Tiếp cận người bị bạo lực giới - nghĩ khác và làm khác

Bà Hồ Thị Thúy Hằng – Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Bà Hồ Thị Thúy Hằng – Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bạo lực giới và bạo lực gia đình hiện không còn là câu chuyện riêng tư sau ngưỡng cửa. Không chỉ thủ phạm của hành vi bạo lực bị chế tài pháp luật răn đe mà người bị bạo lực cũng cần được tiếp cận để hỗ trợ tâm lý, sức khỏe, để có thể tiếp tục cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Nhưng, để được vậy thì việc tiếp cận người bị bạo lực giới cũng cần phải nghĩ khác, làm khác.

Diễn ngôn về đổ lỗi cho nạn nhân của bạo lực giới

Đó là tên của một nghiên cứu đã được Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) thực hiện trong khuôn khổ Dự án BRAVE do tổ chức Care International tại Việt Nam cách đây 4 năm.

Theo đó, qua nghiên cứu với diễn ngôn báo chí và diễn ngôn của nạn nhân trên mạng xã hội có thể thấy bạo lực gia đình và bạo lực hẹn hò vẫn là chuyện riêng tư, cho thấy quan niệm “phu xướng, phụ tùy”, tuyệt đối hóa quyền uy của người chồng và sự phục tùng vô điều kiện của người vợ theo những quan niệm đạo đức của Nho giáo có ảnh hưởng rất lớn đến việc ngăn chặn, báo cáo và xử lý các hành vi bạo lực giới trong gia đình.

Phụ nữ thường bị coi là nguyên nhân sâu xa của bạo lực với quan niệm thủ phạm gây ra các hành vi bạo lực vì không được thỏa mãn nhu cầu về tình dục, hay người phụ nữ được miêu tả có hành động cãi lại hoặc khiêu khích người chồng, bạn tình, người yêu. Luôn có yếu tố giảm tội cho thủ phạm của bạo lực khi các từ như “thủ phạm”, “kẻ giết người”, “kẻ hiếp dâm”… không được sử dụng để mô tả kẻ gây ra các hành vi bạo lực giới.

Báo cáo điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 đã chỉ ra con số một nửa phụ nữ bị chồng bạo lực chưa bao giờ kể với bất kỳ ai. Gần như tất cả phụ nữ (90,4%) bị chồng bạo lực đã không tìm sự giúp đỡ từ các các cơ quan chính quyền. Nạn nhân chọn im lặng, che giấu vì sợ bị xã hội đánh giá, dò xét, sợ bị kỷ luật; sợ lên tiếng sẽ bị bạo hành nặng hơn; thậm chí ở vùng sâu, vùng xa, trong nhiều trường hợp nạn nhân còn chưa nhận diện được mình bị bạo hành.

Bên cạnh đó, tại địa phương, việc hòa giải các vụ bạo lực giới, bạo lực gia đình còn nặng thủ tục hành chính, thậm chí người tham gia hòa giải vẫn còn tư tưởng định kiến giới nên không thể đạt được mục tiêu hòa giải…

Anh Trần Quang Hợp chia sẻ về sự thay đổi nhận thức và hành vi khi tham gia Câu lạc bộ “Gia đình hạnh phúc - vun đắp yêu thương” tại hội nghị đánh giá giữa kỳ thực hiện Dự án tại Yên Bái.

Anh Trần Quang Hợp chia sẻ về sự thay đổi nhận thức và hành vi khi tham gia Câu lạc bộ “Gia đình hạnh phúc - vun đắp yêu thương” tại hội nghị đánh giá giữa kỳ thực hiện Dự án tại Yên Bái.

Nghĩ khác và làm khác để giúp người bị bạo lực giới

Đó là mục tiêu của dự án “Nâng cao năng lực cán bộ và nhận thức người dân để cải thiện tiếp cận dịch vụ cho phụ nữ và trẻ em chịu ảnh hưởng bởi bạo lực giới” do Tổ chức Hagar quốc tế tại Việt Nam thực hiện tại hai tỉnh Yên Bái và Nghệ An với sự tài trợ của Quỹ ủy thác của Liên Hợp quốc – UNTF.

Tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm được tổ chức mới đây trên địa bàn huyện Văn Chấn, Yên Bái, bà Hồ Thị Thúy Hằng – Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An cho biết, qua quá trình triển khai dự án, lăng kính nhìn người bị bạo lực giới, bạo lực gia đình của cán bộ địa phương đã thay đổi. Nếu như trước đây là các câu mặc định như: “Chị có ứng xử nào không phù hợp không mà để bị đánh”; “Chị làm/nói thế thì bị đánh là đúng rồi”, thì giờ đây khi nhận thức đã thay đổi sẽ là: “Việc bị đánh đập, bạo lực tinh thần đang ảnh hưởng như thế nào tới cảm xúc, suy nghĩ của chị ấy?”; “Những ứng xử không khéo léo của chị ấy liệu có phải căng thẳng khi sống trong bạo lực?”…

Chị Thu – chủ nhiệm nhóm đồng đẳng nữ xã Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu chia sẻ: “Chúng tôi tiếp cận nguồn thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng không lấy đó là cơ sở điều chỉnh hành vi của họ. Với bản thân tôi, luôn chấp nhận lắng nghe, quan sát, nhận biết, từ đó khích lệ nạn nhân lựa chọn giải pháp phù hợp”. Anh Phượng – thành viên nhóm đồng đẳng nam xã Quỳnh Thắng chia sẻ: “Được tham gia các lớp tập huấn, tôi đã hiểu thêm về kỹ năng tiếp cận nạn nhân, tạo được sự cởi mở trong chia sẻ, nạn nhân đã tin tưởng và chủ động trao đổi, qua đó sẽ không phán xét các nạn nhân, chấp nhận hành vi của họ”.

