Tỉnh Phú Yên thừa nhận thiếu sót khi cho phá rừng làm sân Golf

(PLO) -  Hôm nay (25/4), ông Phan Đình Phùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên đã lên tiếng xác nhận tỉnh này vừa phát đi thông báo đến các đơn vị liên quan, thừa nhận những thiếu sót khi giao hơn 100 hecta đất rừng phòng hộ để làm dự án Khu du lịch liên hợp cao cấp New City ở xã An Phú, TP Tuy Hòa.
Tỉnh Phú Yên thừa nhận thiếu sót khi cho phá rừng làm sân Golf

Sẽ cho "tiền trảm hậu tấu"

Lãnh đạo tỉnh Phú Yên cho hay: "Tỉnh khuyến khích đầu tư dự án, phát triển du lịch ven biển nhưng quá trình thực hiện còn nhiều điểm chưa đúng nên chủ động nhận thiếu sót". Bởi vậy,  "tỉnh đang rà soát, kiểm tra toàn bộ dự án nhằm khắc phục thiếu sót để dự án được thực hiện đúng quy định pháp luật". 

Như vậy, liệu có phải tỉnh Phú Yên sẽ chấp nhận cho các doanh nghiệp "trảm" rừng trước khi hoàn thiện báo cáo trình các cấp có thẩm quyền? 

Trước đó, người dân đồng loạt lên tiếng rừng phòng hộ nhằm chắn cát, sóng biển xâm thực nhưng bị chặt hạ ồ ạt. Cánh rừng hàng chục hecta biến mất, chỉ còn số ít cây dương lạc lõng bên những bãi cát trắng đang được san ủi. 

Dự án Khu du lịch liên hợp cao cấp New City được UBND tỉnh Phú Yên cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 7/2008, có tổng diện tích 122 hecta, trong đó 64 hecta rừng phòng hộ ở xã An Phú. Nơi đây được quy hoạch xây dựng một khu du lịch liên hợp cao cấp, khu vui chơi, sân golf  9 lỗ,… với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng một tỷ USD.

Mới đây, tại cuộc của UBND tỉnh Phú Yên cùng các sở ngành liên quan xác định dự án còn nhiều vấn đề bất cập. Thủ tướng chưa cho chuyển đổi mục đích sử dụng; Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Phía tỉnh chưa xác định giá và các thủ tục giao đất.

Theo báo cáo từ đơn vị được chỉ định khai thác và mua số gỗ tại khu rừng phòng hộ bị quy hoạch, tới nay công ty đã đốn hạ 32 hecta rừng với khối lượng 1.700 m3 khối gỗ và nộp gần 360 triệu vào ngân sách tỉnh.

Còn rất nhiều dự án "nuốt rừng"

Theo phát hiện của báo chí, không chỉ có dự án sân golf của New City, Phú Yên còn dành hơn 1.000ha rừng cho 20 dự án đầu tư khác. Phá rừng nhiều nhất là các dự án nuôi bò, thủy điện, trường đua ngựa và nhà máy lọc dầu.

Cụ thể, ngày 21/12/2016, Sở KH-ĐT tỉnh Phú Yên cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án trường đua ngựa Phú Yên có vốn đầu tư khoảng 60 triệu USD. Chủ đầu tư là Công ty Golden Turf Club Pty (Úc). Dự án sử dụng 82ha đất và 13ha mặt nước (biển) tại thôn Giai Sơn, xã An Mỹ, huyện Tuy An.

Ngày 14/3/2017, UBND tỉnh Phú Yên có văn bản thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Chí Hiến tại cuộc họp với chủ đầu tư.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu trong tháng 3/2017 Công ty Golden Turf Club Pty phải mở tài khoản tại Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Phú Yên và chuyển 5 triệu USD chi phí giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, lập dự án và xây dựng hạ tầng.

