển khai Luật Đất đai 2024 trong thời gian qua khiến không ít địa phương lúng túng khi thực hiện các nội dung, thẩm quyền được giao, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.