Thừa Thiên Huế: Tăng cường công tác thông tin về các chế độ chính sách BHXH

Chương trình đối thoại giữa Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với đoàn viên, người lao động năm 2024.
Chương trình đối thoại giữa Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với đoàn viên, người lao động năm 2024.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  UBND và Liên Đoàn lao động tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức buổi đối thoại với hơn 500 đoàn viên, người lao động (NLĐ) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và cũng là dịp để NLĐ đối thoại trực tiếp với lãnh đạo tỉnh này và đại diện các Sở, ban, ngành để được giải đáp cụ thể những khó khăn, vướng mắc về việc làm, thu nhập, tiền lương, đời sống.

Bà Nguyễn Thị Tú - Chủ tịch Công đoàn bộ phận (Công ty CP Đường bộ 1) đã nêu câu hỏi về: “Chế độ nghỉ dưỡng sức sau thai sản cho lao động nữ đã được Luật BHXH quy định tại khoản 2, Điều 41 Luật BHXH 2014 nhưng thực tế, nhiều lao động nữ không biết chế độ này và các doanh nghiệp không muốn giải quyết chế độ này cho lao động nữ vì sợ giảm sản lượng sản xuất, từ đó họ đưa ra các thủ tục và nhiều giấy tờ rất phiền hà, hoặc họ lờ đi”.

Theo đó, ông Hoàng Trọng Chính - Phó Giám đốc BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, trách nhiệm của người sử dụng lao động (SDLĐ) và công đoàn cơ sở cũng như thủ tục làm hồ sở để hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản cho NLĐ. Để việc giải quyết chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho NLĐ được đảm bảo theo đúng quy định, BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tăng cường công tác thông tin về các chế độ chính sách BHXH nói chung và chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm, đau thai sản nói riêng để NLĐ, đơn vị SDLĐ và các cấp công đoàn nắm, nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho lao động. Do đó, người SDLĐ và công đoàn cơ sở phải có trách nhiệm trong việc xem xét, bố trí cho NLĐ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản mà sức khỏe chưa hồi phục.

Liên quan đến vấn đề BHXH, ông Lê Quý Hoàng- Chủ tịch Công đoàn Công ty MSV cho biết, hiện nay, tình trạng NLĐ xin rút để hưởng BHXH một lần vẫn có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân NLĐ, gia đình và các chính sách an sinh xã hội. Vì vậy, mong lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết thực trạng và những chỉ đạo nhằm giảm thiểu tình trạng NLĐ xin rút BHXH một lần gia tăng như hiện nay?

Nhằm giải đáp vấn đề này, ông Hoàng Trọng Chính cho biết, nguyên nhân NLĐ xin rút để hưởng BHXH một lần đa số là do nhu cầu tài chính sau khi nghỉ việc. NLĐ bị mất việc làm phải đối mặt với các nhu cầu tài chính trước mắt để chi tiêu sinh hoạt cho gia đình hoặc đầu tư cho con ăn học, trang trải nợ nần... Khi chính sách BHXH một lần còn khá thông thoáng, dễ dàng thì NLĐ xem đây là một công cụ tài chính trước mắt. Bên cạnh đó, để đóng BHXH được đến lúc hưởng lương hưu thì cần phải đóng thêm rất nhiều năm sau đó. Do vậy, NLĐ không muốn và cũng không đủ khả năng về tài chính để tiếp tục tham gia BHXH và chỉ có nhu cầu nhận một lần. Cũng theo ông Chính, để giảm thiểu tình trạng NLĐ xin rút BHXH một lần, các cấp và các ngành cần thực hiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của NLĐ; tăng cường công tác truyền thông để cung cấp thông tin, định hướng dư luận, giúp NLĐ có được nhận thức một cách đầy đủ về chính sách. Đồng thời, tăng lợi ích và tính hấp dẫn của chính sách lương hưu thông qua việc sớm thực hiện giảm điều kiện về thời gian đóng góp tối thiểu từ 20 năm xuống còn 15 năm...

Ghi nhận và đánh giá những ý kiến phản ánh, kiến nghị thẳng thắn, sát thực của các đoàn viên và NLĐ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế-Phan Quý Phương đã đề nghị các sở, ban, ngành liên quan có trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến của công nhân, viên chức, NLĐ nêu tại buổi đối thoại để chủ động giải quyết, hoặc tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết kịp thời, nhất là những vấn đề liên quan đến chính sách, chế độ của NLĐ, đảm bảo những kiến nghị nêu trên tại buổi đối thoại phải được giải quyết. Đồng thời, đề nghị LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của NLĐ để kiến nghị các doanh nghiệp, các sở, ban, ngành liên quan giải quyết hoặc đề xuất UBND tỉnh các phương án xử lý cụ thể theo quy chế phối hợp nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của lao động; xây dựng môi trường làm việc thân thiện, an toàn, quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ để cùng phát triển.

Đọc thêm

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Đừng 'bán' sức khỏe vì thịt rừng

Thông điệp bảo vệ động vật hoang dã của ENV được lan tỏa rộng rãi tới người dân trên toàn quốc nhờ hệ thống màn hình của Focus Media. (Ảnh trong bài: Choice và ENV)
(PLVN) - Việt Nam được đánh giá là một trong những “điểm nóng” trung chuyển và tiêu thụ thịt rừng cùng các sản phẩm từ động vật hoang dã khác. Theo chuyên gia của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam), có đến 4.000 tấn thịt rừng được buôn bán bất hợp pháp qua thị trường Việt Nam. Để thay đổi nhận thức và hành vi tiêu thụ thịt rừng qua việc mang đến nhiều góc nhìn mới để phản bác quan niệm lạc hậu cho rằng “thịt rừng sạch sẽ, thể hiện đẳng cấp hay bổ dưỡng cho sức khỏe”, nhiều chiến dịch truyền thông đã được tiến hành.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

TIN BUỒN

TIN BUỒN
(PLVN) - Đảng ủy, Ban Biên tập, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam và gia đình thương tiếc báo tin:

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Kinh nghiệm phát triển hài hòa từ Bà Rịa - Vũng Tàu

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Bà Rịa - Vũng Tàu từ lâu nay đã ý thức được giá trị quan trọng của nguồn tài nguyên nhân lực, phát huy hiệu quả tài nguyên con người; để thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển; và sử dụng các thành quả phát triển để chăm lo đời sống Nhân dân...

"Cô giáo toàn cầu" Hà Ánh Phượng: Nỗ lực đưa nữ sinh dân tộc thiểu số vươn ra thế giới

Cô giáo Hà Ánh Phượng với mô hình "Lớp học xuyên biên giới" tại Trường THPT Hương Cần.
(PLVN) - Không chỉ tích cực ứng dụng chuyển đổi số để nâng cao chất lượng học ngoại ngữ cho các em học sinh vùng miền núi, đặc biệt là trẻ em gái,  "cô giáo toàn cầu" Hà Ánh Phượng còn phụ trách và khởi xướng nhiều dự án hướng đến sự bình đẳng giới, có sức lan tỏa rộng rãi ở nhiều quốc gia.