Xử lý tài sản bảo đảm của các ngân hàng: “Hữu danh vô thực” vì xung đột pháp luật

(PLO) - Khi cho vay, ngân hàng biết rằng mình có quyền hợp pháp để xử lý tài sản đảm bảo, còn khách hàng cũng chấp nhận ký vào hợp đồng có điều khoản cho phép ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo. Thế nhưng, đến khi thực tế thực hiện xử lý tài sản đảm bảo thì mới vỡ ra rằng, còn nhiều những quy định pháp luật khác không cho phép ngân hàng có thể xử lý được tài sản đó. 
Một hệ thống máy móc được ngân hàng phát mại tài sản bảo đảm.
Một hệ thống máy móc được ngân hàng phát mại tài sản bảo đảm.

Nghị định không thể vượt luật, Ngân hàng bó tay

Một trong những biện pháp mạnh và hiệu quả được pháp luật trao cho các tổ chức tín dụng để thu hồi và xử lý nợ xấu là quyền được tổ chức thu giữ tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Quyền này thể hiện rõ trong quy định tại Khoản 1 Điều 63 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012).

Thế nhưng trên thực tế, hiện công tác tổ chức thu giữ tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng hầu như không tự thực hiện được bởi có xung đột pháp luật. Cụ thể, quyền thu giữ tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng chỉ được quy định tại một Nghị định của Chính phủ, trong khi đó chủ tài sản lại được bảo vệ tại nhiều quy định khác về quyền sở hữu tài sản, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền lợi của người tiêu dùng… trong Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Công chứng…

Vì thế, dù khoản 4 Điều 58 về nguyên tắc xử lý tài sản đảm bảo của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định: “Người xử lý tài sản căn cứ nội dung đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm để tiến hành xử lý tài sản bảo đảm mà không cần phải có văn bản ủy quyền xử lý tài sản của bên bảo đảm”, nhưng trên thực tế, quy định này gần như vô nghĩa.

Ngân hàng chỉ trông cậy vào sự tự giác của người vay

Đại diện Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam kể trong một tọa đàm chuyên đề mới đây về vấn đề này, trong tháng 10/2016 vừa qua, Techcombank đã tiến hành thu giữ một tài sản bảo đảm tại Hà Nội của một khách hàng đã có nợ quá hạn hơn 2.000 ngày. Mặc dù ngân hàng đã làm đầy đủ các thủ tục để thu giữ tài sản bảo đảm, bao gồm cả việc gửi văn bản đề nghị chính quyền địa phương hỗ trợ, nhưng khi tiến hành thực hiện thu giữ, ngân hàng đã vấp phải sự chống đối quyết liệt từ chủ tài sản và không được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. 

Theo quy định tại khoản 5 Điều 63 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, thì trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì người xử lý tài sản bảo đảm có quyền yêu cầu UBND xã, phường, thị trấn và Cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm.

Quy định là vậy nhưng trong thực tế, nhiều ngân hàng cho biết, trong hầu hết vụ việc, khi ngân hàng tiến hành việc thu giữ tài sản bảo đảm thì chủ tài sản, khách hàng thường chống đối rất quyết liệt. Nếu không được sự hỗ trợ, phối hợp của Cơ quan Công an và chính quyền địa phương nơi có tài sản bảo đảm thì việc thu giữ hầu như không thực hiện được. Chưa kể, nếu  tổ chức tín dụng tiến hành không chặt chẽ về thủ tục, khéo léo trong quá trình thu giữ thì sẽ xảy ra nguy cơ có thể bị khép vào tội xâm phạm chỗ ở của công dân, cưỡng đoạt tài sản...

Mặt khác, theo quy định thì Cơ quan Công an chỉ có trách nhiệm giữ gìn an ninh, trật tự mà không có biện pháp hoặc chế tài để xử lý nếu bên giữ tài sản bất hợp tác, chây ì, trì hoãn không chuyển giao tài sản bảo đảm. Vì vậy, trên thực tế tổ chức tín dụng rất khó thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm do bên bảo đảm thường bất hợp tác. Vì thế, nhiều vụ việc phải hên – xui trông chờ vào sự hợp tác, tự giác của bên giữ tài sản.

Ảnh minh hoạ.

Lời cảnh tỉnh cho những đối tượng thao túng giá nhà đất

(PLVN) - Động thái tố tụng của Công an Hà Nội với các đối tượng là rất cần thiết, được dư luận hoan nghênh, ủng hộ nhiệt tình; đồng thời là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc cho các đối tượng có ý định xấu. Động thái nêu trên của Công an Hà Nội cũng góp phần giúp thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững...
The Beverly - Điểm sáng hút dòng tiền đầu tư tại khu Đông TP HCM

The Beverly - Điểm sáng hút dòng tiền đầu tư tại khu Đông TP HCM

(PLVN) -  Khu Đông TP HCM đang là tâm điểm của thị trường bất động sản, trong đó phân khu The Beverly (Vinhomes Grand Park) nổi lên như một “ngôi sao”, thu hút sự quan tâm đặc biệt từ giới đầu tư nhờ vị trí đắc địa, tiện ích đẳng cấp và tiềm năng tăng giá vượt trội. Đặc biệt, với việc đã hoàn thiện và sẵn sàng bàn giao, The Beverly càng ghi điểm trong “mùa mua nhà” cuối năm.
Cư dân Vinhomes Golden Avenue thăng hạng đặc quyền với siêu tiện ích có 1-0-2

Cư dân Vinhomes Golden Avenue thăng hạng đặc quyền với siêu tiện ích có 1-0-2

(PLVN) -  Tại Vinhomes Golden Avenue, cư dân không chỉ được trải nghiệm sự sôi động của một khu đô thị có quy mô bậc nhất thành phố vùng biên, mà còn sở hữu một cuộc sống đẳng cấp với sự chăm sóc trọn vẹn cả thể chất lẫn tinh thần. Chất sống này càng được nâng tầm khi một siêu tiện ích chăm sóc sức khỏe - vui chơi - ẩm thực vừa được khởi công tại khu đô thị.
Giới đầu tư 'soi' giá đất khác biệt của nhà phố Sun Group tại Hà Nam

Giới đầu tư 'soi' giá đất khác biệt của nhà phố Sun Group tại Hà Nam

(PLVN) -  Sun Group vừa chính thức ra mắt phân khu nhà phố, biệt thự Kim Tiền (thuộc Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam). Không chỉ gây ấn tượng về 469 dáng hình kiến trúc độc bản, các BĐS tại đây còn có giá đất chỉ từ 25-30 triệu đồng/m2, ngang bằng thậm chí rẻ hơn trong khu vực lân cận.
Thành phố Phổ Yên (Ảnh: Báo Giáo dục Thủ đô)

Thị trường BĐS Hà Nội tăng nóng, đẩy mạnh xu hướng dịch chuyển dòng vốn

(PLVN) -  Trong bối cảnh thị trường bất động sản Hà Nội tăng trưởng quá nóng và giá trị đầu tư vượt mức, xu hướng dịch chuyển vốn sang các thị trường tỉnh đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết. Phổ Yên, một thành phố trẻ đầy tiềm năng thuộc tỉnh Thái Nguyên, nổi lên như một lựa chọn sáng giá cho các nhà đầu tư nhờ kết hợp hoàn hảo giữa phát triển hạ tầng và sự gia tăng mạnh mẽ của vốn FDI.
Lễ ký kết hợp tác giữa chủ đầu tư, đơn vị phân phối và Ngân hàng Việt Á về dự án Conic Boulevard.

Dự án chung cư hoàn thiện hiếm hoi tại TP HCM ra mắt nhà đầu tư

(PLVN) - Ngày 30/10/2024 tại TP HCM, Công ty Cổ phần Xây dựng Đầu tư và Phát triển Lĩnh Phong Conic (đơn vị phát triển dự án) cùng Công ty Cổ phần Bất động sản Eximrs (đơn vị tiếp thị phân phối) và Ngân hàng Việt Á tổ chức Lễ ký kết hợp tác chiến lược dự án căn hộ Conic Boulevard.
Vinhomes Royal Island biệt lập như các “đảo tỷ phú” nổi tiếng Palm Jumeirah (Dubai) hay Indian Creek Village (Mỹ).

Vinhomes Royal Island hút giới thượng lưu khắp miền Bắc

(PLVN) - Thành phố Hải Phòng trong tương lai sẽ phát triển sánh ngang với các đô thị hàng đầu châu Á. Tạo bệ phóng vững chắc cho hành trình cất cánh này chính là các trung tâm phát triển mới như Vinhomes Royal Island trên đảo Vũ Yên.
The King tọa lạc tại cửa ngõ của Vinhomes Ocean Park 1 và Ocean City.

Tọa độ độc tôn định hình phong cách sống đỉnh cao của cư dân The King

(PLVN) - Sở hữu nhiều giá trị vượt trội từ vị trí chiến lược, tiện nghi xa hoa cùng dấu ấn kiến trúc phong cách hoàng gia Anh sang trọng, lịch lãm, tòa căn hộ The King (phân khu The London, Vinhomes Ocean Park 1) mang đến cho các cư dân tinh hoa một cuộc sống thịnh vượng và những đặc quyền như bậc “đế vương”.