Gương sáng Pháp luật

Vị Vụ phó từng bị hàm oan “trói chân tay” lực lượng QLTT

Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách pháp chế Kiều Dương.
Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách pháp chế Kiều Dương.
(PLVN) - “Tất cả các ý kiến khi ấy phải gọi là gần như “tổng sỉ vả” những người xây dựng Thông tư 09. Thậm chí nhiều kiến nghị cho rằng Bộ Công Thương phải thu hồi văn bản vì Thông tư ấy trói chân, buộc tay lực lượng Quản lý thị trường”, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách pháp chế, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) Kiều Dương, kể lại.

Bước ngoặt khi về công tác tại ngành Quản lý thị trường

Có lẽ chuyến công tác Lạng Sơn vào năm 2013, khi Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 09/2013/TT-BCT quy định về trình tự thủ tục tiến hành hoạt động kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) là chuyến đi đáng nhớ nhất của ông Dương. Đáng nhớ bởi khi ấy ông gần như vừa “chân ướt chân ráo” tiếp cận với công tác QLTT còn khá mới mẻ; mà phải nhận những “bức bối, bực bội”, những lời nhận xét nặng nề nhất từ nhiều Chi cục trưởng Chi cục QLTT 17 tỉnh phía Bắc.

Vốn là một sinh viên khoa Toán, trường ĐH Sư phạm 1 Hà Nội; ra trường đúng thời điểm ngành Luật đang có sức hút nên Kiều Dương quyết định thi vào Đại học Luật Hà Nội. Tốt nghiệp ngành Luật, ông trở thành giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật thương mại (Bộ Công Thương), dạy các môn học liên quan đến pháp luật từ 1999-2011. Khoảng thời gian này đã khiến ông “vỡ ra” nhiều vấn đề pháp lý, được bổ sung nhiều kiến thức ngành luật từ thực tiễn cuộc sống.

Về công tác tại Cục QLTT (nay là Tổng cục QLTT) là một bước ngoặt mà ông chưa bao giờ nghĩ đến. Thế nên trong khoảng 3 năm đầu (2011-2013) làm việc tại đây, ông đã rất vất vả để tiếp cận và nắm bắt các căn cứ pháp luật liên quan hoạt động cũng như đối tượng quản lý của ngành. Sau đó ông mới bắt tay tham gia vào việc xây dựng, rà soát các khung khổ pháp luật, kế thừa công việc của những người đi trước.

Ba năm đầu làm việc đầu tiên cũng chính là khoảng thời gian xây dựng Thông tư 09/2013 tạo khung khổ pháp lý cho hoạt động kiểm tra của lực lượng QLTT. Ông kể lại, ông may mắn gặp được những người lãnh đạo rất ham việc và gắn bó với công tác pháp chế nên sớm nhận ra, nghề mà ông theo đuổi là một nghề thú vị, tính chất công việc khá giống công an - cũng tìm kiếm, điều tra những sai phạm (trong lĩnh vực thương mại) và thực thi pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính (VPHC).

Bối cảnh của chuyến công tác Lạng Sơn khi ấy khá đặc biệt. Thời điểm trước 2011-2012, tất cả hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp (DN) thực hiện theo Nghị định 61/1998/NĐ-CP. Đến 2011, Chính phủ ban hành Nghị định 86 quy định chi tiết Luật Thanh tra 2010, từ ngày 15/11/2011 Nghị định 61/1998 hết hiệu lực. Tuy nhiên, Luật Thanh tra lại chỉ điều chỉnh các hoạt động liên quan đến thanh tra mà không đề cập đến hoạt động kiểm tra nên toàn bộ hoạt động kiểm tra DN của QLTT không còn căn cứ pháp lý (thời điểm ấy Luật Xử lý VPHC cũng đang được dự thảo).

