Gương sáng Pháp luật

Thẩm phán Nguyễn Thị Cúc: “Bông hồng thép” của huyện miền núi Thạch Thành

Nữ Thẩm phán, Chánh án Tòa án nhân dân huyện Thạch Thành Nguyễn Thị Cúc (ảnh: Nguyễn Tuấn)
Nữ Thẩm phán, Chánh án Tòa án nhân dân huyện Thạch Thành Nguyễn Thị Cúc (ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Có thể nói, làm một nữ Thẩm phán đã khó khăn, vất vả, làm một nữ Chánh án sẽ càng áp lực hơn nữa. Xong, nữ Thẩm phán, Chánh án Tòa án nhân dân huyện Thạch Thành - Nguyễn Thị Cúc luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành những nhiệm vụ khó, để góp sức mang đến công lý cho nhân dân trên địa bàn huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa.

Chánh án Nguyễn Thị Cúc sinh năm 1973 tại xã Hoằng Sơn, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ngay từ nhỏ, chị đã yêu ngành Luật. Sau khi tốt nghiệp đại học, trở thành cử nhân Luật, cứ thế như một lẽ tự nhiên, chị về cống hiến cho ngành Tòa án nhân dân xứ Thanh.

Năm 2013, chị Nguyễn Thị Cúc được bổ nhiệm làm Thẩm phán, đến tháng 11/2018 được tái bổ nhiệm và tháng 6/2019 được bổ nhiệm Thẩm phán trung cấp. Hiện nay, chị Cúc đang đảm nhận trọng trách Ủy viên BCH Đảng bộ huyện Thạch Thành, Bí thư Chi bộ, Chánh án TAND huyện.

Bản lĩnh, trí tuệ, công tâm

Ở Tòa án nhân dân huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, Chánh án Nguyễn Thị Cúc được biết đến là nữ lãnh đạo luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ trong cả lĩnh vực chuyên môn và công tác Đảng, công tác đoàn thể.

Trên cương vị Chánh án Tòa án nhân dân huyện, chị vừa trực tiếp tham gia xét xử, vừa xây dựng kế hoạch phân công tổ chức xét xử các loại án khoa học, trao đổi nghiệp vụ, quán triệt và triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ khác trong đơn vị được cấp trên giao.

Chánh án Nguyễn Thị Cúc tâm sự: “Thạch Thành là một huyện miền núi có diện tích rộng, toàn huyện có 23 xã và 02 thị trấn, với nhiều dân tộc sinh sống nhưng chủ yếu là 2 dân tộc Kinh và Mường. Trình độ dân trí có những nơi còn hạn chế, điều kiện về cơ sở vật chất và đời sống của nhân dân những năm gần đây đã được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn. Do đó, vấn đề giải quyết án cũng gặp không ít những thách thức. Thêm vào đó, những năm vừa qua, số lượng án mà TAND huyện Thạch Thành phải giải quyết ngày càng nhiều và phức tạp, trong khi biên chế lại ít đi”.

Hơn ai hết nắm rõ tình hình địa phương, đơn vị, Thẩm phán Nguyễn Thị Cúc luôn tâm niệm khi đã lựa chọn con đường “bảo vệ công lý” thì có gian nan, vất vả và cả nguy hiểm tới đâu, người Thẩm phán cần phải có bản lĩnh, trí tuệ và điều quan trọng là cái “Tâm” với nghề. Vì trọng trách của mỗi Thẩm phán là đưa ra những phán quyết công tâm, nghiêm minh, thấu tình đạt lý, đúng pháp luật.

“Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chị Cúc luôn sát cánh cùng chúng tôi, từ những việc công hay việc tư, nhiều hoạt động tập thể của cơ quan được chị hỗ trợ. Chị vừa là lãnh đạo, vừa là người chị dìu dắt, phát huy trí tuệ của tập thể và tinh thần trách nhiệm cao của mỗi cá nhân, tạo ra một tập thể vững mạnh, đoàn kết. Bên cạnh đó, sếp Cúc luôn chủ động, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, của ngành, từ đó nghiên cứu, vận dụng đúng quy định của pháp luật, nên việc giải quyết các vụ án đảm bảo chính xác, khách quan, đúng pháp luật, tạo niềm tin trong nhân dân, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn” ông Lê Văn Quân - Phó Chánh án TAND huyện Thạch Thành cho biết.

Năm 2021, vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19, nữ Chánh án đã lãnh đạo toàn đơn vị thụ lý, giải quyết xét xử là 516 vụ, việc các loại, nhiều hơn năm trước 40 vụ, việc, đã giải quyết xét xử được 465 vụ án đạt tỷ lệ chung 90,12%. Hoà giải thành án dân sự, kinh doanh thương mại, hòa giải thành về con cái, tài sản, án phí trong các vụ án về hôn nhân gia đình là 248 vụ việc, đạt tỷ lệ 70,06%. Các vụ án đơn vị đã giải quyết cơ bản đảm bảo chất lượng. Trong năm, không có vụ án nào bị sửa do nguyên nhân chủ quan, có 01 vụ án bị hủy bằng 0,22%.

Thẩm phán Nguyễn Thị Cúc điều hành phiên xét xử trực tuyến (ảnh do đơn vị cung cấp)

Thẩm phán Nguyễn Thị Cúc điều hành phiên xét xử trực tuyến (ảnh do đơn vị cung cấp)

Các bản án, quyết định của Toà án nhân dân huyện có tính khả thi, tạo thuận lợi cho công tác thi hành án dân sự. Đã ra 152 quyết định thi hành án hình sự đúng thời hạn quy định. Đơn vị cũng đã công bố trên cổng thông tin điện tử của Tòa án được 354 bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; tổ chức được 06 phiên tòa rút kinh nghiệm. Ngoài vai trò là người định hướng, kết nối trong tập thể đơn vị, với nhiệm vụ của mình, Thẩm phán Nguyễn Thị Cúc còn đưa ra được các sáng kiến, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác.

Bản thân Thẩm phán Nguyễn Thị Cúc luôn sẵn sàng đương đầu với thử thách, kiên trung với con đường mình lựa chọn. Năm 2021, chị đã trực tiếp được giao giải quyết 170 vụ việc các loại; đã giải quyết, xét xử được 148 vụ việc. Năm 2022, đã trực tiếp giải quyết 170 vụ án các loại; sáu tháng đầu năm 2023, đã giải quyết 78 vụ án các loại. với số vụ việc hòa giải thành là 114.

Nữ Thẩm phán chia sẻ: “Tôi luôn cố gắng đẩy nhanh tiến độ giải quyết công việc, đúng quy định của pháp luật, không để quá hạn luật định, nâng cao tỷ lệ hòa giải thành. Vì thế, năm 2021, hoà giải thành 94 vụ việc, xét xử 53 vụ án; năm 2022 hòa giải thành 114 vụ việc; sáu tháng đầu năm 2023, hòa giải thành 52 vụ việc. Các vụ án đã giải quyết, xét xử đảm bảo chất lượng. Không xét xử oan người không có tội, không bỏ lọt tội phạm. Không có án bị hủy, bị sửa. Bản án, quyết định tuyên rõ ràng tạo thuận lợi cho công tác thi hành án dân sự”.

Đối với việc giải quyết các vụ án hình sự, Thẩm phán Nguyễn Thị Cúc đã nghiên cứu cẩn thận, toàn diện các vụ án được giao, đã tranh thủ sự phối hợp, giúp đỡ của các đồng nghiệp và trí tuệ tập thể nên đã xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tất cả các vụ án được phân công chị đều giải quyết, xét xử trong hạn luật định, không có vụ nào để quá hạn.

Trong việc giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự, Hôn nhân và gia đình người nữ Thẩm phán ấy luôn tôn trọng nguyên tắc tự định đoạt của các đương sự, tích cực, kiên trì hòa giải, thuyết phục, thu thập chứng cứ, tài liệu trong vụ án đầy đủ, toàn diện, đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự, hướng dẫn của ngành, nên tỷ lệ hòa giải thành cao, các vụ án đã giải quyết đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi chính đáng của đương sự, của phụ nữ và trẻ em khi ly hôn.

Nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác Đảng, đoàn thể

Không phải ngẫu nhiên mà Thẩm phán Nguyễn Thị Cúc được cấp trên, đồng nghiệp đánh giá là có lối sống giản dị, thực hiện tốt tư cách đạo đức của người Thẩm phán, luôn “cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư”; thực hiện và làm theo lời Bác dạy cán bộ Tòa án phải “phụng công, thủ pháp, chí công vô tư”.

Trong quá trình công tác, chị luôn gương mẫu đi đầu thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; luôn tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của bản thân để có lối sống lành mạnh, giản dị, gần dân.

Hội phụ nữ huyện Thạch Thành tặng hoa chúc mừng Tòa án nhân dân huyện Thạch Thành (ảnh do đơn vị cung cấp)

Hội phụ nữ huyện Thạch Thành tặng hoa chúc mừng Tòa án nhân dân huyện Thạch Thành (ảnh do đơn vị cung cấp)

Trao đổi với phóng viên Báo PLVN về công tác của Chánh án Nguyễn Thị Cúc, ông Vũ Văn Đạt, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy huyện Thạch Thành nhận xét: “Đối với công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể quần chúng trong đơn vị, đồng chí Nguyễn Thị Cúc luôn làm tốt vai trò của một Bí thư chi bộ, luôn đóng góp hết sức mình để xây dựng Chi bộ Đảng và các tổ chức quần chúng vững mạnh, hoạt động có hiệu quả. Đồng chí Cúc luôn xác định, một tập thể mạnh thì Chi bộ Đảng, Cơ quan và các tổ chức đoàn thể trong cơ quan đó đều phải vững mạnh. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, Chi bộ Đảng và các đoàn thể Tòa án huyện luôn là Chi bộ vững mạnh”

Đáng quý hơn, Thẩm phán Nguyễn Thị Cúc còn tỏa sáng hình ảnh một nữ cán bộ Tòa án giàu lòng trắc ẩn. Không chỉ tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, chị còn vận động, thuyết phục cán bộ, công chức, người lao động trong đơn vị hăng hái hưởng ứng các cuộc vận động quyên góp vì lòng nhân ái cho các quỹ từ thiện. Mỗi năm cán bộ, công chức, người lao động trong đơn vị đã ủng hộ cho các quỹ từ thiện hàng chục triệu đồng.

Giỏi công tác chuyên môn, nhiệt tình, tâm huyết với công tác Đảng, đoàn thể, giàu tinh thần sẻ chia với cộng đồng, xã hội, Thẩm phán Nguyễn Thị Cúc đã được tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng xứng đáng. Nhiều năm liền chị được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; vinh dự được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tặng Bằng khen năm 2019, tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua Tòa án năm 2020, danh hiệu Thẩm phán giỏi năm 2021.

Thật khó để đong đếm hết được những khó khăn, vất vả, nhọc nhằn mà cán bộ Tòa án nói chung và những nữ cán bộ Tòa án nói riêng và phải vượt qua. Chỉ biết rằng, nếu không phải là những cán bộ thực sự tận tâm, hết mình vì lẽ phải, vì nhân dân phục vụ như nữ Thẩm phán Nguyễn Thị Cúc thì chắc chắn họ không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ “bảo vệ công lý” được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh

(PLVN) - Ngày 12/12, Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM tổ chức hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ theo dõi THADS, theo dõi thi hành àn hành chính năm 2025 và ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS tại TP. HCM. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi dự, chỉ đạo hội nghị và chứng kiến lễ ký kết.

Đọc thêm

184 luật cần sửa đổi, bổ sung khi tinh gọn bộ máy

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) -  Chiều 11/12, tại TPHCM, phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết: Bộ Tư pháp đang được Chính phủ giao rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18- NQ/TW

TP.Hồ Chí Minh: Tập trung hơn nữa nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế

Lễ kí kết Chương trình phối hợp công tác về tăng cường hợp tác trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác Tư pháp trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2025 - 2030 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch UBND TP. HCM
(PLVN) - Chiều 11/12, Đoàn Công tác Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.Hồ Chí Minh về nâng cao hiệu quả phối hợp công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp và thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố.

Hết sức cần thiết hình thành thiết chế luật sư công

Thạc sĩ Đỗ Thu Hương. (Ảnh PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc hình thành thiết chế luật sư công là hết sức cần thiết và nên được sớm thông qua trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư sắp tới.

Công tác Thi hành án dân sự 2024: Giải pháp đột phá từ những địa bàn trọng điểm

Cưỡng chế THADS tại TP.Hồ Chí Minh, ảnh Cẩm Tú
(PLVN) -Số lượng biên chế giảm, trong khi lượng án tăng cả về việc, về tiền và tính chất phức tạp tăng cao ở nhiều thành phố lớn. Tuy nhiên, khắc phục khó khăn, năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) ở những địa bàn trọng điểm đã thực hiện nhiều giải pháp, góp phần quan trọng đưa công tác THADS toàn quốc vượt chỉ tiêu đề ra.

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm
(PLVN) -Đây là vấn đề đáng chú ý tại Dự thảo Thông tư quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá; tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên; hướng dẫn lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp xây dựng.

Cân nhắc kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết 09

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 10/12, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) năm 2025.

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Quy chế Bình xét, công bố các sự kiện nổi bật hàng năm của ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2972/QĐ-BTP ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), để có cơ sở đánh giá, bình chọn 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thăm dò dư luận đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành.

Cần thiết xây dựng đội ngũ luật sư công đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Luật sư Nguyễn Hưng Quang phát biểu tại Hội thảo "Hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng theo công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và kinh nghiệm đối với Việt Nam". Ảnh: noichinh.vn
(PLVN) - Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vai trò của một đội ngũ luật sư trong nước đáp ứng khả năng tham gia vào quá trình tư vấn và hỗ trợ Chính phủ trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan là vô cùng quan trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Luật sư điều hành Văn phòng Luật sư NHQuang&Cộng sự, Phó Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam (VSIL), Chủ tịch Trung tâm hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) .

Lớp học thầy giáo Di nơi cổng trời xứ Thanh

Thầy Di tận tình sửa từng con chữ cho bà con.
(PLVN) - Khi màn đêm buông xuống, các bản làng miền biên viễn xa xôi của huyện Mường Lát chìm dần trong bóng tối, cũng là lúc tiếng đọc bài của những học sinh đặc biệt có độ tuổi trải dài từ 20-50 tuổi ở bản Khằm II, xã Trung Lý vang lên tại điểm trường Tiểu học Khằm II. Đó là lớp học thầy giáo Di, một thầy giáo mang quân hàm xanh nơi cổng trời biên giới Việt- Lào xứ Thanh…

Canada: Đội ngũ luật sư Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật

Một nhóm luật sư Canada đang họp bàn công việc - Ảnh minh hoạ prepareforcanada.com
(PLVN) -Canada theo đuổi hình thái nhà nước dân chủ hiện đại và sử dụng số lượng lớn luật sư (LS) trong các cơ quan công quyền, nhưng đội ngũ LS làm việc trong nhánh hành pháp lại có vị trí và vai trò tương đối đặc biệt, bởi họ còn đại diện cho chế độ quân chủ đứng đầu là Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị và ủy quyền cho đại diện của mình là Toàn quyền Canada.

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế
(PLVN) - Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng , việc xây dựng đội ngũ luật sư công hỗ trợ Chính phủ giải quyết các t ranh chấp phát sinh từ việc tham gia một số quan hệ quốc tế là rất quan trọng. Trước những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, việc đào tạo đội ngũ luật sư công không chỉ dừng lại ở trau dồi kiến thức chuyên sâu mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nhờ tăng cường cọ sát thực tế.

Mô hình mới trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 6/12, Đoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức Hội thảo: “Mô hình mới trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý”. Đồng chủ trì Hội thảo là Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư Đào Ngọc Chuyền cùng 2 Phó Chủ nhiệm Đoàn là luật sư Nguyễn Văn Hà và luật sư Nguyễn Xuân San.