Tuy nhiên, ngày 28/3/2017 Công ty Golden Turf Club Pty có văn bản gửi UBND tỉnh “mặc cả” chỉ nộp trước 2 triệu USD. Sau khi tỉnh phê duyệt quy hoạch 1/2.000 và đo đạc, xác định lại thì công ty sẽ nộp đủ theo số liệu thực tế. Sở KH-ĐT cho biết hiện nay tỉnh đang bàn bạc, chưa quyết định có đồng ý với đề nghị của chủ đầu tư hay không.

Khu đất dự án trường đua ngựa tại thôn Giai Sơn, xã An Mỹ, huyện Tuy An có bãi biển rất đẹp. Phía trong là rừng dương cao gần 20m. Tuy nhiên, hiện địa phương đã cho cắm mốc chuẩn bị thủ tục kiểm kê, bồi thường, thu hồi đất giao cho nhà đầu tư. Trong số 82ha có một phần đất rừng phòng hộ do Nhà nước quản lý và cây dương, cây lâu năm của 238 hộ dân thôn Giai Sơn. Hiện diện tích rừng dương nhường chỗ cho trường đua ngựa chưa được xác định.

Một dự án phá rừng khác khiến dư luận ở tỉnh này xôn xao là của Công ty CP chăn nuôi Thảo Nguyên Phú Yên. Theo phát hiện của báo chí, ngày 24/10/2016, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Hữu Thế ký quyết định điều chỉnh giảm 647ha đất rừng và đất lâm nghiệp tại huyện Sông Hinh để thực hiện dự án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao của công ty này (giảm diện tích rừng để làm dự án nuôi bò). Ngày 5/4/2017, ông Thế tiếp tục ký quyết định phê duyệt phương án đầu tư trồng rừng thay thế của Công ty CP chăn nuôi Thảo Nguyên Phú Yên. Theo đó, có 383ha rừng tại tiểu khu 310 và 311 thuộc xã Sông Hinh và xã Đức Bình Đông (huyện Sông Hinh) được chuyển mục đích sang rừng sản xuất. Công ty này sẽ trồng 270ha rừng thay thế bằng cây keo hom tại huyện Đồng Xuân và thị xã Sông Cầu. Phần diện tích 113ha còn lại sẽ quy ra tiền hơn 6 tỉ đồng, nộp cho quỹ bảo vệ và phát triển rừng. Ngoài ra, vào ngày 19/8/2016 ông Thế còn ký quyết định phê duyệt các dự án đã chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải triển khai trồng rừng thay thế.

Theo quyết định này, có tới 21 dự án “sử dụng” 410ha rừng phải có nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế với số tiền hơn 22 tỉ đồng. Trong đó có 11 dự án du lịch.

Những dự án nuốt rừng nhiều nhất là Nhà máy lọc dầu Vũng Rô hơn 192ha, khu du lịch liên hợp cao cấp Phú Yên của New City 68,7ha, khu du lịch sinh thái Sao Việt hơn 19ha, khu du lịch Bãi Xếp 16,5ha, làng du lịch quốc tế ven biển của Công ty Bắc Âu biệt thự và du lịch 30ha, khu resort Thuận Thảo hơn 9ha, khu nghỉ mát Long Beach 6,6ha...

Tuy nhiên đây chỉ là con số ban đầu bởi quá trình triển khai dự án thì diện tích rừng bị phá còn tiếp tục tăng. Đơn cử là dự án của New City tại xã An Phú, TP Tuy Hòa ban đầu chỉ nộp 3,7 tỉ đồng cho 68,7ha bị phá. Tuy nhiên đến nay nhà đầu tư đã nộp tiền trồng rừng thay thế 6,2 tỉ đồng, đương nhiên diện tích bị phá đã tăng rất nhiều.

Như vậy, chỉ với hơn 20 dự án đã nêu thì tỉnh Phú Yên đã hi sinh hơn 1.000ha rừng.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên, từ năm 2014 đến ngày 10/4/2017, quỹ bảo vệ và phát triển rừng đã thu được hơn 11 tỉ đồng của các doanh nghiệp chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế với diện tích 198ha. Trong danh sách này có 3 dự án thủy điện “nuốt” hơn 65ha rừng, 6 dự án kinh doanh làm mất 130ha rừng.

