Gương sáng Pháp luật

ThS. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp: Người "ăn ngủ" cùng COVID-19

ThS. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp: Người "ăn ngủ" cùng COVID-19
(PLVN) - Suốt cuộc trò chuyện, ông gần như không nói về mình mà say sưa nói về công tác phòng chống dịch và những vấn đề liên quan. Gặng mãi ông mới cho hay: Suốt 2 năm qua, thời gian ông ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà.

Ông là ThS. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp (sinh năm 1970), Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ông được lãnh đạo Hà Nội trao tặng danh hiệu "Công dân ưu tú Thủ đô" năm 2020 vì những đóng góp quan trọng trong các đợt dịch COVID-19.

10 năm 'dọn ổ' chống đại dịch

Chúng tôi gặp bác sĩ Nguyễn Trung Cấp trong một buổi chiều cuối thu năm 2021. Suốt hai năm qua, không ngày nào ngơi nghỉ, anh cùng đội ngũ y bác sĩ luôn đứng ở tuyến đầu trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19.

Bác sĩ Cấp chia sẻ, trong suốt 10 năm, ngành Y tế Việt Nam luôn trong tâm thế sẵn sàng chuẩn bị với dự đoán sẽ có một đại dịch xảy ra. Bộ Y tế cùng các y bác sĩ ngành truyền nhiễm đã âm thầm chủ động các phương án để chống lại đại dịch.

Từ năm 2009, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới thiết lập chương trình đào tạo cho các tuyến dưới về các kiến thức và kỹ năng chống dịch. Tuy nhiên, quá trình triển khai, anh và đồng nghiệp cũng gặp những khó khăn nhất định, không phải tỉnh nào cũng hiểu được vấn đề chống dịch bệnh truyền nhi.

Thời điểm đầu tiên khi dịch COVID-19 bùng phát tại Việt Nam đã có 2 nhân viên y tế của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nhiễm bệnh, dù đã đảm bảo trang thiết bị tối ưu nhất, khiến các bác sĩ rất căng thẳng. Các bác sĩ đã phải rà soát lại từng bước, kiểm tra xem động tác nào hay yếu tố nào nguy hiểm để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân khiến nhân viên y tế nhiễm bệnh. Bởi khi số bệnh nhân vượt quá năng lực của hệ thống điều trị, đương nhiên tỉ lệ bệnh nhân tử vong sẽ cao.

“Đấy là lí do tại sao trong 10 năm chúng tôi đã cố gắng nâng cao năng lực. Nếu các đơn vị cử một bác sĩ có năng lực đi học nắm được vấn đề sẽ triển khai được cho toàn bộ bệnh viện, nhưng nếu cử một bác sĩ mới ra trường, không có năng lực đi học sẽ không giải quyết được vấn đề gì. Nhiều địa phương đã không nhận thức được tầm quan trọng của việc này”, bác sĩ Cấp chia sẻ.

Vừa tự học hỏi kinh nghiệm trong nước và quốc tế nâng cao kiến thức chuyên môn cá nhân, vừa làm công tác tư tưởng cho đồng nghiệp và đội ngũ y, bác sĩ kế cận tại bệnh viện tuyến đầu cả nước chống dịch bệnh truyền nhiễm, suốt 10 năm, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp là một trong những người tiên phong 'dọn ổ' chống đại dịch.

Với COVID-19, chưa thể nói trước được nó sẽ diễn biến như thế nào. Có thể bệnh này sẽ nhẹ hơn trở thành một bệnh bình thường, hoặc có thể COVID-19 sẽ biến thể thành một biến chủng quái ác hơn. “Người ta đặt tên nó là COVID-19 muốn ngụ ý rằng hoàn toàn có thể xảy ra COVID-25, COVID-26, không thể biết được đến năm nào lại xảy ra đại dịch như vậy. Chúng ta luôn phải cảnh giác với nguy cơ xuất hiện dịch bệnh. Và 10 năm qua tôi luôn nhắc đi nhắc lại điều này trong bài giảng của mình”, bác sĩ Cấp nói.

