Sẽ xử lý với người đứng đầu để “loạn” thị trường dược phẩm, mỹ phẩm

Ông Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Ảnh:VGP/Huy Thắng.
Ông Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Ảnh:VGP/Huy Thắng.
(PLO) - Tình trạng buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm ở tình trạng báo động, gây hoang mang dư luận. Chỉ thị 17 của Thủ tướng Chính phủ với những yêu cầu cụ thể với từng đơn vị phải vào cuộc quyết liệt khắc phục tình trạng này.

Ông Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) đã trao đổi xung quanh vấn đề này.

Xử lý vi phạm còn thấp so với thực tế

Người dân hiện nay lo lắng về tình trạng buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng với nhóm hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng (TPCN), dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền vẫn đang diễn ra rất phức tạp. Xin ông cho biết ý nghĩa, tác dụng Chỉ thị của Thủ tướng để giải quyết vấn đề này? 

Ông Đàm Thanh Thế:  Cần phải thẳng thắn thừa nhận rằng, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là nhóm hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng có diễn biến phức tạp từ thời gian trước đây.

Thủ tướng thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia), phối hợp với các bộ, ngành, địa phương cũng đã vào cuộc và phát hiện xử lý nhiều vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả… góp phần lành mạnh môi trường phát triển kinh tế, bảo vệ người tiêu dùng. 

Tuy nhiên, cần thừa nhận rằng, những kết quả làm được vẫn chưa đạt yêu cầu thực tế đặt ra. Còn nhiều vấn đề về tình trạng buôn lậu, đặc biệt gian lận thương mại về sở hữu trí tuệ, kể cả các mặt hàng có ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng, đòi hỏi lực lượng chức năng cần tiếp tục có giải pháp đồng bộ.

Xác định nhiệm vụ trọng tâm, cách đây gần 3 năm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (lúc đó là Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) đã có Công điện số 90 ngày 13/7/2015 về phát động cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả là dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng. Công điện 90 bước đầu nhận diện đấu tranh đạt kết quả nhất định, nhiều đường dây ổ nhóm kinh doanh hàng giả  kém chất lượng đã bị xử lý. 

Tính đến tháng 4/2018, đã xử lý 12.000 vụ vi phạm, nộp ngân sách trên 75 tỷ đồng, trị giá hàng hoá vi phạm gần 100 tỷ đồng, khởi tố 17 vụ án hình sự với 29 đối tượng.

Tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa tương xứng với tình hình diễn biến phức tạp hiện nay, lĩnh vực này ngày càng tiềm ẩn nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp, cần sự đấu tranh lâu dài của các cơ quan chức năng. 

Do đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ-Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Trương Hoà Bình đã chỉ đạo các đơn vị lấy ý kiến xây dựng một Chỉ thị để kết nối các bộ, ngành cùng vào cuộc đấu tranh quyết liệt hơn trong giai đoạn mới. 

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ban hành Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền. 

Đáng chú ý, Chỉ thị 17 này bao trùm toàn bộ vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khoẻ người tiêu dùng, trong đó Thủ tướng giao cho Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 cũng như các bộ, ngành đơn vị như công an, biên phòng, cảnh sát biển, hải quan, quản lý thị trường, Bộ Y tế, Thông tin và Truyền thông, các địa phương, các tổ chức chính trị xã hội… những công việc hết sức cụ thể.

Chỉ thị này ngoài việc yêu cầu các đơn vị tăng cường đấu tranh xử lý các đường dây, ổ nhóm, vụ việc còn yêu cầu xây dựng các cơ chế chính sách, quy chuẩn chất lượng, giảm thiểu việc các đối tượng lách luật, vi phạm quy định…

Bên cạnh đó, các đơn vị liên quan cũng phải phối hợp làm tốt việc tuyên truyền để người dân nhận thức, cảnh giác không bị lừa mua sản phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng sức khoẻ, đồng thời phát động toàn dân cung cấp tố giác hành vi vi phạm cho các cơ quan chức năng tập trung xử lý.

Chỉ thị số 17 Thủ tướng cũng đánh giá thẳng thắn là tình hình buôn lậu, hàng giả kém chất lượng  diễn ra rất phức tạp, tỉ lệ phát hiện, xử lý còn thấp. Xin ông cho biết các nguyên nhân của thực trạng trên?

