Gương sáng Pháp luật

Trưởng phòng Tư pháp Vy Hoàng Hà và hành trình “chắp bút” cho “Tổ công tác 827” mang pháp luật đến từng lối mòn bản làng

(PLVN) -  Không nổi bật giữa ánh đèn thành phố, ông Vy Hoàng Hà,Trưởng phòng Tư pháp huyện Quỳ Hợp – lại chọn con đường chông chênh giữa núi rừng để thực thi pháp luật. Từ một sinh viên người đồng bào dân tộc Thái vượt nghèo, vào giảng đường đại học, đến người “chắp bút” sáng lập Tổ công tác 827, ông Hà không chỉ mang luật pháp đến từng lối mòn bản làng, mà còn khéo léo gieo vào lòng người niềm tin vào công lý và sự tử tế. Một hành trình nhiều bùn đất, đẫm mồ hôi, nhưng sáng lên bởi chữ tâm và chữ tình.

Từ lớp học tranh tre đến hành trình làm cán bộ tư pháp

Sinh ra trong một gia đình đồng bào người Thái tại huyện miền núi tỉnh Nghệ An, với tinh thần ham học và mong muốn vượt ra khỏi luỹ tre làng, Vy Hoàng Hà (SN 1978) đã thi đỗ đại học Luật Hà Nội.

Tốt nghiệp, Hà được tỉnh thu hút về làm việc tại thanh tra huyện Quỳ Hợp hơn 2 năm, sau đó được điều động về làm chuyên viên văn phòng UBND huyện. Đến 2008, anh Hà được bổ nhiệm làm Phó chánh văn phòng UBND huyện, năm 2016 là quyền Chánh Văn phòng UBND huyện.

Sau gần 10 năm làm công tác văn phòng, năm 2018 anh Vi Hoàng Hà được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Tư pháp huyện Quỳ Hợp đúng với chuyên ngành Luật của mình được học.

Cũng với kinh nghiệm 10 năm làm công tác văn phòng, anh Hà đã được tiếp xúc và làm việc với nhiều bà con cũng đúc rút ra được nhiều kinh nghiệm. Với lợi thế là người đồng bào Thái nên có thể hiểu về tiếng nói, hiểu phong tục tập quán chính vì thế anh có điều kiện gần gũi bà con hơn để hiểu được những tâm tư, những suy nghĩ của đồng bào.

Đó cũng cũng chính là một trong những lợi thế của ông trong công việc, khiến cho bà con tín nhiệm cao hơn vai trò của cán bộ huyện nói chung và cán bộ tư pháp nói riêng.

Những "đồ nghề" luôn sẵn sàng mỗi khi "Tổ công tác" đi giải quyết các vụ việc (ảnh Ngô Toàn)
Những "đồ nghề" luôn sẵn sàng mỗi khi "Tổ công tác" đi giải quyết các vụ việc (ảnh Ngô Toàn)

Vì những nỗ lực của mình, ông Vy Hoàng Hà được tín nhiệm bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ huyện Quỳ Hợp (nhiệm kỳ 2020 -2025).

Trước khi Đại hội Đảng bộ huyện Quỳ Hợp ông đã chắp bút tham mưu cho Ban thường vụ Huyện uỷ ra Nghị quyết 01 về phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn. Với những đề xuất trong trong mưu đã thuyết phục được Ban thường vụ đồng ý và nhất trí cao về việc phối hợp trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật với Hội phụ nữ huyện và các ngành trên địa bàn huyện rất hiệu quả.

Quá trình công tác trong ngành tư pháp, rất bận rộn nhưng ông không ngừng học tập để bồi dưỡng thêm kiến thức pháp luật cũng như nhiều chương trình đào tạo để có đủ kiến thức phục vụ cho công việc.

Mang những trăn trở “chấp bút” cho sáng kiến thành lập “Tổ 827”

Từ những khi còn làm cán bộ văn phòng UBND huyện, ông Hà đã có những trăn trở trong việc giải quyết các vụ việc tranh chấp đất rừng sản xuất, một trong những đặc thù của địa bàn Quỳ Hợp.