Quyết định mang tính bước ngoặt điều trị bệnh nhân COVID-19

“Điều lo lắng nhất cũng đã tới, khi dịch COVID-19 xảy ra, Vũ Hán (Trung Quốc) là nơi ghi nhận những ca mắc COVID-19 trong giai đoạn đầu tiên và sau đó là nhiều nước khác. Nhưng tâm lý của các nước, cũng như Trung Quốc chỉ nghĩ giống dịch bệnh khác, chỉ sau 1 đến 2 tháng là hết, nhưng sự chủ quan này khiến cho nhân loại phải trả giá, dịch bệnh lan ra quá rộng. Khi nó xuất hiện ở Vũ Hán đế trăm nghìn, hàng triệu người mắc và lan rộng ra toàn châu Âu, châu Mỹ, lúc đó đã trở thành một đại dịch thật sự, hoàn toàn không có dấu hiệu nhẹ đi như những dịch trước đó”, bác sĩ Cấp cho hay.

Tuy nhiên, tại Việt Nam trước khi dịch COVID-19 vào, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã xây dựng hướng dẫn để xử trí tạm thời, phải chuẩn bị bằng những kinh nghiệm từ dịch khác, như dịch SARS trước đó. Và BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương là một trong những nơi tiếp nhận bệnh nhân đầu tiên ở khoa cấp cứu.

Căng thẳng, lo lắng từ những ca bệnh đầu tiên, Phó giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương tâm sự: “Vì COVID-19 thời điểm đó là bệnh rất mới nên những bệnh nhân đầu tiên được theo dõi, khảo sát tất cả những yếu tố để cố gắng tìm ra bệnh này là gì? Cơ chế bệnh đó hoạt động ra sao, lây nhiễm như thế nào. Rất may qua theo dõi, khảo sát toàn diện, chúng tôi đã tìm được ra điểm mấu chốt của bệnh, củng cố thêm kiến thức về bệnh. Ngay từ đầu đối với bệnh nhân nặng số 19 đầu tiên, chúng tôi đã quyết định khi sử dụng corticoid và thuốc chống đông cho bệnh nhân”.

Tuy nhiên, quyết định khi sử dụng corticoid và thuốc chống đông cho bệnh nhân trong chiến lược điều trị giai đoạn đầu tiên nhận nhiều ý kiến phản đối. Theo các ý kiến này, trong bệnh cúm, việc sử dụng corticoid không đem lại hiệu quả, thậm chí gây hại cho bệnh nhân. Nhưng trong SARS lại không rõ ràng. Tuy nhiên, với kinh nghiệm cá nhân, bác sĩ Cấp lại thấy nó tốt. Và rất may mắn sau đó, những nghiên cứu trên thế giới chứng minh được thử nghiệm này tốt.

“Với việc sử dụng thuốc chống đông ban đầu chưa có bằng chứng nào chứng minh điều này. Nhưng chúng tôi đã cố gắng sàng lọc những yếu tố liên quan đối với bệnh nhân cho nên bệnh nhân được sử dụng thuốc kháng đông từ rất sớm. Từ tháng 4/2020 đã bắt đầu sử dụng thuốc chống đông cho các bệnh nhân. Sau này các nghiên cứu lớn cũng khẳng định điều này đúng và cho kết quả tốt”, bác sĩ Cấp nói.

Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, trong suốt 10 năm “dọn ổ” chống đại dịch, các bác sĩ hiểu hệ thống hồi sức cấp cứu ở các địa phương không thể đáp ứng nổi với đại dịch. Vì vậy, bắt buộc phải sử dụng chiến lược hồi sức đơn giản, để tất cả các bác sĩ của tuyến huyện, tuyến tỉnh đều có thể tham gia. Lúc này, các bác sĩ đã lựa chọn sử dụng Oxy dòng cao HFLC để điều trị cho bệnh nhân. Bởi HFLC tiết kiệm được bác sĩ, tiết kiệm chi phí hơn.

Phương pháp điều trị tích lũy qua mỗi giai đoạn của dịch

“Sau khi có chuẩn bị về mặt chiến lược điều trị, dịch bệnh tiếp tục bùng phát ở Đà Nẵng, các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch đã triển khai hệ thống ở địa bàn, tận dụng y tế cơ sở. Ngay lập tức thiết lập bệnh viện dã chiến để điều trị. Bấy giờ kiến thức điều trị bệnh nhân đã tích lũy được cơ bản, kiến thức về mặt điều trị một đơn vị hồi sức anh em gần như đã nắm được. Cho đến bây giờ BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng là đơn vị đầu tàu trong việc điều trị”, bác sĩ Cấp kể tiếp.

