Tạo dựng nền du lịch bền vững - kinh nghiệm từ Ấn Độ

Loại hình du lịch phiêu lưu mạo hiểm ở Ấn Độ dự kiến đón 15 triệu khách quốc tế năm 2024. (Nguồn: Vinayak Koul/Outlook India)
Loại hình du lịch phiêu lưu mạo hiểm ở Ấn Độ dự kiến đón 15 triệu khách quốc tế năm 2024. (Nguồn: Vinayak Koul/Outlook India)
(PLVN) - Với tư cách là Chủ tịch G20 năm 2023, Ấn Độ đã phối hợp cùng với Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) ra mắt một công cụ mới để thúc đẩy ngành Du lịch thực hiện 17 Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (SDGs).

Du lịch trở thành trọng tâm phát triển bền vững

UNWTO cùng với Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) xây dựng lộ trình đưa du lịch trở thành trụ cột trọng tâm của Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững. Trước khi Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 diễn ra, Bộ Du lịch Ấn Độ đã làm việc cùng UNWTO hoàn thiện Bảng thông tin Du lịch G20 và các Mục tiêu phát triển bền vững (Tiếng Anh: G20 Tourism and SDGs Dashboard). Công cụ này góp phần thúc đẩy việc xây dựng và triển khai các chính sách và sáng kiến du lịch hướng tới một tương lai tốt đẹp và bền vững cho tất cả mọi người vào năm 2030.

Trong 17 mục tiêu bền vững toàn cầu có thể kể tới: xoá nghèo, xoá đói, chất lượng giáo dục, bình đẳng giới, nước sạch và vệ sinh, năng lượng sạch và bền vững, đảm bảo cuộc sống khoẻ mạnh, công việc tốt và tăng trưởng kinh tế, công nghiệp, đổi mới và cơ sở hạ tầng...

Tổng thư ký UNWTO Zurab Pololikashvili nhấn mạnh: “Khi du lịch phục hồi trở lại gần mức trước đại dịch, chúng ta phải đảm bảo rằng quá trình phục hồi diễn ra bền vững, toàn diện và kiên cường”. Ông Pololikashvili nói thêm: “Các quốc gia G20 đại diện cho hơn 70% ngành Du lịch trên toàn thế giới, nên sự lãnh đạo của họ trong việc chuyển đổi lĩnh vực này theo hướng bền vững hơn có ý nghĩa quyết định. Bảng thông tin Du lịch G20 và các Mục tiêu phát triển bền vững là kết quả cụ thể của Nhóm Công tác Du lịch G20 và là công cụ tham khảo cho tất cả mọi người.”

Về phía Ấn Độ, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã cam kết ủng hộ mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả du lịch. Ông Shri G. Kishan Reddy, Bộ trưởng Bộ Du lịch, Văn hóa và Phát triển Khu vực Đông Bắc, chính phủ Ấn Độ, khẳng định: “Bảng thông tin Du lịch G20 và các Mục tiêu phát triển bền vững là minh chứng cho những bước tiến kỹ thuật số của Ấn Độ và đóng vai trò là ngọn hải đăng về kiến thức cho tất cả các bên liên quan thuộc khu vực công và tư trên toàn cầu. Công cụ này cung cấp vô số thông tin kiến thức và giới thiệu các phương pháp hay nhất, nhằm mục đích thúc đẩy ngành Du lịch hướng tới sự bền vững, khả năng phục hồi và tính toàn diện cao hơn”.

Theo lộ trình đặt ra, ngành Du lịch các quốc gia G20 cần ưu tiên năm lĩnh vực chính, đó là du lịch xanh, chuyển đổi số, kỹ năng, nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), quản lý điểm đến. Đây là bài học kinh nghiệm được rút ra từ hơn 20 nghiên cứu điển hình trên 5 lĩnh vực này tại các quốc gia trong những năm qua. Thông tin về các chính sách, sáng kiến du lịch sẽ liên tục được cập nhật qua các năm để tăng cường nguồn tài liệu tham khảo cho ngành Du lịch toàn cầu.

Du lịch Ấn Độ hướng tới sự bền vững. (Nguồn: UNWTO)

Du lịch Ấn Độ hướng tới sự bền vững. (Nguồn: UNWTO)

Cụ thể, lĩnh vực du lịch xanh nhấn mạnh sự cần thiết của chuỗi các hành động về khí hậu, bảo vệ môi trường và hợp tác quốc tế. Lĩnh vực chuyển đổi số đưa ra các giải pháp về việc hỗ trợ các doanh nghiệp và điểm đến áp dụng số hoá, nâng cao năng suất, cải thiện quản lý cơ sở hạ tầng và mang lại trải nghiệm cho du khách an toàn và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, lĩnh vực kỹ năng là một trong những ưu tiên cốt lõi của UNWTO, khuyến nghị các quốc gia cung cấp môi trường đào tạo và làm việc phù hợp cho lao động du lịch, đặc biệt là thanh niên và phụ nữ, để tạo ra thị trường việc làm du lịch phù hợp với nhu cầu tương lai và hấp dẫn nhiều lao động theo đuổi.

Với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) chiếm 80% tổng số doanh nghiệp du lịch trên toàn thế giới, bảng thông tin nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách công và quan hệ đối tác công tư trong việc giải quyết các thách thức chính, bao gồm khoảng cách về tài chính, tiếp thị và kỹ năng, khả năng tiếp cận thị trường để hỗ trợ các doanh nghiệp này thông qua quá trình chuyển đổi số bền vững. Đối với lĩnh vực quản lý điểm đến, bảng thông tin đề xuất nhiều giải pháp khác nhau để tạo ra một cách tiếp cận toàn diện, tăng cường quan hệ đối tác công - tư - cộng đồng ở điểm đến.

Xu hướng du lịch phiêu lưu mạo hiểm có trách nhiệm

Những năm gần đây, loại hình du lịch phiêu lưu mạo hiểm (adventure tourism) là một trong những xu hướng nổi bật trong ngành Du lịch Ấn Độ. Theo tờ Outlook India, các mô hình du lịch phiêu lưu mạo hiểm có trách nhiệm tại Ấn Độ có thể trở thành những ví dụ điển hình về thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp quốc.

Sau sự kiện Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20, Ấn Độ dự kiến sẽ đón khoảng 15 triệu khách quốc tế (inbound) vào năm 2024 chỉ riêng với mục đích du lịch phiêu lưu mạo hiểm, doanh thu dự kiến đạt tới 30 tỷ USD. Với quy mô thị trưởng lớn và có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm, ngành Du lịch Ấn Độ xác định, loại hình du lịch phiêu lưu mạo hiểm không chỉ là thị trường ngách của du lịch mà còn có thể trở thành thị trường tiên phong, làm hình mẫu cho các loại hình du lịch khác về cách tiếp cận bền vững và phát triển. Tầm nhìn của các nhà quản lý du lịch nước này là tạo ra 140 triệu việc làm vào năm 2030, với mức doanh thu đạt tới 56 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng ngành mỗi năm đạt 20%. Với sáng kiến “Make in India”, chính phủ đảm bảo 60% - 90% doanh thu phải thuộc cộng đồng địa phương, nhằm củng cố vị thế kinh tế của họ.

Đáng nói, ngành Du lịch Ấn Độ năm 2018 đã tôn vinh tầm quan trọng của du lịch phiêu lưu mạo hiểm, nhằm đưa Ấn Độ trở thành một trong số 10 điểm đến hàng đầu toàn cầu vào cuối thập kỷ này. Thông qua các giải pháp tăng cường cơ sở hạ tầng và thiết lập các tiêu chuẩn an toàn cao, Ấn Độ có thể phát huy tiềm năng to lớn về địa hình đa dạng và di sản văn hóa phong phú, từ dãy Himalaya ở phía bắc đến hệ thống đầm phá, kênh đào Kerala ở phía nam, từ sa mạc ở phía tây đến bờ biển dài ở phía đông, các công viên động vật hoang dã kỳ thú ở vùng Đông Bắc,… Ấn Độ cung cấp nhiều điểm đến và hoạt động phiêu lưu đa dạng, có lượng du khách và người theo dõi đông đảo trên thế giới.

Cần sự cân bằng giữa phát triển và bảo tồn trong du lịch. (Nguồn: UNWTO)

Cần sự cân bằng giữa phát triển và bảo tồn trong du lịch. (Nguồn: UNWTO)

Tuy nhiên, du lịch phiêu lưu mạo hiểm thường diễn ra ở những khu vực nhạy cảm về mặt sinh thái, do đó dòng khách du lịch tràn về ồ ạt không được kiểm soát và vô trách nhiệm gây áp lực đáng kể lên hệ sinh thái và cộng động địa phương. Do đó, việc cân bằng mong muốn trải nghiệm phiêu lưu với các hoạt động bảo vệ môi trường có trách nhiệm là nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh loại hình này đang có xu hướng phát triển nhanh chóng. Bên cạnh đó, các hoạt động mạo hiểm như leo núi, dù lượn, đi bè trên sông và đu dây thường tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm, bởi vậy, việc đảm bảo an toàn cho người tham gia là rất quan trọng đối với sự bền vững của loại hình này. Năm 2018, Bộ Du lịch Ấn Độ và Hiệp hội các nhà điều hành tour du lịch mạo hiểm Ấn Độ (ATOAI) đã cho ra mắt “Hướng dẫn Du lịch phiêu lưu mạo điểm Ấn Độ” đã được Hiệp hội các nhà điều hành tour du lịch mạo hiểm Ấn Độ (ATOAI) nhằm cung cấp Quy trình vận hành tiêu chuẩn cho cộng đồng các nhà cung cấp dịch vụ mạo hiểm.

Với tính bền vững là ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Ấn Độ, việc thúc đẩy du lịch mạo hiểm có trách nhiệm và bền vững là điều bắt buộc. Bộ Du lịch đã xây dựng Dự thảo Chính sách Du lịch Quốc gia, nhằm thiết lập khuôn khổ tổng thể cho sự phát triển bền vững và có trách nhiệm của ngành Du lịch trong nước, bao gồm hàng loạt các đề xuất với loại hình du lịch phiêu lưu mạo hiểm. Vào năm 2022, Ấn Độ cũng đã ban hành Chiến lược quốc gia về du lịch mạo hiểm, đặt trọng tâm là “phát triển du lịch bền vững, du lịch mạo hiểm và du lịch sinh thái”.

Đáng chú ý, sau Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra, cùng với sự ra mắt của Bảng thông tin Du lịch G20 và các Mục tiêu phát triển bền vững, ngành Du lịch quốc tế có thể kỳ vọng về sự chia sẻ, liên kết sâu rộng để lan rộng các chiến lược, giải pháp du lịch bền vững trong nhóm các nền kinh tế lớn nhất hành tinh.

Theo thống kê của Liên Hợp quốc, các nền kinh tế G20 đại diện cho khoảng 85% GDP toàn cầu, hơn 75% thương mại toàn cầu và khoảng 2/3 dân số thế giới. Năm 2022, ngành Du lịch nhóm các quốc gia G20 đón 74% khách du lịch quốc tế và 73% xuất khẩu du lịch trên toàn thế giới.

Đọc thêm

Sôi động mùa du lịch cuối năm

Tuần lễ Du lịch TP HCM lần thứ 4 năm 2024 diễn ra sôi nổi với đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo sức hút người dân và du khách. (Ảnh: DNTT)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ kết thúc năm 2024, đây là thời điểm mùa du lịch, lễ hội chuẩn bị bắt đầu. Ngành du lịch các tỉnh, địa phương đang chuẩn bị hàng loạt các sự kiện, hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia
(PLVN) - 50 tác phẩm ảnh đặc sắc từ các góc máy được đầu tư bài bản, tư duy sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ yêu mến Đà Lạt vô bờ bến tại triển lãm ảnh nghệ thuật “Những sắc màu thành phố ngàn hoa” đã làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên, di sản, con người Đà Lạt trong cuộc sống đời thường, mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc thú vị.

Nông thôn - “mỏ vàng” du lịch Việt

Du khách hồ hởi khi được trải nghiệm làm nông dân trong tour du lịch nông nghiệp. (Ảnh: B.C)
(PLVN) - Với hơn 60% người dân sống ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của bà con nông dân mà còn là phương thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các vùng nông thôn Việt Nam.

Thành phố Huế thúc đẩy du lịch văn hóa với mạng lưới trạm tương tác thông minh

Du khách trải nghiệm trạm tương tác thông minh khi vào tham quan Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
(PLVN) - Huế đang ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong phát triển du lịch, nổi bật là xây dựng thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh -TapQuest kết nối với nhau để tạo thành một bản đồ văn hóa và di sản, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'
(PLVN) - Sáng nay, 5/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khai mạc “Trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế” và “Không gian hoa đường phố”.

Gìn giữ truyền thống, đưa ẩm thực Hà Nội vươn xa

Du khách nước ngoài thưởng thức ẩm thực Việt. (Ảnh: Vũ Cường)
(PLVN) - Ẩm thực Hà Nội từ xưa đến nay vốn nổi tiếng với sự phong phú, tinh tế, mang đậm hương sắc truyền thống của người Tràng An. Mặc dù có tiềm năng lớn về văn hóa ẩm thực, nhưng Hà Nội cần đầu tư quy mô, bài bản hơn nữa để phát huy thế mạnh này.

Du lịch biển Việt Nam 'về đích' sớm trong năm 2024

Du lịch biển Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc trong năm 2024. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Cuối năm 2024, ngành du lịch biển Việt Nam nhận về nhiều tin vui. Hàng loạt các địa phương có thế mạnh về du lịch “về đích” sớm, hoàn thành mục tiêu năm 2024 với kết quả kinh doanh “bội thu”. Một số địa phương đã và đang lên kế hoạch khai thác các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách trong và ngoài nước.

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
(PLVN) - Là miền đất tận cùng ở cực Nam Tổ quốc, Cà Mau "xứ sở diệu kỳ" được mệnh danh là nơi đất biết nở, rừng biết đi và biển biết sinh sôi, Cà Mau đã và đang có rất nhiều dự án để tập trung xây dựng, phát huy và khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch của địa phương, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Quảng Ninh sức hút mạnh mẽ mùa du lịch tàu biển

Tàu Viking Orion cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long ngày 21/10/2024, đưa vị khách quốc tế thứ 3 triệu đến với Quảng Ninh.
(PLVN) -  Tỉnh Quảng Ninh hiện là địa phương đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long là cảng tàu khách chuyên biệt dành cho du lịch, có thể đón cùng lúc nhiều tàu biển quốc tế quy mô lớn. Nhờ vậy, Quảng Ninh đang có sức hút mạnh mẽ từ thị trường du lịch đặc biệt này.