Gương sáng Pháp luật

Trang trọng vinh danh Gương sáng Pháp luật Lê Thị Tuyết Mai

Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam Vũ Hoài Nam trao cúp của Chương trình Gương sáng Pháp luật cho Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai.
Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam Vũ Hoài Nam trao cúp của Chương trình Gương sáng Pháp luật cho Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai.
(PLVN) - Sáng 8/4, tại trụ sở Báo Pháp luật Việt Nam, TS Vũ Hoài Nam, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã thay mặt Ban Tổ chức Chương trình bình chọn, tôn vinh Gương sáng Pháp luật năm 2023 trang trọng trao Giấy chứng nhận Gương sáng Pháp luật cho TS, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai – nguyên Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Thụy Sỹ.

>>> GƯƠNG SÁNG PHÁP LUẬT

Dự buổi lễ, về phía Báo Pháp luật Việt Nam có các Phó Tổng Biên tập: Trần Ngọc Hà, Vũ Hồng Thúy cùng đại diện một số phòng, ban.

Về phía Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao, có bà Lê Đức Hạnh, Vụ trưởng; các Phó Vụ trưởng: Trần Lê Phương, Nguyễn Tường Vân, Nguyễn Hữu Phú; cùng đại diện một số đơn vị của Vụ.

TS, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai là một trong 50 Gương sáng Pháp luật được bình chọn trong Chương trình bình chọn, tôn vinh Gương sáng pháp luật năm 2023 theo Đề án của Báo Pháp luật Việt Nam đã được Bộ Tư pháp phê duyệt.

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Ban Tổ chức chương trình Gương sáng Pháp luật và Ban Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Tổng Biên tập Vũ Hoài Nam điểm lại kết quả của Chương trình bình chọn, tôn vinh Gương sáng pháp luật năm 2023; khẳng định Chương trình đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các Ban, bộ, ngành, địa phương và bạn đọc khắp mọi miền Tổ quốc.

Tổng cộng đã gần 200 nhân vật tiêu biểu đã có những đóng góp tích cực trong công tác xây dựng, tổ chức và thi hành pháp luật được lựa chọn và đăng tải trên các ấn phẩm của Báo Pháp luật Việt Nam.

Từ đó, Hội đồng bình chọn đã làm việc hết sức khách quan để chọn lựa được 50 gương mặt xuất sắc nhất để vinh danh nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11.

Trong số đó, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai là một trong những gương mặt xứng đáng đã được Ban Tổ chức tín nhiệm bỏ phiếu bình chọn, tôn vinh với số phiếu rất cao.

Cảm ơn Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai vì những đóng góp của bà cho công tác ngoại giao và luật pháp quốc tế của đất nước cũng như việc đã đồng hành cùng Báo Pháp luật Việt Nam trong nhiều năm qua, Tổng Biên tập Vũ Hoài Nam chúc mừng Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai có nhiều sức khỏe để tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa cho đất nước dù trên cương vị nào.

Tại buổi lễ, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam Vũ Hoài Nam đã trân trọng trao hoa, cúp, Giấy chứng nhận, ruy băng của Chương trình cho Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai.

Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam Vũ Hoài Nam tặng hoa cho Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai.

Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam Vũ Hoài Nam tặng hoa cho Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai.

Phát biểu đáp từ, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai xúc động cảm ơn Ban Tổ chức Chương trình và Báo Pháp luật Việt Nam đã dành sự tin tưởng đối với cá nhân Đại sứ, trao cho bà danh hiệu Gương sáng Pháp luật năm 2023.

Đây là vinh dự lớn đối với không chỉ cá nhân Đại sứ mà còn là vinh dự của tập thể cán bộ làm công tác luật pháp quốc tế của Bộ Ngoại giao, đặc biệt là Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao - nơi Đại sứ từng có nhiều năm gắn bó.

Đây cũng là động lực để bà tiếp tục nhiệm vụ của mình với tính chất là một người làm luật, hoạt động cả ở trong nước và quốc tế.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai khẳng định, công tác luật pháp quốc tế gắn với vấn đề trong nước, gắn với bảo vệ chủ quyền đất nước, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp. Đây là một phần công việc quan trọng của mỗi cán bộ ngoại giao.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai.

Đại sứ cảm ơn Báo Pháp luật Việt Nam đã kết nối, đưa được câu chuyện của những cán bộ ngoại giao – “những chiến sỹ thầm lặng” ở cả trong và ngoài nước để bạn đọc hiểu hơn được về công việc của họ; mong muốn Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục có thêm những bài viết để tuyên truyền, truyền tải những điểm mới trong câu chuyện pháp lý quốc tế, pháp luật trong nước, phục vụ cho công tác đối ngoại, gắn kết chặt chẽ công tác pháp lý quốc tế và pháp luật trong nước, vì mục tiêu chung của Đảng, Nhà nước.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Lê Đức Hạnh - Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao cảm ơn Báo Pháp luật Việt Nam đã quan tâm, vinh danh một cán bộ luật pháp quốc tế - một ngành tương đối đặc biệt trong luật pháp nói chung.

Đây là sự khuyến khích, động viên rất lớn đối với các cán bộ của Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao, thu hút sự quan tâm nhất định của quốc tế, giới ngoại giao, các bộ, ngành, doanh nghiệp.

Bà Lê Đức Hạnh -Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao phát biểu.

Bà Lê Đức Hạnh -Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao phát biểu.

Thời gian tới, Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao cũng mong muốn Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục có những hoạt động tuyên truyền, quảng bá về luật pháp quốc tế, về những thành tựu và đóng góp của Việt Nam; qua đó khẳng định thêm về những bước tiến nhanh chóng của Việt Nam trong lĩnh vực pháp luật quốc tế.

Tại Lễ vinh danh diễn ra năm 2023, do lịch công tác nên Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai đã không thể tham gia. Do đó, Ban Tổ chức tiến hành trao Giấy chứng nhận cho Đại sứ ngay khi bà bố trí được công việc.

Là người có kiến thức rộng và kinh nghiệm thực tiễn về luật quốc tế, ngoại giao và công tác pháp chế, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai đã đóng góp tích cực cho công tác tư vấn các vấn đề pháp lý quốc tế trong quan hệ đối ngoại, công tác xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật trong nước, pháp chế ngành Ngoại giao, hoạch định chính sách, đàm phán, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế song phương và đa phương, giải quyết khiếu nại và tranh chấp quốc tế liên quan đến Nhà nước, Chính phủ, tổ chức và cá nhân của Việt Nam.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai từng là Trưởng đoàn đàm phán, đại diện Việt Nam tham dự nhiều Hội nghị quốc tế về các vấn đề pháp lý, tham gia đàm phán về nhiều điều ước quốc tế, đặc biệt là các hiệp định biên giới với các nước láng giềng của Việt Nam.

Bà cũng đã tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Hội đồng thẩm định nhiều dự án luật như Luật Quốc phòng, Luật An ninh mạng, Luật Điều ước quốc tế, Luật Thỏa thuận quốc tế, Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Không chỉ là người tham mưu và trực tiếp tổ chức vận dụng luật quốc tế và tổ chức thực thi pháp luật trong nước trong lĩnh vực ngoại giao, bà đồng thời là nhà nghiên cứu, giảng dạy và phổ biến luật quốc tế, pháp luật trong nước.

Bà Lê Thị Tuyết Mai được Chủ tịch nước phong hàm Đại sứ bậc I năm 2019 (còn gọi là hàm Đại sứ suốt đời). Bà đã đảm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Na Uy (2013-2016). Từ ngày 8/2/2020 đến đầu năm 2024, bà đảm nhiệm cương vị Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Thụy Sỹ (gọi tắt là Phái đoàn Việt Nam tại Geneva).

Một số hình ảnh tại buổi lễ:

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.