Với đặc thù là nơi sinh sống của đông đảo là đồng bào dân tộc thiểu số Thái, Thổ, Thanh… nơi có nhiều nông trường, lâm trường và khu bảo tồn thiên nhiên cùng đóng trên địa bàn thì tranh chấp đất rừng là điều xảy ra nhiều.

Trong đó nổi lên là trường hợp rất nhiều vụ án toà đã tuyên, nhưng không thể thi hành do liên quan đến cây trồng trên rừng từ năm này qua năm khác dai dẳng. “Khi tranh chấp thì cây mới trồng, khi toà tuyên thì cây đã lớn, khi thi hành án thì cây chưa thu hoạch, thu hoạch xong người dân lại tiếp tục trồng trên đất tranh chấp khiến nhiều vụ việc kéo dài hàng chục năm không thể thi hành được. Không phải một hai vụ việc mà ở địa bàn có hàng trăm vụ việc đều liên quan đến tranh chấp ranh giới đất trồng rừng nên việc giải quyết gặp rất nhiều khó khăn”, ông Hà chia sẻ.

Tổ công tác vào thực địa nơi tranh chấp đất đai là sâu trong rừng để giải quyết có khi về nhà đã gần nửa đêm (ảnh Phan Giang)

Tổ công tác vào thực địa nơi tranh chấp đất đai là sâu trong rừng để giải quyết có khi về nhà đã gần nửa đêm (ảnh Phan Giang)

Từ những tâm tư trên, trong một lần UBND huyện chủ trì do Phó chủ tịch huyện và phòng Tư pháp phối hợp với TAND, THADS, Viện KSND huyện tiến hành vào giải quyết một vụ tranh chấp trong một vụ việc đã được toà tuyên tại xã Châu Thành.

Bản án tuyên bà Lộc Thị Hớn thắng kiện trong vụ án tranh chấp giữa bà và em trai có diện tích trồng rừng chồng lấn lên nhau. Tuy nhiên, sau 5 - 6 năm vẫn không thể tiến hành thi hành bản án trả đất cho bà Hớn do em trai đang trồng cây trên đó.

Tại đây, đoàn trao đổi với gia đình và các bên liên quan, không giải quyết theo bản án nữa mà tiến hành hoà giải và các bên đồng ý. Sau khi tận tình giải thích cho hai hộ trên mặt tình cảm, tình làng nghĩa xóm và những quy định của pháp luật.

Được giải thích thấu tình đạt lý, hai bên nhất trí ký vào biên bản thoả thuận với phương án: đất trồng lấn đến đâu thì cấp bìa tới đó, người còn lại sẽ phải bù lại một số tiền nhất định theo giá thoả thuận số diện tích chồng lấn lên đất người khác.

Hai chị em bà Hớn cũng vui vẻ bắt tay nhau, huyện còn giao cho xã và các phòng ban chuyên môn làm các thủ tục cấp sổ đỏ cho hai gia đình trong vòng một tháng khiến ai nấy cũng rất vui vẻ và mãn nguyện.

Từ vụ việc này, ông Hà đã nảy ra ý tưởng vô cùng quan trọng là: “Tại sao không xây dựng một quy chế phối hợp với các ngành như TAND, Viện KSND, thanh tra huyện, UBND các xã để giải quyết các vụ tranh chấp như này thì dễ hơn”.

Từ đó, ông Hà đã chấp bút xây dựng quy chế phối hợp, lấy TAND huyện làm trung tâm. Đó là Quy chế 01/QC-PH ngày 13/1/2021 về việc Phối hợp giữa TAND huyện Quỳ hợp với UBND các xã, thị trấn; và Quy chế số 25/QC-PH ngày 23/5/2022, trong việc Phối hợp trong công tác xử lý, giải quyết các đơn thư, tranh chấp, vụ việc phát sinh trên địa bàn giữa UBND huyện, TAND, và VKSND huyện Quỳ Hợp.