Sở NN&PTNT đã giải ngân 1,7 tỉ đồng để trồng 67ha rừng và sẽ tiếp tục giải ngân gần 2 tỉ đồng nữa để chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng mới trồng. Hiện còn tồn gần 7,4 tỉ đồng (tương đương 132ha) chưa được UBND tỉnh phê duyệt.

Van Phuc City chiến thắng 2 giải thưởng quan trọng tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024.

Van Phuc City nhận cú đúp giải thưởng tại lễ trao giải Propertyguru Viet Nam Property Awards 2024

(PLVN) - Mới đây, Van Phuc City đã nhận cú đúp giải thưởng khi được vinh danh ở hai hạng mục là "Best Waterfront Township Development - Dự án phát triển khu đô thị ven sông tốt nhất" và "Best Township Masterplan Design - Dự án Khu đô thị có thiết kế quy hoạch tốt nhất" tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024.

Ảnh minh họa

Hà Nội rà soát các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài, bỏ hoang để chống lãng phí

(PLVN) - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh mới có Văn bản số 3766/UBND-ĐT ngày 14/11/2024 về việc triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài; khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.
Cư dân Vinhomes Golden Avenue thăng hạng đặc quyền với siêu tiện ích có 1-0-2

Cư dân Vinhomes Golden Avenue thăng hạng đặc quyền với siêu tiện ích có 1-0-2

(PLVN) -  Tại Vinhomes Golden Avenue, cư dân không chỉ được trải nghiệm sự sôi động của một khu đô thị có quy mô bậc nhất thành phố vùng biên, mà còn sở hữu một cuộc sống đẳng cấp với sự chăm sóc trọn vẹn cả thể chất lẫn tinh thần. Chất sống này càng được nâng tầm khi một siêu tiện ích chăm sóc sức khỏe - vui chơi - ẩm thực vừa được khởi công tại khu đô thị.
Ảnh minh họa.

Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong xác định giá đất

(PLVN) - Theo Bộ Công an, việc thẩm định giá đất theo phương pháp thặng dư phụ thuộc nhiều các ước tính chủ quan của thẩm định viên về giá và công ty thẩm định giá… có nguy cơ thất thoát cho ngân sách. Do đó, Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong việc xác định giá đất.
Ảnh minh hoạ.

Giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) -  “Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát”, là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024.
Giới đầu tư 'soi' giá đất khác biệt của nhà phố Sun Group tại Hà Nam

Giới đầu tư 'soi' giá đất khác biệt của nhà phố Sun Group tại Hà Nam

(PLVN) -  Sun Group vừa chính thức ra mắt phân khu nhà phố, biệt thự Kim Tiền (thuộc Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam). Không chỉ gây ấn tượng về 469 dáng hình kiến trúc độc bản, các BĐS tại đây còn có giá đất chỉ từ 25-30 triệu đồng/m2, ngang bằng thậm chí rẻ hơn trong khu vực lân cận.
Bên trong một căn hộ tại một dự án NƠXH ở Hải Phòng. (Ảnh: Hải Anh)

Sở Xây dựng Hải Phòng: Phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền “chênh”

(PLVN) - Mới đây, gửi thắc mắc đến Giải đáp chính sách Online - Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhsachonline.chinhphu.vn), một người dân cho rằng, hiện nay, một số người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP Hải Phòng không thể mua được với giá trị như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải trả thêm số tiền "chênh" 100 - 300 triệu đồng tùy vị trí.
Ảnh minh hoạ.

Tín hiệu đáng mừng từ TP Hồ Chí Minh

(PLVN) -  Báo cáo của UBND TP HCM gửi Bộ Xây dựng về tình hình nhà ở và thị trường bất động sản (BĐS) quý III năm 2024 cho chúng ta thấy nhiều tín hiệu đáng mừng.