Kỷ niệm 80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam

'Văn hóa soi đường cho quốc dân đi' - Nhìn từ Đề cương Văn hóa năm 1943

Hình minh họa: Hdll.vn
Hình minh họa: Hdll.vn
(PLVN) - Nhìn lại những chặng đường đã qua có thể thấy những tìm tòi, sáng tạo lý luận về văn hóa của Đảng gắn liền với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Các giá trị lý luận văn hóa thời kỳ đổi mới được nhận thức đầy đủ, được bổ sung, hoàn thiện một cách khoa học, cách mạng và nhân văn, nâng cao sức tỏa sáng để tiếp tục “soi đường cho quốc dân đi”...

Thấm nhuần và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào cách mạng việt Nam, song song với làm cách mạng chính trị giành chính quyền, đem lại độc lập cho đất nước, tự do cho nhân dân, thì kinh tế và văn hóa là những lĩnh vực Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm và có định hướng chỉ đạo thực hiện từ rất sớm. Trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội “trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Điều này cần được hiểu là ngay từ đầu phải đặt ra nhiệm vụ xây dựng con người có những phẩm chất cơ bản, tiêu biểu cho con người mới xã hội chủ nghĩa, làm gương, lôi cuốn xã hội. Người chỉ rõ đây là một quá trình lâu dài, phá bỏ bài trừ cái cũ cổ hủ lạc hậu, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, phải không ngừng hoàn thiện, nâng cao- chứ tuyệt đối không được nóng vội tả khuynh!

Và trên quan điểm chỉ đạo đó, Đảng ta đã có văn bản có tính cương lĩnh chỉ đạo về văn hóa từ rất sớm, đó chính là Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943 - “Cương lĩnh văn hóa” đầu tiên của Đảng. Trong đời sống của một xã hội, bên cạnh kinh tế thì văn hóa và chính trị đóng một vai trò hết sức quan trọng. Trong suốt chiều dài lịch sử, không khó để nhận ra rằng những tư tưởng và hoạt động văn hóa luôn song hành cùng mọi biến thiên của xã hội. Văn hóa đi trước để dọn đường, đi cùng để tập hợp để hiệu triệu và đi sau để hoàn tất các cuộc cách mạng xã hội.

Nhận thức được vai trò và ý nghĩa quan trọng của văn hóa đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, Đảng và Bác đã đặc biệt quan tâm phát huy vai trò của văn hóa; thể hiện rõ ở việc ngay sau hội nghị lịch sử họp bàn công tác chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền do Ban Thường vụ Trung ương Đảng tổ chức (từ ngày 25 đến ngày 28/2/1943); trước bộn bề các công việc cấp bách, Tổng Bí thư Trường Chinh vẫn bắt tay ngay vào việc soạn thảo Đề cương về Văn hóa Việt Nam. Điều đó không chỉ nói lên tầm quan trọng đặc biệt của văn hóa đối với chính trị, đối với xã hội mà nó còn khẳng định sự sáng suốt, tài tình của Đảng của Bác trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Bản Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 được trình bày trong 5 phần: Phần I: Đặt vấn đề; Phần II: Lịch sử và tính chất văn hóa Việt Nam; Phần III: Nguy cơ của văn hóa Việt Nam dưới ách phát xít Nhật, Pháp; Phần IV: Vấn đề cách mạng văn hóa Việt Nam; và phần cuối của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là: Nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hóa mác xít Đông Dương và nhất là của những nhà văn hóa mác xít Việt Nam.

Tuy ngắn gọn nhưng Đề cương đã trình bày một cách hệ thống các quan niệm, phạm trù, các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, phương châm, nguyên tắc của nền văn hóa dân tộc cần hướng đến. Đây vừa là kết quả của tư duy lý luận và tổng kết kinh nghiệm hoạt động lãnh đạo trên mặt trận văn hóa từ khi Đảng ta ra đời, vừa là đỉnh cao trí tuệ, là sự nhận thức sắc bén về tình hình, là những dự báo khoa học về mục tiêu, tính chất, nguyên tắc, nhiệm vụ của văn hóa; là sức mạnh tinh thần vĩ đại mà cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đang cần. Đề cương xác định nội hàm chủ yếu của văn hóa bao gồm: Tư tưởng, Học thuật và Nghệ thuật. Xác định văn hóa là một trong ba mặt trận (chính trị, kinh tế, văn hóa), nêu bật những quan điểm tư tưởng chỉ đạo cách mạng văn hóa ở Việt Nam.

Và chỉ một thời gian không dài sau khi giành được chính quyền, trong bộn bề nhiệm vụ cách mạng, giữa thù trong giặc ngoài, Đảng và Bác chỉ đạo tiến hành Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được khai mạc Ngày 24/11/1946.

Trong diễn văn khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra luận điểm: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Người chỉ rõ: Nhiệm vụ của văn hóa mới là phải lấy hạnh phúc của đồng bào, sự nghiệp đấu tranh của dân tộc làm nội dung phản ánh, đồng thời phải tiếp thu những kinh nghiệm của văn hóa xưa và nay để xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam với ba tính chất: dân tộc, khoa học, đại chúng. Người nêu rõ vị trí, ảnh hưởng của văn hóa nghệ thuật trong việc giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng con người Việt Nam yêu nước, độc lập, tự cường, tự chủ.

Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ra Nghị quyết về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Đây không chỉ là một văn kiện mang tính đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, mà còn thể hiện tư duy lý luận văn hóa một cách toàn diện và sâu sắc trong giai đoạn cách mạng mới.

Và vào dịp kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, ngày 24/11/2021 Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài phát biểu quan trọng với tiêu đề: “Ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tổng Bí thư nhấn mạnh quan điểm “văn hóa còn thì dân tộc còn”. Văn hóa làm nên hồn cốt của dân tộc nên mất văn hóa là mất dân tộc. Điều này được Tổng Bí thư khẳng định nhiều lần trong suốt bài phát biểu.

Đồng thời Tổng Bí thư khẳng định: “Đứng trước những thời cơ và thách thức mới, yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng nước ta là phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là "nền tảng tinh thần", "động lực phát triển", và "soi đường cho quốc dân đi"; phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI”.

Từ Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đến Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, nhìn lại những chặng đường đã qua để thấy những tìm tòi, sáng tạo lý luận về văn hóa của Đảng gắn liền với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Các giá trị lý luận văn hóa thời kỳ đổi mới được nhận thức đầy đủ, được bổ sung, hoàn thiện một cách khoa học, cách mạng và nhân văn, nâng cao sức tỏa sáng để tiếp tục “soi đường cho quốc dân đi”.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tạng, kêu gọi mọi người dân tình nguyện đăng ký hiến tạng

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tạng, kêu gọi mọi người dân tình nguyện đăng ký hiến tạng

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tạng và kêu gọi mọi người dân Việt Nam trưởng thành, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi, vùng miền hãy tình nguyện đăng ký hiến tạng trên tinh thần "Mở lòng nhân ái - Lan tỏa yêu thương - Thắp sáng niềm tin - Tiếp nối hy vọng - Gieo mầm sự sống" vì "cho đi là còn mãi", một người có thể cứu nhiều người.

Đọc thêm

Khắc sâu lời Bác dạy 'Thi đua là yêu nước'

Trung tâm 586 ra sức thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên các lĩnh vực công tác.
(PLVN) - Các phong trào thi đua quyết thắng tại Trung tâm 586, Bộ Tư lệnh 86, Bộ Quốc phòng - đơn vị tác chiến trên không gian mạng - đã trực tiếp góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức. Đội ngũ cán bộ, nhân viên có bản lĩnh vững vàng, quyết tâm cao, sẵn sàng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) -  Sáng 18/5, Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn (Hà Nội).

Đồng chí Tô Lâm, đồng chí Trần Thanh Mẫn được giới thiệu để bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Đồng chí Tô Lâm, đồng chí Trần Thanh Mẫn được giới thiệu để bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội
Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội...

Dâng hương tri ân công đức Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Campuchia

Dâng hương tri ân công đức Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Campuchia
(PLVN) - Ngày 17/5, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam ở Vương quốc Campuchia, Đảng bộ tại Campuchia trang trọng tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào công nhân và phong trào cộng sản quốc tế, danh nhân văn hoá của thế giới.

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 18/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ
(PLVN) - Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 2024), sáng 18/5, Đoàn đại biểu Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ tại Ðài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ (đường Bắc Sơn - Hà Nội).

Sự giản dị của Hồ Chí Minh là tột cùng của sự sâu sắc và vĩ đại

Bác Hồ đến dự Hội nghị cán bộ Công đoàn cơ sở toàn miền Bắc 13.8.1962. (ẢnhTư liệu: TTXVN)
(PLVN) - Dành cả cuộc đời nghiên cứu, tìm hiểu về Bác Hồ, GS.TS Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương nhận định, sự giản dị, tinh tế chỉ có được bởi trí tuệ và tâm hồn vĩ đại mênh mông của Bác. Sự giản dị là tột cùng của sự sâu sắc và vĩ đại - đó cũng là bản lĩnh Hồ Chí Minh.

Ấn tượng kết quả Thi đua Quyết thắng toàn quân

Các điển hình của Sư đoàn 5, QK7 được tuyên dương, khen thưởng. (Ảnh trong bài: Hoàng Thành)
(PLVN) - Thực hiện phong trào Thi đua Quyết thắng (TĐQT) giai đoạn 2019 - 2024, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã phát động nhiều phong trào thi đua tập trung giáo dục, quản lý, huấn luyện bộ đội nâng cao bản lĩnh, kiến thức, trình độ, thuần thục kỹ, chiến thuật, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”.

Sớm đưa các đạo luật về an ninh trật tự đi vào cuộc sống

Thiếu tướng Trần Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục Truyền thông Công an nhân dân mong các đạo luật sớm đi vào cuộc sống. (Ảnh: T.Kiên)
(PLVN) - Ngày 17/5, Bộ Công an tổ chức cuộc tọa đàm, trao đổi giữa phóng viên các cơ quan báo chí trong và ngoài Công an nhân dân với lãnh đạo các đơn vị chủ trì soạn thảo các dự án luật do Bộ chủ trì soạn thảo, trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 7 cùng một số đại biểu Quốc hội, chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng pháp luật.

Nâng cao hiệu quả kiểm soát an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa diễn ra, đề cập đến hạn chế, bất cập trong công tác bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, một số ý kiến cho rằng cần tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
(PLVN) - Chiều tối ngày 16/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.