Gương sáng Pháp luật

Thầy “Đinh Tùng”, “Tủ bánh mì 0 đồng” và bí quyết “kéo” học sinh bản nghèo đến trường

(PLVN) - Ở Pờ Tó ( huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai ), thầy Vũ Văn Tùng được Già làng đặt tên là “Đinh Tùng” với ý nghĩa người con mang họ của đồng bào Ba Na. Người thầy ấy tuần ba buổi dậy từ 4h sáng đi 40km cheo leo đến trường cùng thùng bánh mì cho học trò. Từ quỹ “Bánh mỳ không đồng”, thầy tạo sinh kế, tặng bò, tặng nhà cho gia đình những em đặc biệt khó khăn, đưa các em bệnh hiểm nghèo đi điều trị…

Mùa “kéo” học sinh đến trường ở bản làng nghèo nhất nước

Trong Chương trình Vinh quang Việt Nam dịp 19/5 vừa qua, thầy Vũ Văn Tùng một lần nữa về Hà Nội trong niềm xúc động thiêng liêng vào đúng ngày sinh nhật Bác. Trước đó, dịp 20/11 năm 2023, thầy được vinh danh cùng 58 thầy cô tiêu biểu trên cả nước tại chương trình Chia sẻ cùng thầy cô…

Là thầy giáo ở một trong những bản làng khó khăn nhất cả nước, những ngày này, chuẩn bị bước vào năm học mới, thầy đang gấp rút hoàn thành những mái ấm cho gia đình học sinh đặc biệt khó khăn, mỗi căn trị giá 90 triệu đồng… Và như thường lệ, thầy đến từng nhà “ kéo’ học trò trở lại trường trước thềm năm học mới. Trên trang cá nhân, thầy chia sẻ clip, gọi các em đi học, cậu em di chân cúi đầu, cậu anh thì ôm đầu đi lại phơi thóc trên sân nhà sàn… Cùng với đó, thầy cũng đang xin sách vở, dụng cụ học tập, gạo cho học trò đón năm học mới.

Thầy giáo Vũ Văn Tùng sinh năm 1980 ở Diễn Châu, Nghệ An. Sau khi tốt nghiệp khoa Sử, Trường Đại học Đà Lạt, năm 2007, cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp đại học, mang ba-lô hăm hở bước vào trường THCS Cù Chính Lan, xã Ia Kdăm một xã vùng ba có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn của huyện Ia Pa. Tiếp đó là trường THCS Lương Thế Vinh, xã Pờ Tó - cũng là một xã vùng ba vất vả không kém. Nơi ấy vào mùa mưa đường sá đi lại vô cùng gian nan, nhiều chỗ bị chia cắt, dân cư thưa thớt, thời tiết khắc nghiệt.

Năm 2015, Trường Tiểu học - THCS Đinh Núp được thành lập, thầy lại “khăn gói” xung phong lên đường nhận nhiệm vụ mới. Ở đây điều kiện giao thông đi lại rất khó khăn, mùa khô nắng rát mặt và phủ đầy bụi đỏ, mùa mưa thì nhiều đoạn đường sình lầy, trơn trượt từ nhà đến trường 40km, phải mất hơn vài tiếng đồng hồ.

Và rồi, thầy Tùng nhiều lần gặp cảnh lớp học chỉ còn 3-4 em, thậm chí chỉ một thầy một trò sau giờ giải lao buổi sáng. Thầy xót xa khi biết các em bỏ về để kiếm đồ ăn vì bụng đói.

Thầy Tùng thường xuyên đi xin sách vở, dụng cụ học tập, gạo cho học trò đón năm học mới.

Thầy Tùng thường xuyên đi xin sách vở, dụng cụ học tập, gạo cho học trò đón năm học mới.

Với 385 hộ dân, trong đó gần 90% là người dân tộc Ba Na thuộc hai thôn Bi Giông và Bi Gia, phong tục tập quán của người dân còn lạc hậu nên việc vận động học sinh đến trường cũng như duy trì sĩ số lớp là một điều không dễ dàng. Học sinh đi học luôn trong tình trạng thiếu sách vở, quần áo, giày dép, thậm chí cơm không đủ no. Thầy Tùng cho biết: “ Thầy cô ở đây ngoài việc đứng lớp giảng dạy sẽ còn phải nắm rõ từng nhà học sinh, cả khu vực nương rẫy của gia đình các em để lên vận động, tìm học sinh mỗi khi các em bỏ học đi làm nương rẫy giúp gia đình”.

