Vợ lấy tiền của chồng góp vốn vào doanh nghiệp có thể phạm tội rửa tiền

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP vừa được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao ban hành nhằm hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 324 của Bộ luật Hình sự về tội rửa tiền, thì vợ có thể phạm tội rửa tiền nếu biết chồng là nhân viên của cơ quan nhà nước có mức lương 8 triệu đồng/tháng và không có nguồn thu nhập khác nhưng vẫn nhận của chồng số tiền 10 tỷ đồng để góp vốn vào doanh nghiệp mà không hỏi rõ về nguồn tiền.

Các căn cứ xác định hành vi phạm tội

Theo Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP, “tiền, tài sản do phạm tội mà có” là tiền, tài sản có được từ hành vi phạm tội. Việc xác định hành vi phạm tội được căn cứ vào một trong các tài liệu sau đây: Bản án, quyết định của Tòa án; Tài liệu, chứng cứ do các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cung cấp (ví dụ: Quyết định khởi tố vụ án, Kết luận điều tra, Cáo trạng...); Tài liệu, chúng cứ khác để xác định hành vi phạm tội (ví dụ: tài liệu, chứng cứ của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol), Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF), tài liệu tương trợ tư pháp về hình sự... ).

Còn tình tiết “biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có” được xác định thành 4 trường hợp. Thứ nhất, người phạm tội trực tiếp biết được tiền, tài sản do người khác phạm tội mà có (ví dụ: người phạm tội được người thực hiện hành vi phạm tội nguồn cho biết là tiền, tài sản do họ phạm tội mà có). Thứ hai, qua các phương tiện thông tin đại chúng, người phạm tội biết được người khác thực hiện hành vi phạm tội nguồn (ví dụ: hành vi phạm tội của người thực hiện tội phạm nguồn đã được báo, đài phát thanh, truyền hình đưa tin).

Trường hợp thứ ba là, bằng nhận thức thông thường, người phạm tội có thể biết được tiền, tài sản do người khác phạm tội mà có. Ví dụ, biết chồng là nhân viên của cơ quan nhà nước có mức lương là 08 triệu đồng/tháng và không có nguồn thu nhập khác nhưng vợ vẫn nhận của chồng số tiền 10 tỷ đồng để góp vốn vào doanh nghiệp mà không hỏi rõ về nguồn tiền.

Thứ tư, theo quy định của pháp luật, người phạm tội buộc phải biết nguồn gốc tiền, tài sản do người khác phạm tội mà có. Ví dụ: A mua xe ô tô của B không có giấy tờ với giá bằng một phần mười trị giá của chiếc xe đó.

Những hành vi che giấu nguồn tiền bất hợp pháp

“Hành vi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các giao dịch tài chính, ngân hàng” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 324 của Bộ luật Hình sự được Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP xác định là thực hiện, hỗ trợ thực hiện hoặc thông qua người khác để thực hiện, hỗ trợ thực hiện một trong các hành vi sau đây nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có.

Các hành vi này gồm: Mở tài khoản và gửi tiền, rút tiền tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Góp vốn, huy động vốn vào doanh nghiệp bằng tiền, tài sản dưới mọi hình thức; Rút tiền với bất kỳ hình thức nào và bằng các công cụ khác nhau như: séc, hối phiếu, các phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật; Cầm cố, thế chấp tài sản; Cho vay, cho thuê tài chính; Chuyển tiền hoặc chuyển giá trị; Giao dịch cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá khác; Tham gia phát hành chứng khoán; Bảo lãnh và cam kết về tài chính, kinh doanh ngoại tệ, công cụ thị trường tiền tệ và chứng khoán có thể chuyển nhượng; Quản lý danh mục đầu tư cá nhân và tập thể; Quản lý tiền mặt hoặc chứng khoán cho tổ chức, cá nhân khác; Quản lý hoặc cung cấp bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm liên quan đến đầu tư khác; Các hành vi khác trong giao dịch tài chính, ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Còn “hành vi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các giao dịch khác” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 324 của Bộ luật Hình sự là thực hiện, hỗ trợ thực hiện hoặc thông qua người khác để thực hiện, hỗ trợ thực hiện một trong các hành vi sau đây nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có: Hoạt động (chơi, kinh doanh) casino; Tham gia (chơi, kinh doanh) trò chơi có thưởng; Mua bán cổ vật; Các hành vi khác không liên quan đến tài chính, ngân hàng.

“Hành vi sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động khác” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 324 của Bộ luật Hình sự là hành vi dùng tiền, tài sản để làm dịch vụ, xây dựng trường học, bệnh viện hoặc sử dụng dưới danh nghĩa tài trợ, từ thiện, viện trợ nhân đạo hoặc các hoạt động khác.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07/7/2019.

Đọc thêm

Vô tình mở khóa để trộm đột nhập lấy tài sản của người khác, thợ khoá có phạm tội không?

Vô tình mở khóa để trộm đột nhập lấy tài sản của người khác, thợ khoá có phạm tội không?
(PLVN) - Bạn Gia Minh (Hà Nội) hỏi: Trong xã hội hiện đại, nghề thợ khóa đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ những người gặp sự cố về khóa cửa, khóa xe hoặc các loại khóa khác. Tuy nhiên, việc hành nghề này cũng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội. Vậy, thợ khóa có phạm tội khi vô tình mở khóa để trộm đột nhập lấy tài sản của người khác?

Công ty có cần phải ký kết hợp đồng lao động đối với sinh viên thực tập không?

Công ty có cần phải ký kết hợp đồng lao động đối với sinh viên thực tập không?
(PLVN) - Bạn Đức Thành (TP Hồ Chí Minh) hỏi: Công ty tôi hằng năm đều tạo điều kiện cho sinh viên thực tập đến làm việc, học hỏi kinh nghiệm. Trong quá trình thực tập, công ty có chi trả một khoản tiền để hỗ trợ các em. Xin hỏi, trường hợp này có được xem là “phát sinh quan hệ lao động” không? Công ty có cần phải ký kết hợp đồng lao động đối với sinh viên thực tập không?

Tiếp vụ chích điện, hiếp dâm cấp dưới nhưng chỉ bị kết án 27 tháng tù: Nhiều người cho rằng cần xem xét lại hình phạt đối với bị cáo

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Liên quan đến vụ án “chích điện, hiếp dâm cấp dưới” xảy ra tại tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều người bày tỏ quan điểm cho rằng phán quyết của tòa án cấp sơ thẩm dành cho bị cáo là quá nhẹ, chưa bảo đảm tính răn đe của pháp luật và cần xem xét lại hình phạt đối với bị cáo.

Sự việc chưa được cấp sổ đỏ tại quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội): Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai chưa nhận được hồ sơ từ UBND phường Cổ Nhuế 2

Sự việc chưa được cấp sổ đỏ tại quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội): Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai chưa nhận được hồ sơ từ UBND phường Cổ Nhuế 2
(PLVN) - Mới đây, Báo PLVN nhận được đơn của bà Mai Thị Lai (ngụ 3/30/28 Tăng Thiết Giáp, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) phản ánh việc sau hàng chục năm, dù thuộc trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) và đã nộp hồ sơ, thủ tục cho UBND phường từ năm 2023; nhưng đến nay vẫn chưa được cấp GCN theo quy định.

Bất cập về cách tính án phí khi các đương sự thỏa thuận thành tại Tòa án

Hình minh họa.
(PLVN) -  Án phí là một trong những vấn đề quan trọng trong các vụ án dân sự và cũng là một trong những điều kiện bắt buộc để thụ lý vụ án (tạm ứng án phí). Do đó, việc Tòa án quyết định về án phí như thế nào, mức án phí của vụ án là bao nhiêu, ai là người phải chịu án phí, miễn, giảm án phí trong trường hợp nào, đặc biệt là nghĩa vụ chịu án phí trong trường hợp các đương sự thỏa thuận thành trong vụ án dân sự... là vấn đề phức tạp, đòi hỏi các thẩm phán phải thận trọng khi đưa ra phán quyết.

Không còn công an cấp huyện, người dân đi làm Căn cước ở đâu?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm
(PLVN) - Bạn Hoàng Thủy (Bắc Kạn) hỏi: Gia đình tôi đang có nhu cầu làm thẻ Căn cước cho con khi cháu đủ 14 tuổi. Xin hỏi, từ 01/3/2025 khi không còn Công an cấp huyện thì người dân có thể làm thẻ Căn cước ở đâu? Thủ tục làm thẻ Căn cước khi không còn công an cấp huyện như thế nào?

Vụ khiếu nại tạm ngừng giao dịch bất động sản tại Thanh Hóa: Trả lời của Văn phòng Đăng ký đất đai

Thửa đất bị tạm dừng giao dịch. (Ảnh: Phạm Dương)
(PLVN) - Liên quan đến phản ánh của bà Phạm Thị Vân Anh (ngụ phường Đông Hương, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) về việc mua thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận (GCN) DO62809 tại xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, nhưng bị tạm dừng giao dịch; mới đây Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thanh Hóa đã thông tin đến Báo PLVN về sự việc.

Hành vi quảng cáo, bán thuốc, thực phẩm chức năng sai sự thật bị xử lý như thế nào?

Hành vi quảng cáo, bán thuốc, thực phẩm chức năng sai sự thật bị xử lý như thế nào?
(PLVN) - Bạn Văn Tài (Hà Nội) hỏi: Quảng cáo, bán thuốc, thực phẩm chức năng sai sự thật không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng mà còn vi phạm pháp luật Việt Nam. Pháp luật có quy định và các chế tài xử lý đối với những hành vi này như thế nào để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm tính minh bạch trên thị trường?

Hướng dẫn triển khai đặc xá năm 2025

Hội đồng tư vấn đặc xá hướng dẫn triển khai đặc xá năm 2025 - Ảnh minh họa
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá đã ký ban hành Hướng dẫn số 21/HD-HĐTVĐX về việc triển khai thực hiện Quyết định số 266/2025 của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2025 (Hướng dẫn).

Giảm tiết dạy cho giáo viên

Ảnh minh họa

(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) mới ban hành Thông tư 05 quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học, trong đó điểm đáng lưu ý là chế độ giảm định mức tiết dạy.

Nhiều điểm mới tại dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)

Toàn cảnh cuộc thẩm định.
(PLVN) - Theo đại diện Bộ Tài chính, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã được bổ sung nhiều điểm mới để phù hợp với những quyết sách mới của Đảng, Nhà nước, đồng thời đáp ứng những yêu cầu từ tình hình quốc tế. Trong đó, nhiều nội dung đề xuất nhận được sự đồng tình từ các đơn vị Bộ, ngành.

Di sản dùng vào việc thờ cúng: Hiểu thế nào cho đúng?

Di sản dùng vào việc thờ cúng: Hiểu thế nào cho đúng?
(PLVN) - Tại Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS) quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Điều 626 và Điều 645 BLDS cũng ghi nhận quyền của người lập di chúc là có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để thờ cúng và quy định các nội dung có liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng.