Gương sáng Pháp luật

Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam Choi Joo Ho: Cầu nối tăng cường mối quan hệ kinh tế tỷ USD

Nhà máy SEV sản xuất thiết bị di động tại Bắc Ninh.
Nhà máy SEV sản xuất thiết bị di động tại Bắc Ninh.
(PLVN) - Trong công văn phản hồi chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật”, Sở Tư pháp Bắc Ninh có đề cử một nhân vật đặc biệt trong tuân thủ thực hiện các quy định luật pháp Việt Nam: Ông Choi Joo Ho, TGĐ Tổ hợp Samsung Việt Nam. Trong sự phát triển của Việt Nam hiện nay, để vị thế và uy tín quốc tế ngày càng được củng cố và nâng cao, yếu tố dòng vốn FDI cũng góp phần đáng kể. Ông Choi Joo Ho được đánh giá là đã có những nỗ lực vun đắp mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên.

Samsung Vietnam và những bước phát triển

Có mặt tại Việt Nam từ 1995, nhưng kế hoạch đại đầu tư của Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) tại Việt Nam được ghi dấu mốc từ thời điểm cấp phép đầu tư nhà máy sản xuất điện thoại di động Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tại Bắc Ninh ngày 25/3/2008, chính thức đi vào hoạt động tháng 4/2009.

Sau 13 năm, khởi đầu với mức đầu tư 670 triệu USD cho SEV, tổng vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam hiện tăng gấp 26 lần, lên tới trên 17,5 tỷ USD.

Đến thời điểm hiện tại, Tổ hợp Samsung Việt Nam có 6 nhà máy, 1 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D), 1 pháp nhân bán hàng. Trong đó SEV là nhà máy sản xuất thiết bị di động đặt tại KCN Yên Phong 1, Bắc Ninh; Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) là nhà máy sản xuất thiết bị di động đặt tại KCN Yên Bình, Thái Nguyên; Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC) là tổ hợp sản xuất hàng điện tử tiêu dùng tại Khu Công nghệ cao TP HCM; Samsung Display Việt Nam (SDV) là nhà máy sản xuất màn hình cho thiết bị di động tại KCN Yên Phong, Bắc Ninh; Samsung SDI Việt Nam (SDIV) là nhà máy sản xuất pin đặt tại KCN Yên Phong, Bắc Ninh; Samsung Electro-Mechanics Việt Nam (SEMV) là nhà máy Samsung Điện cơ đặt tại KCN Yên Bình, Thái Nguyên. Trung tâm R&D hiện đang đặt tại Hà Nội; và 1 pháp nhân bán hàng phụ trách các hoạt động Sales và Marketing của Samsung tại Việt Nam có trụ sở chính tại TP HCM.

Ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam.
Ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam.

Hiện tổng số lao động của SVC là 110 nghìn người; tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 57 tỷ USD, đóng góp 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Để nâng tầm năng lực nghiên cứu và chất lượng kỹ sư, Tổ hợp Samsung Việt Nam đã cho xây dựng Trung tâm R&D quy mô lớn nhất Đông Nam Á tại Hà Nội, dự kiến hoàn thành vào cuối 2022 và sẽ tăng quy mô nhân lực từ 2.100 người hiện nay lên 3.000 người.

Văn hóa tuân thủ luật pháp

“Để văn hóa tuân thủ luật pháp đi sâu vào tất cả các bộ phận của Samsung Việt Nam, chúng tôi đều xây dựng các chính sách pháp chế, bao gồm cả phòng chống tham nhũng, đồng thời luôn luôn vận hành hệ thống quản lý pháp chế như việc thành lập các bộ phận chuyên trách… (…) Đồng thời chúng tôi cũng nỗ lực hết sức để thực hiện đào tạo các khóa học về tuân thủ luật pháp cho toàn bộ nhân viên và biến nó trở thành văn hóa”.

Với sự góp mặt củaTổ hợp Samsung Việt Nam, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những địa điểm sản xuất hàng điện tử hàng đầu thế giới. Không chỉ trực tiếp góp phần cân bằng kim ngạch xuất nhập khẩu và đóng góp cho tăng trưởng GDP, sự góp mặt của Samsung tại Việt Nam còn tạo ra hệ sinh thái đồ sộ với các DN FDI hỗ trợ và hàng loạt DN Việt trong chuỗi cung ứng. Các đơn vị này cũng có doanh thu hàng chục nghìn tỷ/năm và chính những DN này lại tạo các chuỗi cung ứng khác. Đây cũng là cơ hội để các DN Việt đặt chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hàng năm, tổng số tiền nộp thuế của Tổ hợp Samsung Việt Nam (gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập DN) đều trong hàng Top đầu cả nước. Nhiều năm liền, Tổ hợp Samsung Việt Nam đứng trong nhóm 30 DN nộp thuế thu nhập DN lớn nhất cả nước, được Tổng Cục thuế và các đơn vị tặng nhiều Bằng khen.

Tuân thủ luật pháp và các chuẩn mực đạo đức

Mối quan hệ giữa các cấp chính quyền địa phương, doanh nghiệp Việt Nam và Tập đoàn Samsung sau mỗi năm lại được củng cố, nâng tầm. Có được điều đó là sự hỗ trợ của các cấp, các ngành; sự cố gắng của Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ, nhân viên Tập đoàn Samsung, trong đó phải kể đến cá nhân ông Choi Joo Ho, TGĐ Tổ hợp Samsung Việt Nam.

Tiếp quản công việc tại Việt Nam vào cuối 2018, ông Choi Joo Ho đã tiếp nối và phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa các cấp chính quyền địa phương, doanh nghiệp Việt Nam và Tập đoàn Samsung. Bằng những nỗ lực của mình, ông đã vun đắp cho mối quan hệ thêm tốt đẹp, đóng góp tích cực cho sự phát triển của Việt Nam, không ngừng tìm kiếm và mở rộng địa điểm sản xuất của các nhà máy, tạo thêm các công ăn việc làm, tạo thêm các chuỗi giá trị cho người dân sở tại và sự thịnh vượng của Tập đoàn.

Ông Choi Joo Ho cho biết: “Là DN 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam và cũng là một phần cấu thành của Tập đoàn Samsung trên toàn cầu, Tổ hợp Samsung Việt Nam luôn tuân thủ chặt chẽ các quy định và luật pháp của nước sở tại và các quy định quốc tế khác”.

“Tuân thủ luật pháp và các chuẩn mực đạo đức là một trong số các nguyên tắc kinh doanh của Samsung. Với tư cách là tập đoàn toàn cầu hàng đầu thế giới, chúng tôi luôn luôn cố gắng tuân thủ chặt chẽ luật pháp của quốc gia, quy định của các khu vực, cũng như tuân thủ các nguyên tắc ứng xử toàn cầu của toàn bộ nhân viên. Để văn hóa tuân thủ luật pháp đi sâu vào tất cả các bộ phận của Samsung Việt Nam, chúng tôi đều xây dựng các chính sách pháp chế, bao gồm cả phòng chống tham nhũng, đồng thời luôn luôn vận hành hệ thống quản lý pháp chế như việc thành lập các bộ phận chuyên trách…”.

“Để giảm thiểu tối đa các nguy cơ vi phạm luật pháp, chúng tôi luôn nhanh chóng nắm bắt các khuynh hướng sửa đổi luật, hỗ trợ tuân thủ luật pháp thông qua các hoạt động kiểm tra, cải tiến và tư vấn luật pháp trên nhiều lĩnh vực như thương mại công bằng, quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ thông tin cá nhân, luật lao động. Đồng thời chúng tôi cũng nỗ lực hết sức để thực hiện đào tạo các khóa học về tuân thủ luật pháp cho toàn bộ nhân viên và biến nó trở thành văn hóa”.

“Chúng tôi tin rằng việc quản lý có đạo đức không chỉ là một công cụ để đáp ứng những thay đổi nhanh chóng trong môi trường kinh doanh toàn cầu, mà còn là nguyên tắc để xây dựng lòng tin với nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm khách hàng, cổ đông, nhân viên, đối tác kinh doanh và cộng đồng địa phương. Với mục tiêu trở thành một trong những công ty kinh doanh có đạo đức nhất trên thế giới, Samsung tiếp tục đào tạo nhân viên và vận hành hệ thống giám sát, đồng thời thực hành quản lý DN minh bạch và công bằng”.