Một lần khác, thầy đang ở lớp học thì nghe các em học sinh nói: “Thầy ơi! bạn Đinh Beng lên rẫy làm cho người Kinh rồi”. Chỉ kịp khoác vội chiếc ba lô và cưỡi lên “con ngựa sắt” già, thầy Tùng lại bắt đầu một cuộc hành trình hơn 40km đi tìm kiếm học trò.

Sau gần 2 giờ đồng hồ rong ruổi đường rừng, thầy Tùng tìm thấy học sinh của mình trong một túp lều giữ rẫy của người dân vào đúng giờ nghỉ trưa. Thầy Tùng tiến lại gần và nói: “ Về với thầy với lớp đi em”. Bỗng có tiếng lanh lảnh của một người phụ nữ trạc tuổi 40: “ Sao anh lại cướp công của tôi?”. Loay hoay tìm hết lời lẽ vận động, giải thích, mãi đến xế chiều hai thầy trò mới được người phụ nữ ấy “tha” cho về với 60.000 đồng là nửa ngày công của em.

Cùng với chương trình “ Tủ bánh mỳ 0 đồng”, thầy Tùng (áo trắng, đứng giữa) còn xây dựng Quỹ sinh kế. Từ nguồn kinh phí vận động, thầy đã mua dê, mua bò, dựng nhà tặng cho học sinh nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp gia đình phát triển kinh tế

Cùng với chương trình “ Tủ bánh mỳ 0 đồng”, thầy Tùng (áo trắng, đứng giữa) còn xây dựng Quỹ sinh kế. Từ nguồn kinh phí vận động, thầy đã mua dê, mua bò, dựng nhà tặng cho học sinh nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp gia đình phát triển kinh tế

Đưa được học sinh về nhưng trong lòng thầy Tùng vẫn canh cánh một nỗi lo vì không biết sẽ giữ được em bao lâu... Em không phải là trường hợp duy nhất. “Trường chúng tôi đóng chân trên địa bàn của 2 làng Bi Giông và Bi - Gia, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai, được mệnh danh là làng nghèo nhất của một trong những huyện nghèo nhất cả nước”, thầy Tùng xúc động nói.

Chính vì thế, công việc của của thầy cô nơi đây là buổi sáng đi dạy, buổi chiều đi vận động. Trước ngày tựu trường, ngày nào các thầy, cô cũng đi vận động. Bắt đầu đi khi con gà còn chưa gáy, lúc trở về nhà các con đều đã ngủ thiếp đi tự lúc nào.

Thế nhưng, vận động các em ra lớp đã khó, ngăn học sinh bỏ học giữa chừng còn khó hơn. Bởi vậy các thầy cô giáo phải thường xuyên đến từng nhà, thậm chí phải ngủ qua đêm tại làng để “kéo” học sinh ra lớp. Những ngày đầu khi đến vận động nhiều phụ huynh cự tuyệt, thậm chí xua đuổi giáo viên và hỏi: “ Đi học làm gì? Đi học có tiền không?”. Và thậm chí đóng sập cửa lại…

Không nản chí, thầy Tùng đã cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm việc, tạo sự gần gũi với già làng. Từ đó mới tâm sự để già làng hiểu và cùng tác động đến phụ huynh, học sinh.

“Tủ bánh mì không đồng” và hơn thế!

Từ kinh nghiệm dạy con em vùng đồng bào khó khăn, thầy Tùng cho biết, vào vụ mùa, cha mẹ các em lên rẫy dựng chòi ở lại nên các em thường bỏ học đi theo. Em nào ở nhà thì phải tự lo cơm nước. Từ đó, thầy Tùng đã nảy ra ý tưởng, xây dựng mô hình “Tủ bánh mì 0 đồng”. Sau khi nghe tâm sự của thầy, một chủ lò bánh mỳ đã quyết định hỗ trợ 60 ổ bánh mỳ mỗi tuần. Tuy nhiên số bánh mỳ như vậy là không đủ cho hơn 370 học sinh nên thầy Tùng đã phải trích một phần tiền lương ít ỏi của mình ra để mua thêm bánh mỳ.

Thầy Vũ Văn Tùng là 1 trong 10 cá nhân được vinh danh trong Chương trình “Vinh quang Việt Nam” năm 2024

Thầy Vũ Văn Tùng là 1 trong 10 cá nhân được vinh danh trong Chương trình “Vinh quang Việt Nam” năm 2024

Ngày 05/12/2021, “Tủ bánh mỳ 0 đồng” chính thức được khai trương. Nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của các nhà hảo tâm và sự lan tỏa của mô hình, đến nay cứ đều đặn vào các sáng thứ 2, thứ 4 và thứ 6, “Tủ bánh mì 0 đồng” đã hỗ trợ bữa ăn sáng cho hơn 200 em học sinh và đồng bào dân đặc biệt khó khăn tại các điểm trường. Thỉnh thoảng, thầy Tùng chuẩn bị thêm sữa, xúc xích cho các em ngon miệng hơn hay đổi qua xôi, bánh bao để bữa sáng thêm đa dạng. Mỗi buổi như vậy hết từ 800 ngàn đến 1 triệu đồng.

Ông Lê Công Tấn, Hiệu trưởng Trường TH và THCS Đinh Núp, cho biết: “ Các em học sinh người dân tộc Ba Na hay nhịn ăn sáng vì không có điều kiện, nhờ tủ bánh mì và các món ăn sáng của thầy Tùng, các em đi học đều đặn hơn. Ngoài chuẩn bị đồ ăn sáng, 2 năm học vừa qua, thầy Tùng còn tặng nhu yếu phẩm cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tặng bò cho gia đình học trò tăng gia sản xuất, thầy đưa các em mắc bệnh hiểm nghèo đi chữa trị và năm 2024 thầy cùng Hội Chữ thập đỏ huyện trao tặng nhà cho gia đình học sinh đặc biệt khó khăn…”.

“Hành trang đến lớp của tôi ngoài trang giáo án còn có giỏ bánh mì phía sau. Dọc đường đi sáng sớm, trời tối đen, phảng phất sương mù hay mưa nhỏ, tôi chỉ sợ ướt bánh mì chứ không lo ướt mình vì có quần áo thủ sẵn trong cốp xe rồi”, thầy giáo Tùng chia sẻ.

Cũng từ ngày đó, sáng nào thầy Tùng cũng phải ra khỏi nhà lúc 4h để qua lò bánh mỳ cách nhà 25 km lấy bánh về phát cho học sinh vào lúc 6h sáng và kết thúc vào lúc 6h30.

Từ ngày triển khai “Tủ bánh mỳ 0 đồng”, các em học sinh đến trường đúng giờ, sĩ số học sinh được đảm bảo.

Song song với chương trình “ Tủ bánh mỳ 0 đồng”, thầy Tùng còn xây dựng quỹ sinh kế. Từ nguồn kinh phí vận động thầy đã mua dê, mua bò tặng cho học sinh nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp gia đình phát triển kinh tế, đủ ăn để con em được đến trường.

Từ năm 2021 đến nay quỹ đã trao tặng 5 con dê sinh sản có trị giá hơn 10 triệu đồng và 6 con bò sinh có giá hơn 70 triệu đồng cho 8 em. Hiện thầy đã mua 5 con bò giống sinh sản, gửi nuôi tại chuồng của dân để xây dựng quỹ sinh kế hỗ trợ lâu dài cho học sinh với số tiền gần 80 triệu đồng.

Đến nay đàn bò này đã sinh sản thêm 4 con. Tuy nhiên thầy Tùng vẫn trăn trở: Khó khăn lớn nhất là làm sao để duy trì được quỹ sinh kế. Việc gửi bò, dê ở nhà người dân để nhờ chăm nuôi chỉ là phương án tạm thời, thầy trò nơi đây mong muốn có kinh phí để có một vài sào đất dựng trại chăn nuôi, trồng cỏ để phát triển đàn bò lâu dài.

Không những thế, thầy Tùng còn hỗ trợ cho các bệnh nhân nghèo điều trị COVID-19, hỗ trợ đưa học sinh đi chữa bệnh. Trong số đó, nặng nhất là một em học sinh bị nhiễm trùng nấm, một loại nấm lạ ăn sâu vào tận xương sọ não. Và rồi thầy đưa trò đi chữa bệnh ròng rã 5 tháng mới hết bệnh. Hay trường hợp một học sinh đi chữa bệnh tim bẩm sinh, nhờ sự kết nối của thầy nên đã được tài trợ 100% chi phí phẫu thuật...

Nói tiếng phổ thông chưa rành, anh Đinh Tơn (40 tuổi, cha của em Đinh Phyêm, học trò của thầy Tùng) đã xúc động kể lại chuyện con trai được thầy Tùng đưa đi Quy Nhơn điều trị bệnh nấm lạ ròng rã mấy tháng trời. Anh cho biết thêm: “Tôi có 3 đứa con, nuôi thêm 2 đứa cháu mồ côi nữa nên con đi học không được ăn sáng. Có bánh mì của thầy, bé đi học vui lắm, về nhà thì chỉ có đi chăn bò, ăn cơm với canh lá mì thôi”...

“Thầy ơi, thầy đừng bỏ chúng em!”

Sau nhiều năm gắn bó với nơi đây, nghĩ thương vợ phải hy sinh một mình chăm lo cho gia đình, con cái thì thiệt thòi vì bố hôm nào cũng đi làm từ tờ mờ sáng đến tối mịt mới về, mùa hè năm 2021 thầy đã viết đơn xin chuyển công tác về gần gia đình. “ Vô tình một học sinh đọc được lá đơn của tôi nên đã cùng các bạn gặp thầy bày tỏ: “Thầy ơi, thầy đừng bỏ chúng em!”, tôi đã vô cùng xúc động và cất luôn hồ sơ đó.…”, thầy Tùng tâm sự.

Cùng với các nhà tài trợ, thầy Tùng trích thêm lương giáo viên của mình để hỗ trợ bánh mì cho các em học sinh xa nhà

Cùng với các nhà tài trợ, thầy Tùng trích thêm lương giáo viên của mình để hỗ trợ bánh mì cho các em học sinh xa nhà

“ Là một giáo viên Lịch sử, khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới tôi phải tìm tòi, học hỏi thêm. Phải dụng phương pháp mới phát huy năng lực của học sinh như sử dụng công nghệ thông tin, lồng ghép phim ảnh. Hiệu quả rõ nhất là học sinh ngày càng thích học hơn, chịu hợp tác xây dựng bài rất tốt thay vì chỉ ngồi thụ động như trước đây”...

“Dạy học sinh không chỉ là dạy chữ, nhân cách, mà còn dạy các em về đạo đức, lối sống nên tôi luôn minh bạch mọi thu chi và động viên các em vững bước đến trường. Là một giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, chúng tôi mong sao Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương chính sách hỗ trợ giáo viên, đặc biệt là giáo viên vùng sâu, vùng xa. Đồng thời cải thiện dân trí, phát triển kinh tế nơi đây để người dân có cuộc sống ổn định. Bởi với đồng bào, bụng chưa no thì con chữ học không vào được”, thầy Tùng bộc bạch...

Chia sẻ về những nghĩa cử của mình, thầy Tùng xúc động, do thầy lớn lên từ đồng ruộng, từ miền quê nghèo, thời thơ ấu và bước đường của thầy luôn có những người thầy và nhiều người giúp đỡ nên thầy đã thương học trò như con mình. Với thầy, cuộc sống là một chuỗi hành trình dài, thầy luôn biết ơn những điều tốt đẹp trong cuộc đời. Bởi sự biết ơn cũng là một niềm hạnh phúc...

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Ông Trần Văn Triều, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, Liên đoàn Lao động TP HCM, hiện là Chủ tịch Hội Luật Gia Quận 12 TP HCM, ông cho biết, sẽ tiếp thực hiện con đường “đồng hành” hỗ trợ pháp lý cho những người lao động yếu thế.

Ông Trần Văn Triều - Người giữ cho đời một phần “công bằng”, tử tế

(PLVN) - Không dễ để thuyết phục ông Trần Văn Triều chia sẻ . Vị cán bộ vừa khép lại đúng 40 năm công tác, trong đó có hơn 17 năm gắn bó với công tác Công đoàn và người lao động (Liên đoàn Lao động TP HCM và Trung tâm Tư vấn pháp luật), chỉ cười nhẹ: “Tôi chỉ làm đúng phần việc của mình thôi, có gì đáng để viết đâu.” Chỉ đến khi nhắc về những người lao động từng được ông âm thầm hỗ trợ, ông mới chậm rãi nhận lời - k hông để kể thành tích, mà để nhìn lại những ký ức đậm dấu chân công lý mà ông đã bền bỉ đi qua.

Đọc thêm

Xây dựng các cơ chế đặc thù cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 28/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị có liên quan về việc xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách đặc thù cho công tác xây dựng pháp luật và giải thích, hướng dẫn, áp dụng, kiểm tra, rà soát, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Quy định 'mở' về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tổ chức thi hành pháp luật

Quang cảnh Hội thảo Lấy ý kiến góp ý. (Ảnh PV)
(PLVN) - Chiều 28/3, Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến góp ý các dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hai Phó Cục trưởng Lê Thanh Bình và Hoàng Xuân Hoan đồng chủ trì Hội thảo.

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế 'Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư'

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hồng Mây)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tới đây tại Quảng Ninh, với sự tham gia của khoảng 150 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật XLVPHC để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước và bảo vệ quyền công dân

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh PV)
(PLVN) - Liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã nhấn mạnh, nếu không cấp thiết sửa Luật này thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước và ảnh hưởng đến quyền công dân.

Chánh án Tráng A Tếnh hết lòng với việc “gieo” pháp luật

Chánh án TAND huyện Mai Sơn (Sơn La) Tráng A Tếnh
(PLVN) - Ngoài tận tâm, hết lòng vì ngành Tòa án, Chánh án TAND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Tráng A Tếnh còn luôn đau đáu với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nơi “chôn nhau cắt rốn”. Trong phiên tòa dân sự, hình sự hay những lần công tác đến các bản làng xa xôi, ông đều cố gắng tuyên truyền cho người dân biết luật, hiểu luật, sống và làm theo pháp luật.

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng
(PLVN) -  Hầu hết các ý kiến đưa ra tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hoá tập trung”, do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27/3/2025 đều cho rằng, để quản lý tốt nhất sàn giao dịch tài sản mã hóa, cần liên kết với tài khoản ngân hàng.

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013: Nghiên cứu kỹ lưỡng khi thiết lập bộ máy hành chính mới

Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. (Ảnh: trong bài: PV)
(PLVN) - Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. Quá trình cải cách này đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng để vừa bảo đảm tinh gọn bộ máy, vừa duy trì hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới.

Nữ giảng viên người dân tộc Khmer nỗ lực đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Cô Hữu Kim Ly, giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau.
(PLVN) - Tại Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau, mỗi khi nhắc đến cô Hữu Kim Ly, mọi người đều ấn tượng với trình độ chuyên môn và sự tâm huyết, trách nhiệm của một nữ giảng viên tiêu biểu . Đ ặc biệt , không chỉ đưa kiến thức pháp luật, nghiệp vụ đến cho học viên, mà còn tích cực đưa pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số.

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số
(PLVN) - Các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đã đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư của công dân Việt Nam trong kỷ nguyên số, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.

Luật Thủ đô 2024 - Kỳ 3: Để triển khai hiệu quả, cần sự đồng lòng của chính quyền, người dân và doanh nghiệp

TS. Mạc Quốc Anh.
(PLVN) - Ngày 1/1/2025 Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực. Văn bản pháp luật này được kỳ vọng tạo ra một khung pháp lý vững chắc nhằm giúp Hà Nội phát triển bứt phá, xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - công nghệ của cả nước. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và những nội dung mới của luật, PLVN đã có buổi trao đổi với TS. Mạc Quốc Anh - Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển doanh nghiệp (DN); Phó Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội.

Quy định hạn chế về quyền quyết định số con không còn phù hợp

Quy định hạn chế về quyền quyết định số con không còn phù hợp
(PLVN) -  Chiều 25/3, tại trụ sở Bộ Tư pháp, chủ trì hội đồng thẩm định Hồ sơ xây dựng Pháp lệnh sửa đổi điều 10 của pháp lệnh dân số , Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định Nguyễn Thị Hạnh , Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính y êu cầu cơ quan soạn thảo cần tính đến các cơ chế dài hạn, có tầm nhìn xa, dự báo xu hướng sinh sản, đồng thời xây dựng chính sách gắn kết mức sinh với chất lượng dân số .