Bất động sản “làm khó” điện lực?

(PLO) - Nhiều dự án chung cư, bất động sản, cơ sở công nghiệp ở Hà Nội được cấp phép “bất ngờ”, đặt điện lực vào thế bị động, phải bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển lưới điện...
Công nhân điện lực Hà Nội kiểm tra tại các trạm biến áp 110KV
Công nhân điện lực Hà Nội kiểm tra tại các trạm biến áp 110KV
Điện lực “chạy theo” bất động sản
Quy hoạch phát triển điện lực Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015, có xét đến năm 2020 được phê duyệt cách đây 4 năm tại Quyết định số 4351/QĐ-BCT ngày 29/8/2011 của Bộ Công Thương. Theo đó, việc lắp đặt trạm điện ở vị trí nào, công suất bao nhiêu được tính toán khá tỉ mỉ. Tuy nhiên, 4 năm qua nhiều khu chung cư, cơ sở công nghiệp mọc lên ồ ạt khiến quy hoạch lưới điện chạy theo “mướt mồ hôi” để cập nhật, bổ sung.
Đó là chưa kể những cơn “nóng lạnh” trên thị trường bất động sản còn khiến ngành điện khó khăn trong công tác thỏa thuận tuyến, đền bù giải phóng mặt bằng. 
Theo khảo sát của PLVN tại Hà Nội, một số nơi có tốc độ “chồng” thêm chung cư nhanh chóng mặt, như khu vực Linh Đàm, Hà Đông, Mỹ Đình…, kéo theo số lượng dân cư cục bộ cũng tăng theo cấp số nhân. Như đã biết, Hà Nội là nơi có phụ tải điện cho sinh hoạt cao nhất cả nước, chiếm trên 55% tổng nhu cầu điện. 
Việc tăng dân cư, đô thị hóa nhanh khiến phụ tải điện biến động bất thường, hết sức nhạy cảm, nhất là với tình hình thời tiết bốn mùa khi nóng, khi lạnh như ở Hà Nội. Vì vậy, ngành điện “toát mồ hôi” trong việc kéo phụ tải điện đến những khu vực này để người dân được sử dụng ổn định.
Việc khu dân cư tăng dân số đột biến, khó dự báo trước khiến ngành điện dễ rơi vào thế bị động, rủi ro cao. Có trường hợp ngành điện vừa đầu tư trạm biến áp được một thời gian chưa lâu thì đã phải nâng cấp, thay mới trạm có công suất lớn hơn để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Để đầu tư một công trình như vậy, ngành điện phải bỏ ra nhiều tỷ đồng. 
Cần có quỹ đất xây trạm biến áp
Tuy nhiên, thêm hộ tiêu thụ là tăng thêm khách hàng cho ngành điện. Vì vậy, Điện lực Hà Nội cũng “vui vẻ” phục vụ. Trả lời PLVN về câu chuyện này, tổng công ty cho biết đã triển khai đầu tư xây dựng, phát triển lưới điện đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện cho tất cả các thành phần phụ tải trên địa bàn thủ đô, trong đó có các dự án bất động sản.
Cũng theo Điện lực Hà Nội, trong quá trình vận hành hàng năm do tăng trưởng đột biến phụ tải, với những đường dây, trạm biến áp có khả năng quá tải, ngành điện sẽ có biện pháp đầu tư để khắc phục. Các dự án phát sinh so với quy hoạch được duyệt sẽ phải làm thủ tục bổ sung quy hoạch.
Liên quan đến việc khu chung cư Xa La và Linh Đàm (do Xí nghiệp xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu làm chủ đầu tư) liên tục xảy ra nhiều vụ cháy nổ, một số ý kiến cho rằng nguyên nhân là do chập điện vì quá tải. Tuy nhiên, Điện lực Hà Nội phủ nhận suy đoán này và cho biết tại thời điểm xảy ra hỏa hoạn, các hộ dân tại dự án này mới chuyển về ở được khoảng 60%, không có hiện tượng quá tải xảy ra.
Trước việc nhiều khu chung ở Hà Nội xảy ra cháy nổ, Điện lực Hà Nội cho biết, việc thẩm định về phòng cháy chữa cháy tại các khu chung cư là trách nhiệm của cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, trong trường hợp được tham khảo ý kiến chuyên môn về điện, ngành điện sẵn sàng hợp tác.
Điện lực Hà Nội khuyến cáo, để hạn chế rủi ro, chủ đầu tư nên lựa chọn thiết bị có chất lượng cao để bảo đảm hệ thống điện phục vụ được lâu dài và an toàn. Bên cạnh đó, việc vận hành các hệ thống điện phải tuân thủ các quy trình kiểm tra và thí nghiệm định kỳ, đảm bảo duy trì chất lượng của hệ thống điện đáp ứng được các tiêu chuẩn vận hành.
Cũng theo Điện lực Hà Nội, thông thường tại các dự án đô thị và khu công nghiệp có bố trí quỹ đất dành cho các trạm phân phối (6-10-22-35/0,4kV). Tuy nhiên, để đảm bảo lâu dài, cơ quan chức năng khi phê duyệt các dự án có công suất từ 30MVA trở lên phải yêu cầu chủ đầu tư dành quỹ đất trong dự án để xây dựng trạm 110kV.
Ảnh minh hoạ.

Thế khó của cơ quan xây dựng bảng giá đất

(PLVN) -  Bảng giá đất là vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt là với những đô thị lớn như TP HCM, là nơi nhiều nhà đầu tư, DN có ý định tới làm ăn, sinh sống; thì lại càng quan trọng. Chính vì vậy, TP HCM mới đây đã tổ chức họp báo khi công bố Quyết định 79/2024 sửa đổi Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP.
Ảnh minh hoạ.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.
Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

(PLVN) - Theo bảng giá đất mới, đất tại các tuyến đường trên địa bàn quận 1 tăng 3 - 5 lần. Trong đó giá đất ở đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi có mức cao nhất TP HCM, với 687,2 triệu đồng/m2. Còn trên địa bàn quận 3, giá đất cao nhất là 305 triệu đồng/m2...
Hiện nay cả nước đang trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm để xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. (Ảnh trong bài: Thành Đạt)

Bộ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật khi xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

(PLVN) - Bộ Xây dựng đang tập trung phổ biến, hướng dẫn các địa phương về yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật các mẫu nhà, kèm theo dự toán kinh phí dự trù vật liệu để người dân tham khảo, lựa chọn phù hợp với thực tế, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.