Các Cty thuộc Tổ hợp Samsung Việt Nam đã được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Huân chương Lao động hạng Ba vì những đóng góp to lớn cho sự nghiệp thu hút FDI tại Việt Nam. Mới đây nhất, Tổ hợp Samsung Việt Nam được nhận bằng khen của Thủ tướng dành cho “DN tiêu biểu vì người lao động” nhằm ghi nhận những cam kết và nỗ lực của Cty trong việc thực hiện các chế độ phúc lợi dành cho nhân viên cao hơn và tốt hơn quy định của pháp luật.

“Việt Nam có một nền pháp lý ổn định”

“Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến Chính phủ Việt Nam đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để Samsung có thể triển khai và mở rộng các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Không chỉ với Samsung, mà các nhà đầu tư FDI nói chung đều đánh giá cao Việt Nam với nguồn lao động ưu tú dồi dào, tình hình chính trị xã hội ổn định, môi trường đầu tư thông thoáng, cơ sở hạ tầng đa dạng. Việt Nam có một nền pháp lý ổn định, các quy định của pháp luật đang có những ưu đãi nhất định đối với các DN”.

“Đến nay, chúng tôi đã giải ngân 100% tổng vốn được phê duyệt là 17,5 tỷ USD, đồng thời mỗi năm duy trì đầu tư bổ sung thêm hàng trăm triệu USD. Trong thời gian vừa qua Tổ hợp Samsung Việt Nam đã mở rộng đầu tư với tốc độ rất nhanh. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung vào ổn định vận hành nhà máy và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Hàng năm chúng tôi vẫn đầu tư bổ sung trang thiết bị sản xuất tại 6 nhà máy, và đa dạng hóa hạng mục hàng hóa sản xuất tại các nhà máy như sản xuất thiết bị mạng 5G hay máy tính xách tay. Nếu như trước đây chúng tôi tập trung đầu tư chủ yếu vào dây chuyền sản xuất, thì trong thời gian tới chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi đầu tư với việc xây dựng Trung tâm R&D, tăng cường hợp tác với các DN Việt Nam.

Với vai trò là người đại diện của Tập đoàn Samsung tại Việt Nam, tôi sẽ tiếp tục là cầu nối để tăng cường hợp tác và tiếp tục phát triển, vun đắp mối quan hệ tốt đẹp”.

Đọc thêm

Vụ án Alibaba: Gần 4600 bị hại và thách thức đối với cơ quan Thi hành án dân sự

Lãnh đạo Tổng cục THADS khảo sát thực tế tại các điểm phải thi hành án
(PLVN) - Sau gần 2 năm bản án phúc thẩm vụ án Alibaba và 4.548 bị hại có hiệu lực, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) đang đứng trước hàng loạt vấn đề nan giải . V ụ án được xem là có số lượng bị hại lớn nhất từ trước tới nay , trải dài khắp các tỉnh, thành trong cả nước , tài sản thi hành án nhiều và phức tạp, đối tượng thuộc diện thi hành án quá nhiều, việc tiếp nhận hồ sơ uỷ thác thi hành án quá lớn … trong khi lượng chấp hành viên quá thiếu khiến việc thi hành án phần dân sự hết sức khó khăn .

'Xanh hóa' chất lượng sản phẩm để vươn mình

Bà Lê Dung - Viện trưởng Viện Doanh Trí, CEO Cty CP Đào tạo và Phát triển nhân lực Dgroup.
(PLVN) - Trong xu hướng nền kinh tế xanh, các doanh nghiệp (DN) cần phải dồn tâm sức, trí lực để đi tìm lời giải cho bài toán chất lượng xanh (CLX). Đáp án của bài toán hóc búa này, không ở đâu xa, mà nằm ngay trong ý thức, tư duy, hành động của DN. Đây cũng là yêu cầu cần và đủ để các DN vươn ra biển lớn…

TS. Nguyễn Văn Cương: Thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển bền vững gắn với việc củng cố lực lượng doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Cương - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kể từ khi tiến hành đường lối Đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân. Trên cơ sở đó, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

Tăng cường tính công khai, minh bạch trong xây dựng pháp luật

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Đây là nội dung được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng nhiều đại biểu nhấn mạnh tại cuộc họp Ban soạn thảo dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) diễn ra ngày 6/1. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng cùng dự và chủ trì cuộc họp.