Khi dịch COVID-19 tiếp tục bùng đến Hải Dương, các bác sĩ tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp tục triển khai việc điều trị bệnh nhân tại địa bàn, các bác sĩ tại quận, huyện hoàn toàn có thể đáp ứng được việc điều trị COVID-19. “Từ đây chúng tôi đã rút kinh nghiệm cho mình triển khai rộng rãi hơn. Dịch COVID-19 ra tới Bắc Ninh, Bắc Giang đã định hình rất rõ được việc điều trị tháp 3 tầng. Thậm chí tầng 3 không đặt ở BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương nữa mà đưa hẳn về địa phương”, bác sĩ Cấp cho biết.

Giai đoạn phụ trách điều trị ở Bắc Ninh các bác sĩ của BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương khá tin tưởng. Vì ở Bắc Ninh các biện pháp phòng dịch được triển khai rất tốt và có sự vào cuộc rất tốt của chính quyền. Tuy nhiên bệnh viện luôn sẵn sàng cho phương án lượng bệnh nhân vượt trên mức dự kiến gấp 3 đến 4 lần nhờ kinh nghiệm từ Hải Dương.

Khi dịch xảy ra ở miền Nam, đầu tiên bệnh viện được giao địa bàn Đồng Tháp, sau đó dịch lan ra quá rộng, chúng tôi được giao thêm địa bàn như Vĩnh Long, An Giang…. Trong giai đoạn này, bệnh viện hỗ trợ các tỉnh phương án điều trị, quy mô mỗi tầng điều trị như thế nào cho phù hợp với địa bàn của tỉnh. Đồng thời cũng khảo sát từng địa điểm để thực hiện xây dựng bệnh viện dã chiến. Sau đó mới lên kế hoạch đào tạo bác sĩ điều trị để lấp đầy các cơ sở y tế đó.

“Phương pháp điều trị được tích lũy từng chút một qua mỗi giai đoạn của dịch. Ban đầu mới bùng dịch, chúng tôi lấy kinh nghiệm từ các dịch trước như SARS, cúm... Sau đó biết về COVID-19 hơn, chúng tôi thử các phương án khác nhau, lúc đó nó rõ ràng hơn, chúng ta áp dụng rộng rãi và phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Vậy nên trong 2 năm vừa rồi, phương án điều trị đã thay đổi đến 7 lần”, bác sĩ Cấp chia sẻ thêm.

Luôn tuân thủ quy tắc phòng, chống dịch COVID-19

Suốt 2 năm qua, thời gian bác sĩ Cấp ở nhà chỉ là vài tuần. Ông luôn ý thức là người đi về từ vùng dịch, luôn định hình mình là F1, F2 và cần tuân thủ đúng quy định với F1, F2. Có những khi đi công tác xe qua nhà sau mấy tháng công tác triền miên mà ông không dám vào nhà.

Theo bác sĩ Cấp, việc giám sát, nhắc nhở anh em trong bệnh viện luôn tuân thủ quy tắc phòng chống dịch là "tuân theo quy định của pháp luật". Những người phòng chống dịch cứ 3 ngày, 5 ngày phải "chọc mũi" 1 lần. Có những người nhà ở cách bệnh viện mấy trăm mét thôi cũng không được về.

Quay lại ở TP HCM và miền Tây bùng phát dịch rất lớn, hệ thống y tế quá tải nên nhiều bệnh nhân không trụ được, mặc dù lúc đó chúng ta đã huy động toàn bộ lực lượng y tế để hỗ trợ. Yếu tố quyết định ở đây chính là chính sách, một chính sách tốt sẽ tìm được số bệnh nhân hệ thống đáp ứng được và ít ảnh hưởng đến kinh tế xã hội.

Hà Nội là điển hình, giai đoạn trước dịch "bùng" khá lớn nhưng chỉ cần “quét sạch” 1 lần, tất cả mọi người có thể đi làm, sản xuất kinh doanh bình thường. “Nó giống như 1 đám cháy, đám cháy nhỏ mà dập lớn sẽ ảnh hưởng đến đồ dùng như tivi, tủ lạnh. Nhưng đám cháy to mà dập không thỏa đáng sẽ lan ra cả tòa nhà. Không ai có thể nói trước được làm thế nào là vừa, chỉ có thể làm xong nhìn lại để rút ra kinh nghiệm”, bác sĩ Cấp đúc rút.

