Thông tin mới nhất vụ sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội phải ăn cơm thừa

Thông tin mới nhất vụ sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội phải ăn cơm thừa
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Liên quan đến vụ sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội phản ánh phải ăn cơm thừa trong thời gian học giáo dục quốc phòng, Bộ GD&ĐT yêu cầu nhà trường tăng cường chỉ đạo công tác bảo đảm chất lượng bữa ăn.

Liên quan đến vụ việc này, Phó Thủ tướng Lê Thành Long có chỉ đạo, giao Bộ GD&ĐT tạo chủ trì, khẩn trương chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm liên quan đến chất lượng bữa ăn không bảo đảm của sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Bộ GD&ĐT mới có công văn gửi Đại học Bách khoa Hà Nội về việc tăng cường chỉ đạo công tác bảo đảm chất lượng bữa ăn, an toàn vệ sinh thực phẩm sau khi có những phản ánh về chất lượng bữa ăn không bảo đảm của sinh viên trong thời gian học tập trung môn học giáo dục quốc phòng và an ninh.

Tại công văn, Bộ đề nghị Đại học Bách Khoa Hà Nội tăng cường chỉ đạo quản lý tổ chức thực hiện môn học giáo dục quốc phòng và an ninh theo các quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ và các bộ, ngành liên quan.

Đồng thời Bộ GD&ĐT yêu cầu Đại học Bách Khoa Hà Nội chỉ đạo xác minh làm rõ nội dung phản ánh về chất lượng bữa ăn không bảo đảm của sinh viên trong thời gian học tập trung môn học giáo dục quốc phòng và an ninh. Xử lý nghiêm đối với tập thể và cá nhân có liên quan (nếu có vi phạm) theo quy định của pháp luật.

"Đại học Bách Khoa Hà Nội cần chỉ đạo tổ chức bếp ăn tập trung cho sinh viên học tập môn Giáo dục quốc phòng an ninh chặt chẽ đúng quy định bảo đảm đúng, đủ định xuất bữa ăn; tài chính công khai minh bạch không để lãng phí thất thoát bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm", công văn của Bộ GD&ĐT nêu rõ.

Trước đó, theo phản ánh của một số phương tiện thông tin đại chúng, các tân sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội phải ăn cơm canh thừa trong thời gian học giáo dục quốc phòng và an ninh. Không những vậy, một số sinh viên cho biết nhiều lần đã phát hiện ra "dị vật" như gián trong thức ăn tại nhà ăn A15.

Bộ GD&ĐT cũng mới ban hành công văn về việc tăng cường chỉ đạo công tác bảo đảm chất lượng bữa ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm trong tổ chức học tập môn giáo dục quốc phòng an ninh (GDQPAN).

Trước đó, ngày 30/9/2024, Bộ GD&ĐT ban hành công văn 5986 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDQPAN năm học 2024-2025. Trong đó quy định cụ thể việc tổ chức ăn, ở tập trung cho sinh viên khi học tập môn học QPAN. Tuy nhiên, vẫn còn có cơ sở giáo dục để xảy ra tình trạng chất lượng bữa ăn chưa bảo đảm.

Bộ GD&ĐT đề nghị các đại học, học viện, trường đại học; các trường cao đẳng sư phạm; các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh: Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quy định về tổ chức dạy học môn học GDQPAN; các văn bản, tài liệu hướng dẫn hiện hành của Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế về bảo đảm chất lượng bữa ăn và vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, nhân viên, người lao động về việc tổ chức ăn tập trung và bảo đảm định lượng, chất lượng bữa ăn.

Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu tổ chức bếp ăn tập trung cho sinh viên học tập môn học GDQPAN chặt chẽ, đúng quy định; bảo đảm đúng, đủ định xuất bữa ăn; tài chính công khai, minh bạch, không để lãng phí, thất thoát; bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ sở giáo dục đại học trong việc bảo đảm đủ định lượng, chất lượng bữa ăn và vệ sinh, an toàn thực phẩm; phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.

Tin cùng chuyên mục

Để nâng cao chất lượng đào tạo công nghệ - khoa học trong nhà trường, rất cần sự đầu tư cả về công sức, tiền bạc. (Ảnh minh họa trong bài - Nguồn: PV)

“Đánh thức” tiềm năng khoa học - công nghệ ngay từ môi trường phổ thông, đại học

(PLVN) - Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn được coi là cơ sở quan trọng hàng đầu cho sự phát triển nhanh, bền vững. Tuy nhiên, để ngành khoa học - công nghệ Việt Nam đi lên tầm cao mới cần đầu tư ngay tại cấp bậc giáo dục phổ thông, đại học.

Đọc thêm

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, kiểm tra quy định dạy thêm, học thêm

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
(PLVN) - Liên quan đến những vấn đề thông tin báo chí phản ánh về quy định dạy thêm, học thêm, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã có chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền rà soát, kiểm tra, nắm bắt thông tin báo chí phản ánh về các vấn đề nêu trên để kịp thời có giải pháp xử lý phù hợp theo thẩm quyền và quy định pháp luật hiện hành; báo cáo cấp có thẩm quyền đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.

Dự án Luật nhà giáo: Luồng gió mới với ngành Giáo dục

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.
(PLVN) - Năm 2025 có thể sẽ là một năm đáng nhớ với hơn 1,6 triệu giáo viên cả nước, khi dự án Luật Nhà giáo có thể được Quốc hội thông qua. Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) về vấn đề này.

Tự hào khi tiếng Việt được giảng dạy ở xứ người

Các sứ giả tiếng Việt được vinh danh tại Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala Tiếng Việt thân thương vừa qua. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, cùng với sự lớn mạnh của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, vị thế của tiếng Việt ngày càng được đánh giá cao ở các nước, qua đó, góp phần tạo nên “sức mạnh mềm” của Việt Nam trên trường quốc tế.

Chặng đường Tiếng nói Xanh của những người truyền lửa

Chặng đường Tiếng nói Xanh của những người truyền lửa
(PLVN) -  Cuộc thi Tiếng nói Xanh mùa 2 không chỉ là sân chơi để các bạn học sinh THPT thể hiện tài năng hùng biện - tranh biện và tình yêu với môi trường mà còn là hành trình đầy ý nghĩa với chính thầy cô giáo của các em - những người đồng hành thầm lặng, truyền cảm hứng và hỗ trợ cả về tư duy lẫn kỹ năng.