Trước thực tế đó, Bộ Công Thương nhận thấy cần phải gấp rút xây dựng Thông tư quy định về trình tự thủ tục tiến hành hoạt động kiểm tra và xử lý hành chính của QLTT. Trong quá trình xây dựng thông tư này, ông thuộc lòng bài học từ những người đi trước “cố gắng hạn chế tối đa việc các công chức làm trái quy định dù theo Luật, họ có thể được trao quyền lực lớn hơn. Hạn chế được điều này đồng nghĩa với việc bảo vệ được người lao động của mình”. Thông tư 09/2013 ra đời với mục tiêu như vậy.

Chuyến công tác đáng nhớ

Khi Thông tư ban hành, nội bộ ngành phản ứng rất mạnh. Căng thẳng đến độ một hội nghị được tổ chức ở Lạng Sơn với sự tham gia của 17 tỉnh phía Bắc, mang danh nghĩa là quán triệt triển khai thi hành Thông tư 09 nhưng kỳ thực không ít ý kiến phản bác Thông tư 09. Ông Kiều Dương được cử làm trưởng đoàn của Cục QLTT tham gia cuộc họp.

Ông Dương thường là người đứng lớp các hội nghị tập huấn xử lý vi phạm hành chính.

Ông Dương thường là người đứng lớp các hội nghị tập huấn xử lý vi phạm hành chính.

“Tất cả các ý kiến khi ấy phải gọi là gần như “tổng sỉ vả” những người xây dựng Thông tư 09. Thậm chí nhiều kiến nghị cho rằng Bộ Công Thương phải thu hồi văn bản vì Thông tư ấy trói chân, buộc tay lực lượng QLTT. Họ cho rằng đi kiểm tra mà báo trước thì không bao giờ xử phạt được. Chúng tôi chỉ tiếp thu ý kiến và bày tỏ rằng cần có thời gian để rà soát tổng kết, đánh giá xem có hợp lý hay không”, ông Dương kể lại.

Ông Dương lý giải, thật ra Thông tư 09 bị nội bộ ngành phản đối cũng dễ hiểu. Vì trước đấy những quy định về hoạt động kiểm tra DN của lực lượng QLTT rất lỏng lẻo, mang đến cho lực lượng này quyền lực rất lớn. Trong khi Thông tư 09 lại quy định rất cụ thể như khi nào QLTT được vào kiểm tra, thực hiện những thủ tục gì, thời gian bao lâu, thông báo thế nào, kết luận ra sao… Kiểm soát viên thị trường đang được “chạy rất rộng, thích vào kiểm tra ở đâu cũng được”, thì đột nhiên bị bó buộc, nên không đồng tình.

Tuy nhiên, Thông tư này đã chứng minh được hiệu quả, đến 2016 thì những nội dung cốt lõi được đưa vào Pháp lệnh QLTT. Ông Dương chia sẻ: “Sau này tôi đã nhận được nhiều tâm sự của các anh em. Họ cho rằng, Thông tư 09 ra đời rất đúng vì nhờ có Thông tư mà sai sót của anh em ít đi. Chúng tôi luôn nhắc mình, phải cố gắng tạo hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động của toàn lực lượng”. Đó là kim chỉ nam để những người làm công tác pháp chế ở Tổng cục QLTT nhắc nhở nhau hàng ngày trong các công tác rà soát, sửa đổi các khung khổ pháp lý liên quan hoạt động của ngành.

Ông Dương và những người làm công tác pháp chế của ngành luôn nhắc nhau hình thành thói quen cẩn thận, tỉ mỉ trong xây dựng, sửa chữa, thiết kế những hành vi vi phạm khi tiến hành xử phạt, để tạo được hành lang an toàn nhất cho những người thực thi chính sách pháp luật.

Mảng chính mà Vụ Chính sách - Pháp chế được giao là xây dựng, rà soát các khung khổ pháp lý trong hoạt động thương mại, sản xuất hàng giả, các hoạt động kinh doanh xăng, dầu, khí và điện lực. Trong đó, có nhiều vấn đề mà đến tận thời điểm này vẫn chưa hết tranh cãi giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Nhưng ông luôn quán triệt quan điểm “xây dựng pháp luật dựa trên thực tế nhu cầu xã hội, đáp ứng điều kiện thực tế xã hội, phản ánh đúng lợi ích của của đối tượng trong xã hội” để thực thi công việc.

Một điều mà ông thấy may mắn khi tham gia công tác pháp chế ,chính là việc có cái nhìn từ nhu cầu thực tiễn cũng như khoảng thời gian giảng dạy đã được bổ sung nhiều tình huống pháp lý thực tế; nên ông đã đưa ra được nhiều góp ý, sửa chữa cho một số văn bản pháp luật. Ông Dương chia sẻ: “Khi những điều khoản ấy được cơ quan nhà nước tiếp thu, thay đổi theo hướng mình kiến nghị thì cảm thấy công việc của mình có ý nghĩa hơn và muốn gắn bó nhiều hơn với nghề”. Đó chính là một lý do khiến ông Dương tiếp tục cần mẫn, miệt mài với công việc tưởng khô khan; nhưng thực ra rất thú vị này.

Có khi xử phạt đúng mà vẫn thành… sai

Đó là một vụ việc xảy ra ở một tỉnh miền Trung, khi lực lượng QLTT xử phạt một DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) theo Điều 26 Nghị định 178/2013/NĐ-CP. Hành vi bị xử phạt là không cung cấp bản sao giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm (ATTP) cho người bán hàng hóa thực phẩm. Mức xử phạt không lớn (15 triệu đồng) nhưng do đây là một DN FDI, nên chuyện bị xử phạt VPHC với họ là rất nặng. DN này đã nhờ đến một đội ngũ luật sư tìm hiểu xem việc xử phạt đúng hay sai.

Sau khi tra cứu tìm hiểu, DN gửi đơn khiếu nại cho rằng, tất cả các quy định pháp luật về ATTP từ Luật ATTP cho đến Thông tư của Bộ NN&PTNT, Y tế và Công Thương đều không có điểm nào quy định người sản xuất ra thực phẩm phải cung cấp cho tất cả người bán, kể cả người bán lẻ bản sao giấy xác nhận phù hợp đó. Khi pháp luật về quản lý không quy định mà xử phạt là không đúng?

Ông Dương lại phải tiến hành rà soát lại các vấn đề liên quan và nhận thấy rằng, DN này đúng. Vấn đề sai chính là ở đơn vị chắp bút xây dựng Nghị định này đã “phiên nguyên xi” nội dung về công bố quy chuẩn hợp quy với hàng hóa nhóm 2 trong một thông tư về quy chuẩn kỹ thuật của Bộ KHCN vào một nghị định về xử phạt ATTP. Điều này dẫn đến việc xử phạt của QLTT từ đúng lại thành... sai.

Phải liên tục cập nhật kiến thức mới

Bộ phận pháp chế QLTT còn phải theo dõi, cập nhật sự thay đổi của các quy định quản lý nhà nước thường xuyên, chỉ 1 tuần không cập nhật các quy định mới sẽ lạc hậu ngay. Chỉ với quy định “Không treo biển “không bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi” cũng được đề cập ở 2 văn bản. Do đó, nếu người thực thi không cập nhật liên tục, mà cứ áp dụng luật theo thói quen thì sẽ bị “hớ” vì luật đã quy định sẽ xử phạt theo luật mới nhất nếu có nhiều luật quy định 1 hành vi”.

Đây vẫn chưa phải là khó khăn lớn nhất trong công tác pháp chế của QLTT. Xử phạt theo điều khoản mới nhất đã được luật hóa rõ ràng. Nhưng có những trường hợp luật chưa thể tính như trong cùng một điều khoản mà tên điều khoản và nội dung lại quy định khác nhau. “Chỉ khác nhau 2 chữ thôi cũng khiến chúng tôi lúng túng trong việc áp dụng quy định để xử phạt. Thậm chí, nhiều trường hợp, ý chí chủ quan của người chắp bút khi xây dựng, thiết kế các hành vi để xử phạt cũng khiến chúng tôi gặp rủi ro trong việc xử phạt VPHC”, ông Dương kể.