Theo bác sĩ Cấp, có một vấn đề luôn đúng mà chúng ta chưa nghiêm túc thực hiện đó chính là virus không thể lây nhiễm khi chúng ta ở quá xa. Biện pháp 5K cơ bản để phòng chống lây bệnh từ người này qua người khác, lây từ địa phương này sang địa phương khác. Chúng ta áp dụng tốt biện pháp này thì sẽ giảm những nguy cơ phải áp dụng những biện pháp mạnh hơn. Nếu 1 người bệnh được cách ly với khoảng cách không tiếp xúc với ai thì lúc bệnh nhân khỏi hoặc không may mắn tử vong là bệnh sẽ được ngăn chặn. Nhưng nếu phá vỡ 5K, dịch lây lan thì chúng ta phải áp dụng những biện pháp mạnh hơn, thay vì 1 người cách ly thì phải cách ly cả 1 thôn, 1 xã, thậm chí cả 1 huyện, 1 tỉnh. Nhiều nước đã phải giãn cách toàn bộ. Do vậy cái giá phải trả về kinh tế, xã hội, con người nặng nề hơn rất nhiều.

“Có ai cảm thấy bức bối, khó chịu sau thời gian giãn cách xã hội vừa qua hay không? Có ai cảm thấy đau lòng khi mỗi ngày tiếp nhận thông tin về ca mắc mới, người tử vong mới không? Hãy tự hỏi lòng mình và cảm nhận. Hãy cùng tiếp tục đấu tranh với dịch bệnh, vì những người chiến sĩ đang hàng giờ cố gắng kia, vì cả Tổ quốc của mình”, bác sĩ Cấp nhấn mạnh. "Trong đại dịch, mỗi người dân là một chiến sỹ, phải chấp hành nghiêm quy định phòng chống dịch bệnh. Còn với người làm nghề y, không hành động theo cảm tính, lý trí và kiến thức phải dẫn đến hành động chuẩn xác, vì mục tiêu cao nhất là tính mạng con người".

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Đọc thêm

Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp: Quyết tâm cao trong công tác kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 28/3, Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, thi hành án dân sự theo các quy định số 131-QĐ/TW và 132-QĐ/TW của Bộ Chính trị với sự chủ trì của đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6
(PLVN) - Sáng 28/3, Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị trực tiếp và được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu cấp huyện, cấp xã triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Ngoài điểm cầu chính, Hội nghị còn kết nối trực tuyến đến 7 điểm cầu cấp huyện và 64 điểm cầu cấp xã.

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm
(PLVN) - Trong 02 ngày từ 27-28/3/2024, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, với sự hỗ trợ bởi Chương trình “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ với sự đóng góp tài chính của hai cơ quan thuộc Liên hợp quốc là UNDP và UNICEF, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp đã tổ chức Lớp tập huấn cho cán bộ địa phương về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Quy định rõ cơ chế, giới hạn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

 Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, cần tiếp cận nội dung này theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt.

Đảm bảo chất lượng, thời gian đào tạo nghề công chứng

Công chứng viên giải quyết yêu cầu của khách hàng (ảnh MH).
(PLVN) - Để góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ Công chứng viên (CCV), dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định người muốn hành nghề công chứng đều phải tham dự khóa đào tạo nghề công chứng. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật các nước theo hệ thống công chứng Latinh.

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án
(PLVN) -Ngày 25-3, Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP. Thủ Đức, TP.HCM đã tổ chức thi hành xong Bản án số 1027/2018/DSPT ngày 12-11-2018 của TAND TP.HCM; Quyết định giám đốc thẩm số 167/2019/DS-GDT ngày 4-7-2019 của TAND cấp cao tại TP.HCM; Quyết định thi hành án số 994/QĐ- CCTHADS ngày 3-12-2018 của Chi cục Trưởng Chi cục THADS TP. Thủ Đức.

Tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 trong lĩnh vực hộ tịch

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc làm việc với các đơn vị về tháo gỡ các vướng mắc triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 trong lĩnh vực hộ tịch.

Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng

Người dân thực hiện thủ tục về công chứng (ảnh MH, Báo VP).
(PLVN) - Tính đến nay, nước ta có hơn 3.300 công chứng viên (CCV) với gần 1.300 tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC). Để đảm bảo sự phát triển liên tục, ổn định, bền vững của các tổ chức này, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã quy định nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập.