Đại học Bách khoa nói gì khi sinh viên phản ánh phải ăn cơm thừa?

Hình ảnh sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội ăn cơm canh thừa, dị vật phát trong chương trình Chuyển động 24h - VTV24.
Hình ảnh sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội ăn cơm canh thừa, dị vật phát trong chương trình Chuyển động 24h - VTV24.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Liên quan đến vụ việc tân sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội phản ánh phải ăn cơm thừa trong thời gian học giáo dục quốc phòng, lãnh đạo nhà trường nhận lỗi và hứa sẽ xử lý, không né tránh.

Ngày 8/10, Đại học Bách khoa Hà Nội thông tin chính thức về phản ánh của sinh viên với chất lượng bữa ăn trong thời gian học giáo dục quốc phòng và an ninh.

Bất ngờ khi xem hình ảnh thức ăn thừa được dồn lại để tiếp tục chia cho sinh viên, PGS.TS Huỳnh Đăng Chính - Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng “điều này là không thể chấp nhận được”.

"Khi nhìn thấy hình ảnh trong video clip, việc đầu tiên, chúng tôi nhận thấy vai trò, trách nhiệm trực tiếp của ban lãnh đạo khi để xảy ra việc này", lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ với báo giới và cho biết sẽ xử lý nghiêm các cá nhân để xảy ra vụ việc. Đồng thời, phía trường sẽ tiếp tục tìm 1 bên cung cấp đảm bảo các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngay trong đêm 7/10, nhà trường đã tới gặp các sinh viên đang học giáo dục quốc phòng an ninh để lắng nghe ý kiến góp ý, tâm tư, nguyện vọng

Về những hình ảnh "dị vật" xuất hiện trong thức ăn, đại diện Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay, năm học trước, có 2 lần sinh viên phản ánh có gián nhỏ trong đồ ăn là đúng sự thật. Giải trình của nhà ăn là do máy xay thịt có gián chui vào bên trong, nhà ăn đã tiếp nhận thông tin phản ánh và xử lý ngay.

"Trên các kênh chính thống, nhà trường chưa nhận được bất cứ phản ánh nào từ sinh viên về các suất ăn. Thứ hai, định kỳ trung tâm y tế kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm cũng không phát hiện ra", vị đại diện này nêu.

Cũng theo PGS.TS Huỳnh Đăng Chính, phản ánh của sinh viên về việc "cơm thừa" chưa thực sự đúng. Việc này bắt nguồn từ việc sinh viên dùng cơm theo bàn. Thức ăn chia từng khay, mỗi bàn sẽ có 1 bát tô cơm và sinh viên sẽ lấy cơm vào khay theo nhu cầu ăn. Một số bàn, sinh viên nữ sức ăn kém, tô cơm chung còn thừa sẽ được dồn lại để tránh việc lãng phí.

"Chúng tôi đã rút kinh nghiệm, yêu cầu nhà ăn đựng cơm vào các thùng giữ nhiệt, sinh viên sẽ di chuyển đến và lấy cơm về khay theo nhu cầu ăn", ông Chính thông tin.

Lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết thêm, năm ngoái, Ban Giám đốc nhận được phản ánh của sinh viên kiến nghị về việc thức ăn không đủ. Và PGS.TS Huỳnh Đăng Chính là người trực tiếp xuống kiểm tra đột xuất và ăn thử. Việc này kéo dài 1 tuần và được đánh giá “không thấy có vấn đề gì”.

Sau đó, trường không nhận thêm được phản hồi nào của sinh viên qua kênh chính thống. Ngoài ra, định kỳ hàng năm Trung tâm y tế quận cũng đến kiểm tra nhưng chưa phát hiện điều gì.

“Ở góc độ nào đó, nhà trường phần nào tin tưởng với kết quả này, vì thế cảm thấy bất ngờ khi xem được video ghi lại”, ông Chính nói.

Sau vụ việc, ông Chính cho biết nhà trường đã dán các QR code tại các khu sinh viên để trực tiếp nhận phản ánh về các vấn đề trong trường. Thông qua cách này, nhà trường sẽ chủ động nắm bắt, tránh việc xảy ra chuyện nhưng trường không hay.

“Sau sự việc, Đại Bách khoa Hà Nội nhận thấy mình có trách nhiệm lớn nhất. Đây cũng là sự việc để chúng tôi nhìn nhận lại và có trách nhiệm hơn với mọi công việc liên quan đến nhân sự, con người bên cạnh công tác chuyên môn”, lãnh đạo Đại học Bách khoa nói.

Trước đó, một số tân sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội phản ánh chất lượng bữa ăn trong 2 tuần học giáo dục quốc phòng an ninh của trường không đảm bảo.

Cụ thể, cơm thừa trong bát của từng bàn trong bữa ăn trước, được thu gom trộn đều, đổ vào khay. Sau đó, nhân viên của nhà ăn đổ số cơm thừa này vào thùng đựng cơm chung và tiếp tục chia cho các đơn vị đến ăn sau.

Không chỉ cơm thừa bữa trước được tái sử dụng cho bữa sau, những bát canh ăn dở của mỗi bàn cũng được thu gom lại, đổ vào nồi. Sau đó, nhà bếp yêu cầu các sinh viên của tiểu đội phục vụ dồn hết số canh thừa này vào một nồi canh chung để chia cho người ăn sau. Đặc biệt, một số sinh viên phản ánh, chứng kiến dị vật trong bữa ăn, nhiều sinh viên sợ hãi phải mua bánh mì ăn tạm.

Đọc thêm

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa
(PLVN) - Sáng 11/11, Sở giáo dục và Đào tạo và Cựu giáo chức TP HCM tổ chức họp mặt Nhà giáo đi B (vượt Trường Sơn vào Nam chống Mỹ cứu nước) và nhà giáo nội đô (thầy cô tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch), nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Vì sao giáo viên chủ nhiệm lớp 1 được phụ cấp cao hơn nhà giáo khác?

Đại biểu Nguyễn Thanh Phong, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long tham gia ý kiến.

(PLVN) - Cho rằng giáo viên lớp 1 là người đặt viên gạch đầu tiên tạo nền tảng vững chắc cho những lớp sau, Đại biểu tỉnh Vĩnh Long đề nghị giáo viên chủ nhiệm lớp 1 cần có phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác cao hơn so với các nhà giáo khác để có thêm động lực nỗ lực nhiều hơn.

Khát vọng đưa giáo dục ngang tầm với các nước phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. (Ảnh trong bài: MOET).
(PLVN) - Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính và ý kiến trao đổi của các thành viên Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ hoàn thiện dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận 91 đề trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, dự kiến trước ngày 20/11/2024.

Cơ quan chủ quản yêu cầu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại giải trình về thu, chi tài chính

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại có địa chỉ tại 126 P. Xốm, Phú Lâm, Hà Đông, TP Hà Nội.
(PLVN) - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại Nguyễn Trung Sơn khẳng định, khoảng 10 năm nay, nhà trường không có tiền để chi trả phụ cấp ưu đãi nghề (phụ cấp đứng lớp) và phụ cấp thâm niên nhà giáo cho cán bộ giao viên, kể cả bản thân ông. Vấn đề này đã được nhà trường báo cáo tài chính, kiến nghị với Bộ Công Thương hàng năm, nhưng chưa bao giờ nhận lại được phản hồi.  

Đại học Nha Trang tiên phong trong việc công bố dự thảo phương hướng tuyển sinh đại học từ năm 2025

Quang cảnh buổi Hội thảo
(PLVN) -  Ngày 5/11, Trường Đại học Nha Trang đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh đại học nhằm thích ứng với chương trình Giáo dục phổ thông mới”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Sở GDĐT cùng lãnh đạo Phòng giáo dục Trung học của 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, Ninh Thuận và Khánh Hòa.

Nhiệm vụ trọng tâm đổi mới giáo dục

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là chuyện lớn của quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 15/9/1945”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.