Thủ tướng đề nghị lãnh đạo tỉnh Bình Định phải có sự quyết tâm, thể hiện khát vọng phát triển

Thủ tướng đề nghị lãnh đạo tỉnh Bình Định phải có sự quyết tâm, thể hiện khát vọng phát triển
(PLO) -  Ngày 20/1, tại TP. Quy Nhơn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Định.

Phát biểu tại đây, Thủ tướng đánh giá cao tinh thần vượt khó, quyết tâm và những thành quả của Bình Định đã đạt được trong năm 2017. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch đúng hướng. Năng lực sản xuất tăng thêm. Một số thương hiệu lớn đã vào Bình Định. Sản xuất thủy sản tăng nhanh. Xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới như cánh đồng lớn sản xuất hàng hóa, chuỗi sản xuất cây dược liệu dưới tán rừng, chuỗi sản xuất cá ngừ theo công nghệ Nhật Bản… Du lịch Quy Nhơn thành thương hiệu ấn tượng. 

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, tăng trưởng của tỉnh có dấu hiệu chậm lại (năm 2017 tăng 6,72% trong khi năm 2016 tăng 7,7%) và dưới mức tiềm năng. Khu công nghiệp, khu kinh tế chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư. Nguồn lực đầu tư còn hạn chế, nhiều dự án chậm triển khai. Tỷ lệ hộ nghèo cao (10,65% trong khi cả nước khoảng 6,9%). Cải cách hành chính còn hạn chế; một số công trình dở dang gây bức xúc.

Thủ tướng đề nghị lãnh đạo tỉnh Bình Định phải có sự quyết tâm, thể hiện khát vọng phát triển với quan điểm tăng trưởng bao trùm. Đây là nhân tố quan trọng tạo động lực chung cho cả tỉnh. Sự phát triển Bình Định cần đặt trong mối quan hệ với cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và các tỉnh Tây Nguyên để khai thác lợi thế về địa kinh tế của tỉnh. Việc quy hoạch các ngành kinh tế cần đặt trên quan điểm kinh tế mở nhằm khai thác lợi thế chung của cả vùng. Xem xét để làm rõ hơn quy hoạch phát triển cảng, sân bay ở Bình Định.

Cần quy hoạch quản lý tốt hơn, chặt chẽ hơn 134 km bờ biển của tỉnh nhà. Quy hoạch theo hướng những năm tới đây, du lịch là lĩnh vực quan trọng, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Bình Định. Có giải pháp xử lý hiệu quả xung đột giữa công nghiệp, du lịch, dịch vụ và môi trường. Công tác này phải bắt đầu từ quy hoạch, không để mâu thuẫn, cản trở, triệt tiêu lợi thế của địa phương trong phát triển.

Cần tập trung phát triển cả 4 trụ cột kinh tế, đó là những lợi thế vượt trội của Bình Định, gồm ngư nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ cảng, logistics, du lịch và công nghiệp chế biến. Phát triển có hiệu quả cảng Quy Nhơn. Trong phát triển du lịch, phát huy nhân tố đặc sắc của Bình Định mà ai cũng biết là “đất võ trời văn”.

Phát triển thủy sản thành ngành kinh tế lớn, biến cá ngừ đại dương thành thương hiệu lớn của Bình Định. Chú trọng thu hút đầu tư vào chế biến thủy sản, hệ thống kho bảo quản, kho cấp đông để nâng giá trị sản phẩm.

Đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo người có công; thực hiện tốt hơn công tác giảm nghèo. Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với nhu cầu của xã hội.

Không chỉ tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, đối thoại, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp mà còn tiếp tục giải quyết tình trạng nhà đầu treo, dự án treo. “Bình Định phải cụ thể hóa chương trình hành động của Chính phủ với phương châm “10 chữ”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đã cho ý kiến, giải quyết một số kiến nghị của Bình Định trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho tỉnh.

Tỉnh đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư dự án kéo điện lưới quốc gia ra xã đảo Nhơn Châu và triển khai dự án trong năm 2018 để sớm cấp điện cho xã đảo này. Thủ tướng nhất trí với kiến nghị của tỉnh, bảo đảm năm 2018 có điện cho bà con.

Trước đó, tại quảng trường trung tâm TP. Quy Nhơn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác Chính phủ đã đến dâng hoa tại tượng đài Nguyễn Sinh Sắc-Nguyễn Tất Thành, là tượng đài đầu tiên trong cả nước về Bác Hồ và phụ thân của Người. 

Cũng trong chuyến công tác, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm Nhà máy sản xuất tôn Hoa Sen tại Khu kinh tế Nhơn Hội; quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Quy Nhơn và thị sát tuyến Quốc lộ 19 mới đang thi công, nối từ cảng Quy Nhơn đến Quốc lộ 1A.

Chiều cùng ngày, tại huyện Tuy Phước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm, trao quà trong phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” của Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam.

Trao quà cho bà con huyện Tuy Phước trước thềm Xuân mới Mậu Tuất, phát biểu tại đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh quan điểm của Đảng, Nhà nước chăm lo Tết cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

Thủ tướng mong muốn bà con nỗ lực, quyết tâm hơn nữa bằng ý chí nghị lực của mình vươn lên phát triển kinh tế, khắc phục khó khăn, làm giàu cho gia đình và đóng góp xây dựng quê hương.

Thủ tướng cũng yêu cầu chính quyền sở tại lưu ý hơn nữa đến việc chăm lo Tết cho bà con, không để bất cứ gia đình nào trên địa bàn không có Tết, phấn đấu chăm lo để bà con đón một Xuân  mới vui tươi, tiết kiệm và an lành./.

Đọc thêm

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.