Đội ngũ luật sư công: Có thể hình thành từ nguồn công chức, viên chức ngành Tư pháp

Hoạt động tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp của luật sư. (Ảnh minh họa: BN)
(PLVN) - Việc hình thành đội ngũ luật sư chuyên trách ở các Bộ, ngành và địa phương trong bối cảnh hiện nay là cần thiết nhằm bảo đảm các yêu cầu ngày càng cao về việc tuân thủ và thực thi pháp luật trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Chủ tịch HUD: “Doanh nghiệp Nhà nước hãy lan tỏa tinh thần trách nhiệm xã hội”

Ông Đậu Minh Thanh - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty HUD
(PLVN) - Với doanh nghiệp, doanh nhân, hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận là điều quan trọng. Nhưng uy tín, tầm vóc doanh nghiệp sẽ lớn hơn, tốt hơn… nếu biết phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, hành động và lan tỏa thiết thực nhất tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội.

Tư lệnh Binh đoàn 12: Kỷ luật, chất lượng - “bảo chứng” để cạnh tranh và hội nhập

Thiếu tướng, TS. Nguyễn Hữu Ngọc -Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn
(PLVN) - “Tên tuổi” Binh đoàn 12 gắn liền với đường Trường Sơn huyền thoại, với những danh hiệu như “đôi chân vạn dăm”, “gan vàng, dạ ngọc ” … thời chống Mỹ cứu nước. Thời bình, bên cạnh nhiệm vụ quân sự quốc phòng, những “đôi chân” ấy vẫn bước vững chắc trên những công trường, dự án trọng điểm quốc gia, góp phần dẫn dắt thị trường và kiến thiết đất nước.

Bà Mai Thị Diệu Huyền: "Nữ doanh nhân đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đội ngũ doanh nhân Việt Nam"

Bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI
(PLVN) - Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Triển khai nghị quyết, Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó có mục tiêu khoảng 20 - 25% số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, 30 - 35% số doanh nghiệp có giám đốc hoặc người đứng đầu doanh nghiệp là nữ. Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI về nội dung này.

Công tác báo chí, xuất bản: Chủ động truyền thông chính sách pháp luật và hoạt động Bộ, ngành Tư pháp

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 3/1, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì Hội nghị triển khai công tác báo chí, xuất bản năm 2025. Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) Vũ Hoài Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Trương Thế Côn, Giám đốc kiêm Tổng Biên tập NXB Tư pháp Trần Mạnh Đạt đồng chủ trì Hội nghị.

Tổng kết thi đua Cụm thi đua Sở tư pháp, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh miền Đông Nam Bộ năm 2024

Tổng kết thi đua Cụm thi đua Sở tư pháp, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh miền Đông Nam Bộ năm 2024
(PLVN) -Năm 2024, khối các cơ quan tư pháp các tỉnh miền Đông Nam bộ đã nỗ lực phấn đấu thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao gắn với phong trào thi đua sôi nổi trong khu vực. Các đơn vị cũng đã tích cực triển khai thực hiện phong trào thi đua, gắn với nhiệm vụ chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị, từ đó đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Kịp thời giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc cho các chủ hộ kinh doanh

Toàn cảnh cuộc họp thẩm định.
(PLVN) - Ngày 3/1, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ghi nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc của chủ hộ kinh doanh đã tham gia trước ngày Luật BHXH số 41/2024/QH15 có hiệu lực thi hành để làm căn cứ giải quyết chế độ BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH. Cuộc họp do Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật tại các bộ, ngành, địa phương

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 2/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính & Theo dõi thi hành pháp luật (QLXLVPHC&TDTHPL). Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL Hồ Quang Huy và Cục trưởng Cục QLXLVPHC&TDTHPL Nguyễn Quốc Hoàn đồng chủ trì Hội nghị.