Ngay sau đó, UBND huyện Quỳ Hợp đã có Quyết định số 827 ngày 23/5/2022 về việc Thành lập Tổ công tác liên ngành xử lý, giải quyết các đơn thư, tranh chấp, vụ việc phát sinh trên địa bàn (gọi tắt là Tổ công tác 827).

Sau những buổi hoà giải hợp tình hợp lý các bên tranh chấp đều vui vẻ (ảnh Phan Giang)

Sau những buổi hoà giải hợp tình hợp lý các bên tranh chấp đều vui vẻ (ảnh Phan Giang)

Ông Hà cho biết, đây là Tổ công tác “đặc biệt” ở chỗ là trực tiếp do Phó chủ tịch UBND huyện chủ trì, Chánh án TAND huyện, Viện trưởng VKSND huyện cùng trưởng các phòng, ban ngành, chính quyền địa phương cùng vào cuộc.

“Sau thành công của những vụ việc được giải quyết, tôi thấy cần thiết sự có mặt của các tổ chức hội, quần chúng trong khi tổ công tác đến địa phương. Đây vừa là chứng kiến sự làm việc khách quan, vừa là một lần tuyên truyền, giáo dục pháp luật để cán bộ xã, người dân hiểu thêm. Khi có những vụ việc tương tự họ có thể tham khảo và tự giải quyết được, nhất là đối với cán bộ xã”, ông Vy Hoàng Hà tâm sự.

Từ đó, không chỉ những vụ việc đã có bản án của toà mà những vụ việc tranh chấp trên địa bàn đều được đưa ra để giải quyết. Một điều mà người dân rất đồng tình cao là sau khi ký biên bản thống nhất giải quyết các vụ việc, trong đó các vụ việc tranh chấp đất đai thì sau đó được thủ tục để cấp sổ đỏ nhanh trong vòng 1 đến 2 tháng.

Cắm mốc khi đứng bóng, rời bản gần nửa đêm

Kể về những chuyến giải quyết các vụ việc của Tổ công tác, ông Hà vào sau chiếc tủ sắt lấy ra cho tôi xem “bộ đồ nghề” đó là một đôi giày để trèo đồi, một đôi dép quai hậu để lội suối, một đôi ủng để đi bùn lầy. “Những thứ này để sẵn trên xe mỗi khi “Tổ công tác” lên đường là xách theo luôn để dùng đối với tuỳ từng địa hình mỗi xã khác nhau”, ông Hà cười nói.

Nhiều vụ tranh chấp được giải quyết vẫn giữ được tình làng nghĩa xóm (ảnh Phan Giang)

Nhiều vụ tranh chấp được giải quyết vẫn giữ được tình làng nghĩa xóm (ảnh Phan Giang)

Ông Hà cho biết, mỗi vụ việc trước khi Tổ công tác 827 đi giải quyết thì ông phải đọc kỹ các tài liệu, thu thập nhiều thông tin, nắm rõ từng đối tượng cũng như phong tục tập quán, đưa ra nhiều phương án giải quyết khác nhau sao để dẫn dắt người dân có thể đồng tình và giải quyết dứt điểm.

“Có những vụ việc tranh chấp đất rừng Tổ công tác đã tuyên truyền và vận động để hai bên thống nhất nhưng mãi đến gần 12 trưa mới thống nhất được. Sau khi ký biên bản các bên, Phó chủ tịch UBND huyện là ông Quán Vi Giang đã cùng các cán bộ ra chỉ đạo đóng cọc thực địa để cắm mốc”, ông Hà kể lại.

Ông còn nhớ có vụ việc tranh chấp tại xã Hạ Sơn, tại hội trường giải thích thuyết phục hai bên mãi đến gần tối nhưng chưa thành.

Lúc này, Phó chủ tịch UBND huyện Quán Vi Giang đã thống nhất với anh em giải quyết cho dứt điểm mới ra ăn tối.

Sau đó, Tổ công tác về tận nhà nơi hai hộ tranh chấp tiếp tục giải thích và tuyên truyền cho hai bên, đến gần 21h tối mới thống nhất được phương án.

Hai bên làm biên bản, các ban ngành ký thống nhất được, khi ra khỏi bản làng thì cũng đã gần nửa đêm.

Nhiều thành phần được mời trong các buổi giải quyết tranh chấp trở thành một buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật rất có hiệu quả (ảnh Phan Giang)

Nhiều thành phần được mời trong các buổi giải quyết tranh chấp trở thành một buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật rất có hiệu quả (ảnh Phan Giang)

Ông Vy Hoàng Hà chia sẻ, khó khăn nhất trong việc giải quyết tranh chấp đất rừng là phải vào thực địa để tiến hành cắm mốc. Mà địa bàn rừng núi rất khó khăn trong giao thông, có những địa điểm tranh chấp Tổ công tác 827 phải đi bộ cả tiếng đồng hồ mới đến được nơi để giải quyết.

Có những chuyến khi đi vào rừng bằng xe máy đã mất 3-4 tiếng lúc trời nắng, giải quyết xong vụ việc là trời đã tối lại còn mưa khiến cả đoàn công tác đi bộ trong bùn lầy và có chút lo sợ khi gặp thiên tai.

Ông Đào Văn Đạt – Chánh án TAND huyện Quỳ Hợp chia sẻ, ông rất tâm huyết với Quy chế phối hợp và Tổ công tác 827.

Tổ 827 do Phó chủ tịch huyện làm tổ trưởng, cùng với Toàn án, Viện KSND cùng trưởng, phó các ban ngành đứng ra giải quyết nên có những hiệu quả rõ rệt khi có nhiều việc cần quyết hoặc có những chỉ đạo mà người dân ấm lòng.

Giảm áp lực cho huyện và xã, công tác tiếp dân cũng giảm rất lớn, tiết kiệm thời gian cho Nhân dân và cơ quan Nhà nước. Tổ công tác được cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, nâng cao nhận thức người dân và cán bộ của cấp cơ sở.

Ông Đạt nói vui : “Tổ công tác trở thành một “xu hướng”, người dân dần dần không ra toà nộp đơn khởi kiện nữa mà chỉ làm đơn giải quyết tranh chấp để Tổ công tác giải quyết vừa nhanh vừa tiết kiệm tiền án phí”.

Ông Vy Hoàng Hà chia sẻ thêm, lúc đầu Tổ công tác 827 thiên về giải quyết vụ việc, nhưng sau này mới biết được là việc giải quyết tranh chấp giữa các hộ dân là một phần rất nhỏ, vì quá trình làm việc tại các địa bàn thì mỗi cán bộ, mỗi người dân có một lượng kiến thức nhất định.

Tại đây, cũng là dịp để bổ sung thêm kiến thức pháp luật cho người dân, cho cán bộ xã trở thành một cuộc phổ biến giáo dục pháp luật cho rất nhiều người dân mà lại hiệu quả cao.

Từ đó ông đã tham mưu cho huyện mời rộng thêm các đối tượng tại địa phương như Hội thanh niên, Hội Phụ nữ, già làng trưởng bản… để họ có cơ hội được tiếp cận thêm nhiều kiến thức pháp luật, trở thành một mô hình phổ biến giáo dục pháp luật thu nhỏ đặc thù.

Có những khi giải quyết xong tranh chấp là trời đã đứng bóng

Có những khi giải quyết xong tranh chấp là trời đã đứng bóng

Ông Quán Vi Giang – Phó chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp chia sẻ, Tổ công tác 827 được thành lập là một việc hết sức có ý nghĩa trong việc giải quyết các vụ việc. Việc duy trì được tổ công tác và hoạt động hiệu quả trong nhiều năm qua là một trong những thành công đáng nói.

Trong đó, cái được nhiều trong hoạt động này là giữ được tình làm nghĩa xóm trong mỗi tranh chấp chứ không phải cứ đưa nhau ra toà để cạn nghĩa cạn tình. Sau mỗi lần xử lý xong một vụ việc, hai gia đình trong làng, trong xã vẫn vui vẻ bắt tay nhau dù trước đó sẵn sàng lao vào nhau để “dùng tay chân”, thậm chí còn mời đoàn ở lại ăn cơm để thắt chặt tình cảm…

Sau thành công của Tổ 827, một số địa phương đã đến học tập để triển khai nhưng đến nay vẫn chưa có địa phương nào nhân rộng thêm. Theo thống kê chưa đầy đủ của phòng tư pháp huyện Quỳ Hợp, từ năm 2021 đến nay, từ khi có Quy chế phối hợp và Tổ công tác 827 ra đời đến nay có khoảng 450 đến 500 vụ việc tranh chấp ở các xã đã được giải quyết xong.

Gần 30 năm gắn bó với quê hương, ông Vy Hoàng Hà không chỉ là cán bộ tư pháp tận tụy, mà còn là người gieo mầm hiểu biết pháp luật nơi bản làng xa xôi. Những sáng kiến mà ông “chắp bút”, như Tổ công tác 827, không chỉ giải quyết dứt điểm những vụ việc tồn đọng hàng chục năm mà còn mở ra một cách làm pháp luật gần dân, hợp tình, hợp lý. Trong mỗi vụ hòa giải thành công, đó không chỉ hoàn thành một nhiệm vụ mà còn lan tỏa một giá trị – giá trị của sự lắng nghe, thấu hiểu và đặt lợi ích người dân lên trên hết.

Đọc thêm

Bám sát Nghị quyết số 197, đảm bảo tính khả thi của các cơ chế, chính sách đặc biệt

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Đây là tinh thần được Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú nêu rõ khi chủ trì cuộc họp Tổ soạn thảo dự thảo Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197), sáng 18/6.

Người “gác cổng” các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang Kỳ 2: Bứt phá chuyển đổi số trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Giám đốc Sở Tư pháp Tuyên Quang Nguyễn Thị Thược trao giải thưởng Cuộc thi trực tuyến ''Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính'' (Ảnh: Sở Tư pháp Tuyên Quang )
(PLVN) - Với 22 dân tộc cùng sinh sống, Tuyên Quang còn nhiều khó khăn, cơ cấu kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp với quy mô nhỏ, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao. Để mang luật tới những bản làng xa xôi, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được Sở Tư pháp Tuyên Quang quan tâm có trọng tâm, trọng điểm, cách thức tuyên truyền PBGDPL có những cách làm hay, sáng tạo, việc áp dụng khoa học công nghệ (KHCN) và chuyển đổi số (CĐS) là điểm nhấn quan trọng.

Người “gác cổng” các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Hoàng Việt Phương trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho tập thể Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh: Sở Tư pháp Tuyên Quang)
(PLVN) -  Bám sát các nhiệm vụ chính trị của ngành, của tỉnh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, tích cực, chủ động khắc phục khó khăn, những năm qua, Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), dẫn đầu về chỉ số cải cách hành chính (CCHC)…

Cần bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật

Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ quan tâm trong tổ chức, giao việc, bố trí công chức theo hướng bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật. Điều này còn rất cần thiết nhằm giúp hạn chế, ngăn ngừa lợi ích cục bộ trong đề xuất chính chính sách và soạn thảo luật.

Tản mạn với nghề thi hành án dân sự - Nhìn từ một vụ việc cưỡng chế!

Một buổi tiến hành cưỡng chế ở Quảng Ngãi ( Hình minh họa)
(PLVN) -  Đến với nghề thi hành án dân sự một cách rất tình cờ, qua gần 20 năm gắn bó với ngành, từ ngạch công chức chuyên viên pháp lý ban đầu đến ngạch thẩm tra viên, thẩm tra viên chính và bây giờ là Chấp hành viên trung cấp, bản thân tôi đã vượt qua không biết bao nhiêu gian truân, vất vả. Nhưng trên hết đó là tình yêu với công việc mình lựa chọn.

Xây dựng và lan tỏa văn hóa tuân thủ pháp luật trong toàn xã hội

Toàn cảnh Hội thảo.
(PLVN) -Ngày 17/6, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội thảo xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật theo yêu cầu của Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Đảng bộ Sở Tư pháp Khánh Hòa bước vào nhiệm kỳ mới với khí thế đổi mới và hội nhập

Toàn thể đại biểu trang nghiêm thực hiện nghi thức chào cờ, mở đầu Đại hội.
(PLVN) -  Ngày 17/6, Đảng bộ Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa long trọng tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành Tư pháp tỉnh trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chuyển đổi số toàn diện và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Đảng bộ Tổng cục Thi hành án dân sự: Lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành thắng lợi cơ bản các chỉ tiêu, nhiệm vụ

Thứ trưởng Mai Lương Khôi trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác THADS. (Ảnh: Cẩm Tú)
(PLVN) - Hôm nay (18/6), Đảng bộ Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030 nhằm đánh giá kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ đã qua, đề ra phương hướng, mục tiêu, giải pháp cho nhiệm kỳ mới. Đại hội cũng sẽ tiến hành bầu Ban Chấp hành khóa mới để gánh vác những trọng trách, lãnh đạo công tác THADS trong giai đoạn mới.

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: "Các Nghị định phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền chỉ có hiệu lực pháp luật đến ngày 01/03/2027"

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành đồng thời 28 Nghị định về phân quyền, phân cấp; phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương 2 cấp sau một quá trình rà soát khối lượng nhiệm vụ, quyền hạn khổng lồ của các bộ, ngành và chính quyền các cấp. Do thời gian gấp và yêu cầu phân cấp, phân quyền triệt để nên có ý kiến còn băn khoăn có thể có nhiệm vụ, quyền hạn chưa rõ ràng, chưa thật sự hợp lý về thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng các nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền, để hiểu rõ hơn về nội dung này.

Vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2: Thông tin về việc tổ chức thi hành bản án liên quan đến 43.108 người

Bà Trương Mỹ Lan tại toà.
(PLVN) - Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP. Hồ Chí Minh thông tin chính thức đến người được thi hành án việc tổ chức thi hành Bản án phúc thẩm số 259/2025/HS-PT ngày 21/4/2025 của Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh, liên quan đến 43.108 người trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2.

Chi bộ Vụ Pháp luật quốc tế: Phát huy tốt hơn nữa tinh thần trách nhiệm của từng đảng viên

Ông Nguyễn Khánh Ngọc tặng hoa chúc mừng Chi ủy Vụ Pháp luật quốc tế nhiệm kỳ 2025 – 2027.
(PLVN) -Ngày 17/6, Chi bộ Vụ Pháp luật quốc tế tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2027. Tham dự Đại Hội có Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh; đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam, nguyên Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp…

Tiếp tục đột phá thể chế, đổi mới tư duy làm chính sách

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Đây là ý kiến được đại biểu Quốc hội đưa ra tại phiên họp sáng 17/6, thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025; việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại một số địa phương sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và một số nội dung khác.

​Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu về Bộ, ngành Tư pháp": Sân chơi pháp lý thu hút đông đảo người dân

​Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu về Bộ, ngành Tư pháp": Sân chơi pháp lý thu hút đông đảo người dân
(PLVN) - Nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2025) và hướng tới Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, Bộ Tư pháp đã phát động cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu về Bộ, ngành Tư pháp" trên phạm vi toàn quốc. Ngay sau thời điểm phát động, Cuộc thi đã tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt.

Phân quyền, phân cấp giữa Trung ương với chính quyền địa phương một cách đồng bộ, thống nhất

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà giải trình tiếp thu dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Luật Tổ chức chính quyền địa phương (CQĐP) sửa đổi được Quốc hội thông qua sáng 16/6 tại Kỳ họp thứ 9 và được công bố vào chiều 16/6, cùng với Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc vận hành mô hình CQĐP 2 cấp từ ngày 1/7/2025. Luật đã quy định nhiều nội dung đáng chú ý về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp giữa Trung ương với CQĐP, giữa CQĐP cấp tỉnh với CQĐP cấp xã.