Việt Nam - WEF ký thỏa thuận hợp tác về Cách mạng công nghiệp 4.0

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab chứng kiến Lễ ký thỏa thuận hợp tác về xây dựng Trung tâm CMCN 4.0. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab chứng kiến Lễ ký thỏa thuận hợp tác về xây dựng Trung tâm CMCN 4.0. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Ngày 24/1, bên lề Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) 2019 tại Davos, Thụy Sỹ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch sáng lập WEF Klaus Schwab đã chứng kiến lễ trao thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và WEF về Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0.

Các thỏa thuận được ký kết bao gồm Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và WEF về thành lập Trung tâm liên kết về CMCN 4.0 tại Việt Nam; Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và WEF về dự án nghiên cứu chính sách mobile money. Theo thỏa thuận, Trung tâm liên kết về CMCN 4.0 dự kiến bắt đầu hoạt động từ cuối năm nay.

Đây là trung tâm hình thành các chính sách cho CMCN 4.0, nghiên cứu và tham mưu cho Chính phủ và các bộ, ngành về công nghiệp 4.0 như trí tuệ nhân tạo; internet kết nối vạn vật (IoT); block chain; tự động hóa; thiết bị không người lái và hàng không tương lai; thương mại Số; công nghiệp 4.0 về Trái đất; y tế chính xác; dữ liệu lớn và những công nghệ có thể áp dụng rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. 

Việc ký kết 2 thỏa thuận nói trên đã góp phần triển khai sáng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị WEF ASEAN 2018 được tổ chức thành công tại Việt Nam vào tháng 9/2018; khẳng định các cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Việc ký kết này cũng cho thấy quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng tầm nhìn, định hướng và chính sách trong các ngành nghề và lĩnh vực kinh tế - xã hội để tận dụng lợi thế vượt trội mà cuộc CMCN lần thứ tư mang lại. 

Bên lề Hội nghị WEF 2019, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có các cuộc gặp, tiếp xúc; dự đối thoại giữa các nhà Lãnh đạo cấp cao (IGWEL) với chủ đề “Thế giới trong thời đại toàn cầu hóa 4.0”; tiếp Chủ tịch điều hành và sáng lập WEF Klaus Schwab và cùng chứng kiến Lễ ký Ý định thư về xây dựng sáng kiến rác thải nhựa.

Tiếp Hoàng hậu Hà Lan Máxima - Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp quốc (LHQ) về tài chính toàn diện cho phát triển và là chuyên gia có uy tín của LHQ về lĩnh vực tài chính vi mô, Thủ tướng khẳng định Việt Nam đang tập trung xây dựng Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện.

Đây là nền tảng rất quan trọng để Việt Nam đạt được các mục tiêu về tài chính toàn diện nói riêng và các mục tiêu chung về phát triển kinh tế - xã hội và phát triển bền vững của LHQ.

Tiếp Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), khẳng định Hong Kong luôn là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam, Thủ tướng đề nghị trong thời gian tới, Việt Nam và Hong Kong tăng cường giao lưu, tiếp xúc dưới hình thức đa dạng giữa các cơ quan chính quyền, doanh nghiệp và người dân hai bên.

Thủ tướng cũng khẳng định sẵn sàng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp lớn của Hong Kong mở rộng đầu tư vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực dịch vụ vận tải, xây dựng cơ sở hạ tầng, linh kiện điện tử, công nghiệp phụ trợ, chế biến, tài chính, ngân hàng; tích cực tham gia cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; đồng thời đề nghị Chính quyền Hong Kong tạo thuận lợi hơn nữa trong việc cấp thị thực nhập cảnh cho công dân và doanh nhân Việt Nam đến Hong Kong làm việc, học tập, kinh doanh.

Tiếp Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jyrki Katainen, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc  đánh giá cao quan hệ Việt Nam – EU đang phát triển rất tích cực, tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả.

EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam, thị trường xuất khẩu lớn thứ hai và nhà đầu tư lớn của Việt Nam.  Thủ tướng đề nghị thúc đẩy để Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được ký, phê chuẩn trong quý I/2019 đáp ứng lợi ích của cả hai bên, tạo động lực mới cho quan hệ Việt Nam – EU, đặc biệt về kinh tế; đề nghị EU hỗ trợ Việt Nam xử lý vấn đề khai thác IUU và sớm dỡ bỏ thẻ vàng đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng đề nghị EU tiếp tục quan tâm đến an ninh, an toàn hàng hải, ủng hộ giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ, Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982.

Tại buổi tiếp Phó Thủ tướng Romania Ana Birchall, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Romania đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên EU trong 6 tháng đầu năm 2019; đề nghị Romania thúc đẩy EU sớm ký, phê chuẩn EVFTA.

Hai bên nhất trí tích cực thúc đẩy quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, triển khai các thỏa thuận hợp tác với Romania như việc ký kết Nghị định thư sửa đổi Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định Hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, Chương trình hợp tác văn hóa giai đoạn 2019-2021, Thỏa thuận hợp tác du lịch...

Tiếp Tổng thư ký OECD Angel Gurria, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh OECD phối hợp xây dựng Báo cáo rà soát quốc gia đa chiều cho Việt Nam, đề nghị sớm hoàn thành Báo cáo trong năm 2019 để kịp phục vụ cho đánh giá toàn diện, tổng thể việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 và xây dựng Chiến lược phát triển 2021- 2030 của Việt Nam.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có nhiều cuộc gặp với các tập đoàn lớn trên thế giới như Siemens, Qualcomn, Google, Total, Allianz, JBIC, GE, Prudential; đặc biệt là cuộc làm việc với Lãnh đạo các tập đoàn lớn về công nghệ thông tin trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang đem đến những thay đổi sâu sắc trên toàn thế giới.

Đây là cơ hội lớn cho Việt Nam để có thể cạnh tranh bằng sáng tạo trên cơ sở phát huy tinh thần khởi nghiệp, nâng cao chất lượng nhân lực, hạ tầng kết nối. Thủ tướng cam kết Việt Nam sẽ không ngừng cải thiện, khắc phục những hạn chế đang tồn tại, tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, hợp tác chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp để loại bỏ các rào cản đối với đổi mới sáng tạo.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.