Vụ cựu Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga: Tranh cãi đề nghị miễn trách nhiệm hình sự các bị can

Hoa hậu phương Nga tại phiên tòa trước đó
Hoa hậu phương Nga tại phiên tòa trước đó
(PLO) - Những ngày qua dư luận đang nóng lên khi Cơ quan CSĐT Công an TP HCM có kết luận liên quan tới “cuộc chiến” tình - tiền giữa cựu Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga và đại gia Cao Toàn Mỹ.

Ngày 18/12, theo một nguồn tin riêng, VKSND TP HCM đã nhận được kết luận điều tra bổ sung vụ án Trương Hồ Phương Nga từ phía CQĐT Công an TP HCM chuyển sang. Tuy nhiên, VKS vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng nào mà đang nghiên cứu cụ thể.

Không đủ cơ sở cáo buộc các bị can lừa đảo đại gia

Theo tìm hiểu, sau khi hết thời gian gia hạn điều tra vào ngày 11/12/2018, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM đã có kết luận điều tra bổ sung vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với hai bị can Trương Hồ Phương Nga (Hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007) và người bạn gái thân thiết là Nguyễn Đức Thùy Dung.

Theo CQĐT, đến nay không đủ cơ sở cáo buộc hai bị can lừa đảo ông Mỹ. Giữa Nga và ông Mỹ có quan hệ thân thiết với nhau nhưng không thể chứng minh có hay không quan hệ tình dục. Tuy nhiên, cả hai bị can đều thừa nhận có nhận 16,5 tỉ đồng của ông Mỹ, đến nay chưa trả.

Hai bị can có hành vi sử dụng tài liệu di chúc có đóng dấu giả nộp cho CQĐT nhằm chứng minh có việc thỏa thuận mua căn nhà số 7 Nguyễn Trãi; tạo lập ra những thỏa thuận nhận tiền cọc, trả cọc với  người mua. Do đó, chỉ xác định được thời điểm tạo lập văn bản thỏa thuận mua bán căn nhà số 7 Nguyễn Trãi là có sau thời điểm ông Mỹ chuyển tiền lần cuối vào ngày 4/11/2013. Theo CQĐT, hành vi của Phương Nga và Thùy Dung có dấu hiệu của tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Tuy nhiên, đối với tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức, Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 đã có sự thay đổi. Theo đó, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 01/2016 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao về việc không xử lý hình sự đối với người thực hiện hành vi mà BLHS 1999 quy định là tội phạm nhưng BLHS 2015 không quy định là tội phạm do có bổ sung, thay đổi các yếu tố cấu thành tội phạm... thì khoản 1 Điều 341 BLHS 2015 có sự thay đổi yếu tố cấu thành tội phạm so với cấu thành của Điều 267 BLHS về tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức, từ làm giả “nhằm lừa dối”… thành “làm giả để thực hiện hành vi trái pháp luật”. Do đó, CQĐT đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho hai bị can này do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa theo Điều 29 BLHS 2015.

Tuy nhiên, các luật sư bào chữa cho Trương Hồ Phương Nga cho biết: “Chưa hề nhận được văn bản nào cả, kể cả thân chủ cũng vậy”. Luật sư Nguyễn Văn Quynh, bào chữa cho bị cáo Trương Hồ Phương Nga tại phiên tòa trước đó khẳng định ông chưa hề nắm được bất cứ văn bản nào về kết luận điều tra bổ sung cả. Ngay cả bị cáo Nga hay Nguyễn Đức Thùy Dung… cũng đều chưa nhận được. Tương tự, Luật sư Phạm Công Hùng tham gia bào chữa cho bị can trong vụ án cũng cho biết chưa nhận văn bản chính thức nào từ cơ quan tố tụng.

Giới luật sư nói gì?

Nói về thông tin miễn trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Trương Hồ Phương Nga vì có hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức", Luật sư Nguyễn Duy Bình (TP HCM) nhận định: “Trong vụ án này, trước đó chỉ khởi tố vụ án, khởi tố bị can về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu trong quá trình điều tra xét thấy bị cáo có dấu hiệu của tội khác thì cơ quan CSĐT phải ra quyết định khởi tố bổ sung và quyết định này phải được VKS phê chuẩn. Sau đó, trong quá trình điều tra, nếu xét thấy không đủ căn cứ hay do thay đổi tình hình thì có văn bản đề nghị qua VKS đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, nếu VKS chấp thuận thì Cơ quan CSĐT sẽ ra quyết định đình chỉ hoặc miễn trách nhiệm hình sự”.

Đồng ý quan điểm này, một luật sư từng bảo vệ quyền lợi cho ông Cao Toàn Mỹ cho hay, nếu CQĐT ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức" thì chưa thật sự chính xác; bởi hành vi này chưa được khởi tố thì không thể ra quyết định miễn được”. 

Một số chuyên gia khác thì cho rằng vụ án sẽ chưa dừng lại trong một sớm một chiều mà có thể kéo dài bởi việc giải quyết hậu quả vụ án đang là một dấu hỏi lớn. Nếu vụ án diễn ra theo đúng như kết luận thì ai, cơ quan nào sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường cho những người bị truy tố oan trong vụ án? Ông Cao Toàn Mỹ là người tố cáo, từ tố cáo này các bị cáo khác mới bị truy tố, vậy ông Cao Toàn Mỹ có phải liên quan chịu trách nhiệm hay không? Riêng với CSĐT, VKSND, Tòa án thì cơ quan nào phải chịu trách nhiệm?

Theo Luật sư Nguyễn Hoài Nghĩa (Đoàn Luật sư TP HCM), CQĐT nhận định Phương Nga và Dung có hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức là tội phạm theo BLHS năm 1999, nhưng theo BLHS năm 2015 hành vi đó không quy định là tội phạm nên được miễn trách nhiệm hình sự. Việc miễn trách nhiệm hình sự là do chuyển biến tình hình pháp luật, hành vi không còn gây nguy hiểm cho xã hội. Theo Luật sư Nghĩa, nhận định trên của CQĐT chưa đúng. Bởi lẽ, Phương Nga và Dung đang bị khởi tố, truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” chứ không phải tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”. Hành vi “Làm giả tài liệu con dấu của cơ quan tổ chức” của Nga và Dung có từ trước khi BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành (ngày 1/1/2018) nhưng đến nay, theo thông tin báo chí nêu thì không có quyết định khởi tố, truy tố nào có hiệu lực pháp luật đang được áp dụng đối với hai bị can.

Luật sư Nghĩa cho rằng hành vi “Làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức” sẽ không bị khởi tố theo Nghị quyết 41/2017 và tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của Nga - Dung cũng không thể được chuyển sang tội danh mà BLHS 2015 không quy định là tội phạm. Như vậy, nếu CQĐT không chứng minh được Phương Nga và Dung “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thì phải đình chỉ theo hướng vô tội. CQĐT không thể “nhận định” có dấu hiệu phạm tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và miễn trách nhiệm hình sự nên kết thúc vụ án.

Do vậy, Luật sư Nghĩa nhận định, Phương Nga và Dung có khả năng bị khởi tố, truy tố oan về tội lừa đảo và cả tội danh mới được chuyển Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” mà báo chí đã đưa tin.

Đọc thêm

Tuyên án vụ Xuyên Việt Oil

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Hôm qua (29/11), TAND TP HCM công bố bản án với cựu Bí thư tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ; cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải; Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Cty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh; cùng 12 bị cáo khác.

Đánh người suýt mất mạng, 4 thanh niên lĩnh 31 năm tù

Các bị cáo tại phiên tòa.
(PLVN) - Ngày 27/11, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt 4 bị cáo: Nguyễn Tấn Tường (21 tuổi), Trần Xuân Tuyến (23 tuổi), Trần Hữu Tèo (29 tuổi); Nguyễn Văn Khanh (23 tuổi), tổng cộng 31 năm tù về tội “Giết người”. Nạn nhân trong vụ án này là N.T.D (18 tuổi, ngụ TP Phú Quốc), hiện bị tổn thương cơ thể do các bị cáo gây ra là 44%.

Sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil

Bị cáo Hạnh tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Từ ngày 20/11, TAND TP HCM mở phiên xử vụ án xảy ra tại Cty Xuyên Việt Oil. Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Bến Tre, cựu Chủ tịch HĐQT Vietinbank bị truy tố hai tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi và Nhận hối lộ.

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa
(PLVN) - Liên quan đến hành vi thông thầu trong vụ án xảy ra tại trung tâm thuộc Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi gây hậu quả nghiêm trọng, 3 giám đốc doanh nghiệp bị xử phạt cải tạo không giam giữ.

Cựu Bí thư Bến Tre cùng hàng loạt cựu quan chức thuộc Bộ Công thương chuẩn bị hầu tòa

Ông Lê Đức Thọ khi còn đương chức (Ảnh Internet)
(PLVN) - Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã có Quyết định đưa vụ án ‘‘Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức’’ ra xét xử vào ngày 20/11 đối với cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ cùng 14 bị cáo là cựu quan chức của Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Cục Thuế TP.HCM…

Cựu Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đắk Nông lĩnh 30 tháng tù

Các bị cáo trong vụ án.
(PLVN) - Sáng 15/11, TAND tỉnh Đắk Nông đã tuyên án với các bị cáo trong vụ sụt lún nghiêm trọng xảy ra tại gói thầu khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công hạng mục san nền và bảo vệ mái dốc (gói thầu 02XL); thuộc dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài hàng rào Khu công nghiệp Nhân Cơ với mức tổng đầu tư hơn 1.600 tỉ đồng.

Kết luận điều tra vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh: Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch Lâm Đồng khai về việc “giúp đỡ” bị can Nguyễn Cao Trí

Một góc dự án Đại Ninh. (Chụp hồi tháng 5/2021. Ảnh: Minh Khang)
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo trước, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành Kết luận điều tra (KLĐT) đề nghị truy tố 10 bị can trong vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh. Trong số này có Nguyễn Cao Trí (TGĐ Cty Cổ phần Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Cty Sài Gòn Đại Ninh), Trần Đức Quận (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng), Trần Văn Hiệp (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng) bị đề nghị truy tố về tội “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”.