Bất động sản 2019 tiếp tục tăng trưởng ổn định

(PLO) - Đó là nhận định của các chuyên gia bất động sản (BĐS) đưa ra tại Hội nghị BĐS Việt Nam 2018 do Batdongsan.com tổ chức ngày 12/12 tại Hà Nội.
Năm 2019, BĐS tỉnh lân cận các TP lớn “lên ngôi” (Ảnh minh họa)
Năm 2019, BĐS tỉnh lân cận các TP lớn “lên ngôi” (Ảnh minh họa)

Nền tảng kinh tế ổn định

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV cho biết, bối cảnh kinh tế Việt Nam đang có nhiều thuận lợi. Cụ thể, năm 2018, kinh tế vĩ mô đang tăng trưởng tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành BĐS phát triển. Theo đó, lợi nhuận ròng ngành này tăng đến 51%, nằm trong top 4 ngành tăng trưởng tốt nhất. Các chỉ số kinh tế vĩ mô Việt Nam đang ổn định, lạm phát được kiểm soát và GDP bình quân tăng trưởng tốt. Cụ thể, trong 9 tháng năm 2018, kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng 6,98%. 

Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 sẽ đạt mức 6,8%, chỉ số lạm phát khoảng 4%. Đây là lần đầu tiên trong 30 năm, Việt Nam có mức tăng trưởng nhanh hơn Trung Quốc.

Bên cạnh đó, việc thu hút dòng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tăng đáng kể. Cụ thể, 11 tháng năm 2018, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN là 30,8 tỉ USD, bằng 93,2% so với cùng kỳ năm 2017. Giải ngân vốn FDI cũng tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2017. “Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều bất ổn thì dòng vốn ĐTNN tại Việt Nam vẫn tốt. Điều này phản ánh những đánh giá tích cực trong môi trường đầu tư ở Việt Nam trong mắt các nhà ĐTNN”, ông Lực nói và cho biết thêm, trong dòng vốn ngoại đổ vào Việt Nam, tỷ trọng đầu tư BĐS tăng lên đóng góp khá lớn vào thị trường BĐS.

Dù lạc quan, song ông Lực cũng lưu ý đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng cũng sẽ tác động lớn đến Việt Nam. Mỹ và Trung Quốc đều là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Việt Nam xuất siêu sang Mỹ, đồng thời nhập siêu nguyên liệu từ Trung Quốc. Khi quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng, việc điều chỉnh cơ cấu của Trung Quốc có thể thúc đẩy hàng hóa của nước này xuất khẩu vào Việt Nam. Dù vậy, cuộc chiến tranh thương mại này có khả năng tạo đột phá rất lớn cho Việt Nam nếu các doanh nghiệp biết tận dụng thời cơ.

Tương lai nào cho bất động sản 2019?

Đánh giá về bức tranh tổng thể thị trường BĐS năm 2018, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao của CBRE Việt Nam cho biết, 2018 tiếp tục là năm số lượng nguồn cung mới chào bán trên cả nước duy trì mức cao. Tính đến hết tháng 11/2018, thị trường Hà Nội có khoảng 33.000 căn hộ mới chào hàng, tăng gần 2.000 căn so với năm 2017. Còn tại TP HCM có 32.000 căn chào bán, tăng 1.000 căn so với năm 2017.

Khác với năm ngoái, thị trường năm nay đang hướng đến dòng sản phẩm trung cấp với nguồn cung chiếm đa số. Tại TP HCM số sản phẩm mở bán thuộc phân khúc trung cấp chiếm 57%; tại Hà Nội loại hình này chiếm 61%.

Về sức tiêu thụ, tính đến tháng 9/2018, tiêu thụ trung bình cả nước đạt khoảng 75%, trong đó TP HCM đạt 77% và thị trường Hà Nội 87%. Xu hướng tăng giá tiếp tục duy trì trong năm 2018.

Theo nghiên cứu của CBRE Việt Nam, phân khúc cao cấp và hạng sang ghi nhận mức tăng vào khoảng 8-9% so với năm ngoái. Loại hình nhà ở trung cấp, bình dân gần như ít biến động, chỉ những dự án đẹp mới có mức tăng tầm 1-3%. Dự kiến giá nhà cao cấp có thể tăng lên đến 6.000-7.000 USD/m2 khi nguồn cung trong trung tâm hạn chế. Còn phân khúc trung cấp sẽ ổn định và khó tăng giá cao.

Xu hướng mua BĐS để an cư cũng đang giảm dần trong năm 2018, nhường chỗ cho hình thức đầu tư. Điều này có thể thấy ở phân khúc cao cấp và hạng sang, nhu cầu mua đầu tư chiếm đến 61% thay vì 50% của 2017, khách hàng mua để ở chỉ chiếm 26% và đầu tư ngắn hạn tầm 13%, trong khi năm 2017 mua để ở là 35% và đầu tư ngắn hạn là 15%.

2018 cũng là năm ghi nhận sự thay đổi trong nhu cầu mua nhà của khách ngoại. Nếu như năm 2017, Việt kiều là đối tượng người nước ngoài chính mua BĐS Việt Nam thì năm 2018, 70% lượng khách nước ngoài mua nhà là nhà đầu tư Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ.

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc batdongsan.com.vn cũng nhận định, bức tranh BĐS năm 2018 có nhiều gam màu sáng. Trong đó, các phân khúc chung cư, đất nền vẫn là những phân khúc có lượng giao dịch và lượng người tìm kiếm nhiều nhất.

Chung cư tại Hà Nội và phía Bắc tiếp tục phát triển do còn nhiều dư địa. Nhà đất tại các tỉnh phía Bắc xung quanh Hà Nội như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam có thể sẽ sôi động. Một số huyện có thông tin lên quận hiện đã tăng lượng tìm kiếm sẽ có nhiều người quan tâm và đầu tư hơn trong năm 2019.

Ở phía Nam chung cư hạng sang và siêu sang sẽ nổi lên trong năm tới nhưng nguồn cung hạn chế. Người mua sẽ tiếp tục quan tâm đến phân khúc chung cư bình dân. Các tỉnh lân cận TP HCM như Long An, Bình Dương, Đồng Nai hiện giảm giao dịch trong quý 4/2018 nhưng sẽ có bước phát triển vào năm 2019 do quỹ đất ở TP HCM không còn nhiều. 

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.