Đọc thêm

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.

Trường Đại học Luật Hà Nội sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
(PLVN) -Ngày 22/10,  Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156/QĐ-TTg ngày 30/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” và 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/BCSĐ ngày 26/4/2019 về lãnh đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật đến năm 2021, tầm nhìn đến năm 2030.

Tráng A Chu: Chàng trai người Mông đam mê làm du lịch, giúp bà con thoát nghèo

Tráng A Chu chàng trai dân tộc Mông đam mê làm du lịch
(PLVN) - Từng tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội, thế nhưng Tráng A Chu, chàng trai người dân tộc Mông không có ước mơ ở lại phố thị mà quyết tâm trở về với bản làng làm du lịch. Để rồi từ hai bàn tay trắng, anh đã đã biến vùng đất nghèo khó Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, trở nên đẹp đẽ, thơ mộng hơn, và trở thành điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An: Bài viết của Tổng Bí thư có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác tư pháp

Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An, Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An
(PLVN) - Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An, Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An khẳng định, bài viết "Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10 có ý nghĩa vô cùng quan trong đối với công tác tư pháp hiện nay.

Tổng cục trưởng Nguyễn Quang Thái: Bài viết của Tổng Bí thư ngắn gọn nhưng đặt ra những yêu cầu rất lớn

 Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp Nguyễn Quang Thái
(PLVN) - Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp Nguyễn Quang Thái cho biết, bài viết " Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10 rất ngắn gọn nhưng đặt ra những yêu cầu rất lớn, trong đó tinh thần thượng tôn pháp luật là xuyên suốt

PGS.TS Tào Thị Quyên: Bài viết của Tổng Bí thư nêu rõ nét đặc thù của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

PGS.TS Tào Thị Quyên, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(PLVN) - PGS.TS Tào Thị Quyên, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhận định: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước pháp quyền XHCN chính là cơ sở khách quan để phòng ngừa nguy cơ Nhà nước lạm dụng, tha hoá quyền lực, Nhà nước thực hiện đầy đủ các chức năng, quyền hạn của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ, phục vụ xã hội, phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn.

TS. Nguyễn Văn Cương: "Những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư có thể triển khai được ngay"

TS. Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp
(PLVN) - Đánh giá về bài viết " Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10, ông Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp nhận định: "Những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm có thể triển khai được ngay bằng hành động thường nhật của mỗi đảng viên, mỗi chi bộ!" 

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Bài viết của Tổng Bí thư khẳng định cam kết mạnh mẽ xây dựng tương lai tươi sáng, công bằng, bền vững cho tất cả

PGS.TS Bùi Hoài Sơn Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hộ
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” đã khẳng định, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cần kết hợp hài hòa giữa đức trị và pháp trị. Kết hợp đức trị và pháp trị không chỉ là yêu cầu quản lý, mà còn là cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước đối với Nhân dân, nhằm xây dựng tương lai tươi sáng, công bằng và phát triển bền vững cho tất cả, để đất nước thực hiện thành công khát vọng xây dựng một xã hội giàu mạnh, phồn vinh, văn minh và hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

TS Lê Trung Kiên: “Thời điểm vàng” cho Việt Nam “vươn mình” bước vào Kỷ nguyên mới

TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(PLVN) - Đây là nhận định của TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) trong cuộc trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam. Ông cho rằng đây chính là “thời điểm vàng” để Việt Nam bứt phá, tận dụng cơ hội và khẳng định mạnh mẽ vị thế trên trường quốc tế, khi đất nước đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới đầy triển vọng.

Nhận thức về tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.
(PLVN) - Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thực sự là luồng gió mới tạo ra sinh khí mới để thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân nhanh hơn, hiệu quả hơn.