An Dương (Hải Phòng) vi phạm trong sử dụng đất, xây dựng, bảo vệ đê điều

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nhà xưởng rộng 1.000m2 mọc trên đất nông nghiệp, san lấp đất bãi bồi trong phạm vi đê điều, và nhiều vi phạm trong chuyển nhượng đất nông nghiệp… là tình trạng xảy ra tại một số nơi thuộc huyện An Dương, TP Hải Phòng.
Xưởng sơ chế hành rộng khoảng 1000m2 trên đất nông nghiệp tại xứ đồng thôn Đoài, xã An Hưng.
Xưởng sơ chế hành rộng khoảng 1000m2 trên đất nông nghiệp tại xứ đồng thôn Đoài, xã An Hưng.

Cho thuê đất công giá 600đ/m2

Tháng 10/2019, ông Nguyễn Văn Thế, Chủ tịch UBND xã An Hưng ký hợp đồng cho ông Phan Tiến Dũng (phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội) thuê đất công sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp.

Ông Dũng được thuê 2.769m2 đất công tại xứ đồng thôn Đoài để sản xuất nông nghiệp trong 5 năm (1/10/2019 - 1/10/2024). Với đơn giá thuê đất 600đ/m2/năm, mỗi năm ông Dũng chỉ phải nộp khoảng 1,6 triệu đồng cho xã. Đến 2020, ông Dũng đã dành một phần đất thuê để dựng nhà xưởng làm nơi sơ chế hành lá xanh, xuất khẩu sang Nhật.

Chủ tịch xã cho rằng đề án trồng hành lá xanh của ông Dũng đã được UBND huyện phê duyệt và đang trong giai đoạn hoàn thiện thủ tục xin phép để hoạt động. Do giá trị kinh tế lớn, đơn vị đã mở rộng diện tích trồng hành lá từ 2 lên 5ha. Để phục vụ sản xuất, đơn vị đã dựng nhà xưởng khung sắt diện tích hơn 1.000m2 phục vụ cho việc sơ chế hành.

Tự ý san lấp chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản sang trồng măng tây tại xã Hồng Thái.

Tự ý san lấp chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản sang trồng măng tây tại xã Hồng Thái.

Xác nhận nhà xưởng trên được xây dựng trên đất nông nghiệp là trái luật, ông Thế nói: “Do chưa được cơ quan chức năng cấp phép nên từ khi xây dựng nhà xưởng, xã đã 2 lần xử phạt”. Tuy nhiên, ông Thế không cung cấp biên bản xử phạt và đề nghị PV “tạo điều kiện” đi tham quan mô hình trồng hành lá xanh.

Nhiều ý kiến cho rằng thí điểm trồng hành lá xanh tạo công ăn việc làm cho một số người, nhưng vi phạm sử dụng đất như trên có thể sẽ tạo tiền lệ không tốt khi triển khai các dự án sản xuất nông nghiệp khác.

Cũng tại huyện An Dương, trên tuyến đê tả sông Lạch Tray, thôn Xích Thổ, xã Hồng Thái, thời gian gần đây một số hộ dân tự ý đổ bùn đất khối lượng lớn để san lấp mặt bằng. Các xe chở bùn đất, thường là xe quá tải, đã làm hư hại mặt đường đê, nguy cơ sạt trượt tại kè đê.

Hạt quản lý đê điều huyện An Dương (thuộc Chi cục Thủy lợi & Phòng chống thiên tai Hải Phòng) có công văn đề nghị UBND xã Hồng Thái ra quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực chống thiên tai và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Kế, Bí thư xã, nhận định: Việc một số hộ gia đình tại khu vực đầm sâu trũng của thôn Xích Thổ có hướng chuyển đổi từ nuôi trồng thủy sản sang trồng măng tây, nên tiến hành san lấp mặt bằng; nhưng như vậy là không đúng quy định.

Ngày 31/5/2021, UBND xã đã có quyết định xử phạt với ông Đỗ Văn Kỳ (SN 1952) về hành vi đổ bùn thải trong phạm vi đê điều sát mái đê phía đồng. Tiếp đến, ngày 24/7/221, UBND xã xử phạt ông Nguyễn Văn Chiều (SN 1972, phường Hàng Kênh, quận Lê Chân) về hành vi đổ bùn thải trong phạm vi đê điều vào sát mái đê phía bãi sông. Mức xử phạt cho 2 trường hợp này đều là 4 triệu đồng.

Sau khi xử phạt, việc san lấp chưa có dấu hiệu dừng lại. Để khắc phục hậu quả, UBND xã yêu cầu các trường hợp vi phạm phải di chuyển lượng bùn đất đã đổ, trả lại nguyên hiện trạng ban đầu sau 10 ngày kể từ khi nhận quyết định xử phạt. Tuy nhiên, đã nhiều tháng qua, các biện pháp khắc phục hậu quả chưa được thực hiện.

Hiện các gia đình khai thác khu đất bãi bồi ven sông trên tuyến đê tả sông Lạch Tray, thôn Xích Thổ, xã Hồng Thái chưa có hợp đồng thuê đất với UBND huyện An Dương. Trong buổi làm việc mới đây, Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an TP Hải Phòng) đã đề nghị UBND xã phải tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn và phối hợp Hạt quản lý đê điều An Dương giải quyết dứt điểm các vụ việc trên.

Công trình kiên cố dựng trên đất nông nghiệp tại xã Nam Sơn.

Công trình kiên cố dựng trên đất nông nghiệp tại xã Nam Sơn.

Nhà xưởng được xây dựng từ 2020 nhưng đến nay chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý.

Nhà xưởng được xây dựng từ 2020 nhưng đến nay chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý.

Chủ tịch xã xác nhận giấy tay mua đất

Thời gian gần đây, cùng với lộ trình xây dựng An Dương trở thành đơn vị hành chính cấp quận, giá đất tại huyện này đã tăng lên chóng mặt. Cùng với đó, hoạt động chuyển nhượng đất nông nghiệp cũng diễn ra nhiều hơn.

Tại thôn Cách Hạ, xã Nam Sơn (huyện An Dương), sau khi nhận chuyển nhượng 2.600m2 đất nông nghiệp và 400m2 đất thổ cư, ông Phạm Văn Trường (SN 1983, ngụ Cống Mỹ, Quán Toan, quận Hồng Bàng) đã xây tường bao và một số công trình trong khu đất. Vấn đề đáng nói là việc nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của ông Trường không đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Khẳng định ông Trường chỉ mua 2.600m2 đất nông nghiệp của người dân trên địa bàn bằng giấy tờ viết tay nhưng ông Nguyễn Xuân Chiến, Chủ tịch UBND xã Nam Sơn lại xác nhận bằng cách ký tên, đóng dấu đỏ vào Đơn đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa ngày 15/3/2021 của ông Trường.

Không chỉ vậy, việc xây dựng tường bao cùng một số công trình trên phần đất của ông Trường đã ảnh hưởng đến tuyến đường ống dẫn dầu của Xí nghiệp xăng dầu K131 – đơn vị được giao quản lý, bảo vệ đường ống để vận chuyển xăng dầu đến Cty Xăng dầu khu vực III (trụ sở tại quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng). Xí nghiệp này đã nhiều lần gửi văn bản đề nghị UBND xã Nam Sơn yêu cầu ông Trường dừng hoạt động vi phạm trong lĩnh vực đất đai và tháo dỡ công trình vi phạm.

Từ tháng 3/2021, dù UBND xã Nam Sơn có thông báo về việc tháo dỡ công trình vi phạm và nhiều lần ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng đến nay, các công trình vẫn “án binh bất động”.

Để “hợp thức” cho sự tồn tại của các công trình đã xây, tháng 6/2021, ông Trường có đơn gửi UBND huyện, Phòng TN&MT, UBND xã Nam Sơn xin được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng hoa cây cảnh và đề nghị được hướng dẫn thủ tục. Trong đó, ông Trường xin chuyển 500m2 thành bãi đỗ xe, 30m2 thành nhà kho…

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.