Chị H - một người đã từng bị bạo lực giới cho biết: “Trước đây khi sự việc xảy ra bản thân tôi âm thầm chịu đựng, nay tôi đã mạnh dạn, tự tin gọi điện thoại báo với Tổ phản ứng nhanh vì tôi thấy tôi được bảo vệ thực sự, có quyền được bảo vệ”. Một ông chồng đã từng có hành vi bạo lực giới cũng cho biết: “Trước đây những cuộc nói chuyện của hai vợ chồng nếu có sự bất đồng thì tôi là người luôn nói tiếng to, bực bội, nóng giận, kết thúc câu chuyện thường là những lời chửi mắng vợ con và đôi lúc đã dùng vũ lực. Nay nếu thấy cuộc nói chuyện của hai vợ chồng có dấu hiệu căng thẳng, tôi đứng dậy và đi ra ngoài”…

Tại Yên Bái, theo bà Hoàng Thị Phương Thúy – Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Yên Bái, từ năm 2017-2019 trên địa bàn tỉnh xảy ra 381 vụ bạo lực gia đình, trong đó bạo lực thể chất chiếm đến 280 vụ. Trên địa bàn hai xã thực hiện dự án là Minh An, Bình Thuận của huyện Văn Chấn (đây là huyện nghèo, tỷ lệ hộ nghèo 22,27%, thành phần dân tộc đa dạng, tỷ lệ cao phụ nữ và trẻ em bị bạo lực, xâm hại và mua bán) 57,6% phụ nữ và trẻ em được hỏi cho biết đã phải chịu ít nhất một trong các hành vi bạo lực giới, 43,5% trải qua ít nhất một trong các hành vi bạo lực thể chất.

“Thực tế cho thấy, quan điểm bạo lực là chuyện riêng của mỗi gia đình, người bị bạo lực thường xấu hổ không dám nói ra câu chuyện riêng của mình, luôn mặc cảm, tự ti, còn người gây ra bạo lực thường nặng nề vai trò về giới, gia trưởng, ít quan tâm tới vợ con. Thế nên khi thí điểm thành lập Câu lạc bộ Gia đình chung sức cũng là một thách thức với chúng tôi. Cán bộ dự án đã cùng chính quyền địa phương lên danh sách hộ gia đình có tình trạng bạo lực và nguy cơ bị bạo lực, sau đó đến từng nhà vận động, tuyên truyền từng thành viên gia đình để họ tham gia.

Kết quả nay đã có hai Câu lạc bộ Gia đình chung sức nam/nữ được thành lập với sự tham gia của 34 thành viên tại xã Minh An. Các thành viên nữ đã tự tin chia sẻ câu chuyện bị bạo lực của mình và tìm kiếm sự giúp đỡ, thành viên nam vốn được đánh giá là khó tiếp cận thì nay đã nhận thức được việc mình gây ra bạo lực giới là vi phạm pháp luật, từ đó từng bước có sự chuyển biến về tư duy và nhận thức, đã nói lời xin lỗi sau những gì mình gây ra với thành viên gia đình, cùng phụ giúp vợ con việc gia đình…”, bà Phương Thúy cho biết.

Phản ứng nhanh với bạo lực giới

Cũng trong khuôn khổ dự án, hoạt động phòng ngừa bạo lực giới đã được triển khai thông qua mô hình Tổ phản ứng nhanh. Tại hai xã Minh An, Bình Thuận, huyện Văn Chấn, Yên Bái, Tổ phản ứng nhanh đã thực hiện gần 400 lượt thăm hộ gia đình hoặc nắm thông tin qua điện thoại, hòa giải thành công 16 cuộc xung đột, lập kế hoạch hỗ trợ 212 trường hợp người bị bạo lực giới…

Tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An có trường hợp một phụ nữ ở thôn Đông Xuân, xã Quỳnh Thắng bị bạo lực về tình dục và thể chất từ năm 2010, để lại cho chị những vết thương trên cơ thể và khiến chị luôn tự ti, ngại tiếp xúc với những người xung quanh, không thể chuyên tâm tập trung vào công việc của mình.

Sau khi Tổ phản ứng nhanh thành lập, các thành viên đã gặp gỡ, kiên trì vãng gia, sau gần 5 tháng chị đã có sự thay đổi trong suy nghĩ và hành động của mình, chia sẻ để tìm sự thấu cảm, giúp đỡ, tự tin hơn vào quyền của bản thân như quyền được nghỉ ngơi, ăn, mặc, quyền bảo vệ, biết bảo vệ an toàn cho bản thân…

Bà Carol Mortensen – Giám đốc quốc gia Tổ chức Hagar quốc tế Hagar tại Việt Nam.

Bà Carol Mortensen – Giám đốc quốc gia Tổ chức Hagar quốc tế Hagar tại Việt Nam.

Về mô hình Tổ phản ứng nhanh, bà Carol Mortensen – Giám đốc quốc gia Tổ chức Hagar quốc tế Hagar tại Việt Nam nhận định: “Tôi đánh giá cao sáng kiến về tổ phản ứng nhanh tại cộng đồng trong dự án. Vì mô hình này không những nâng cao năng lực cho cán bộ địa phương trong việc đối diện với các vụ việc bạo lực giới tại địa bàn, tạo ra cơ chế phối hợp giữa các bên để thay đổi tình hình, mà còn là cách làm không tiêu tốn quá nhiều chi phí nên có thể tiếp tục được duy trì hoạt động lâu dài tại địa phương với nguồn ngân sách còn hạn chế, kể cả khi dự án đã kết thúc”.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.