Ông Đàm Thanh Thế: Cần phải khẳng định rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng buôn lậu hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng đã tồn tại lâu nay, đến nay, khi sự vào cuộc của các cơ quan chức năng mạnh mẽ hơn, thì các vi phạm lộ diện ngày càng nhiều hơn. 

Tôi cho rằng, Chỉ thị số 17 của Thủ tướng Chính phủ nêu rất đúng về thực trạng bắt giữ xử lý vi phạm vẫn còn khá thấp so với thực tế vi phạm. Theo tinh thần chung của Chỉ thị, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành và địa phương kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện chỉ đạo của Chính phủ.  Một số đơn vị đã tích cực vào cuộc, đặc biệt ở các địa phương tình hình kinh doanh sôi động như Hà Nội, TPHCM… tập trung phối hợp lực lượng xác định trọng điểm xử lý.

Mới đây, ngày 6/7, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội cho biết, chỉ trong 1 ngày đồng loạt ra quân kiểm tra 10 điểm kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn Thành phố, các tổ công tác QLTT đã phát hiện tạm giữ 2.028 sản phẩm mỹ phẩm các loại vi phạm, tổng trị giá 149 triệu đồng. Còn tại TPHCM, 28 đoàn thuộc lực lượng QLTT đồng loạt ra quân kiểm tra 70 điểm kinh doanh tân dược, mỹ phẩm trên địa bàn và phát hiện nhiều vi phạm nghiêm trọng.

Cơ quan chức năng đã phát hiện số lượng lớn tân dược, đông dược với nhãn mác toàn tiếng Trung Quốc và cũng không công bố tiêu chuẩn chất lượng.

Thời gian gần đây, các hoạt động kinh doanh dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm không rõ cũng khá phổ biến trên mạng internet, việc phát hiện xử lý chưa được nhiều.

Tuy nhiên, trên cơ sở vào cuộc kiểm tra bước đầu này, chúng tôi mong muốn các cơ quan vào cuộc tuyên truyền mạnh mẽ để các tổ chức DN, cá nhân chấp hành nghiêm túc quy định Nhà nước về quản lý trong lĩnh vực này.

Có thể nói, trong thời gian đầu thực hiện Chỉ thị 17 của Thủ tướng, các lực lượng chức năng đã có hưởng ứng bước đầu khá tích cực nhưng chưa thật sự đồng đều, kết quả còn thấp so với yêu cầu thực tế.

Tuy nhiên, theo tôi, quan trọng nhất là các đơn vị phải tích cực vào cuộc, chính từ quá trình triển khai thực tế, những khó khăn phát sinh sẽ được tổng hợp, báo cáo kiến nghị để kịp thời tháo gỡ. 

Từ đó, các bộ, ngành, ban và Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, quy định pháp luật, hoàn thiện khung pháp lý để hạn chế các đối tượng lách quy định, kinh doanh, buôn bán các sản phẩm dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng. 

Giải pháp khắc phục

Chỉ thị 17 cũng nêu rõ “vi phạm có nguyên nhân chủ yếu là các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng chưa chủ động, quyết liệt trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, có nơi buông lỏng quản lý”. Vậy theo ông giải pháp để khắc phục tình trạng trên là gì?

Ông Đàm Thanh Thế: Với vai trò của mình, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã thường xuyên kiểm tra đôn đốc lực lượng chức năng, đồng thời tổng hợp kết quả đề nghị xem xét kỷ luật trách nhiệm trong thực thi công vụ chưa tốt.

Ngoài nguyên nhân từ các cơ quan chức năng chưa vào cuộc thật sự quyết liệt, chúng ta cũng cần rà soát, xem lại chế tài xử lý. Theo tôi, nếu chế tài xử lý quá nhẹ, các cơ sở vi phạm chủ yếu chỉ phạt hành chính vài chục triệu so với mức siêu lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh các mặt hàng giả kém chất lượng là chưa thích đáng.  

Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cũng tham mưu đề nghị với các cơ quan chức năng ban hành các chính sách phù hợp để phát hiện xử lý, từ đó có đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. 

Đáng chú ý, thời gian qua có một số vụ việc gây nhiều bức xúc trong dư luận như vụ Công ty TSC tại Hà Nội, vụ Vinaca tại Hải Phòng (làm thuốc chữa ung thư từ bột than tre). Có tình trạng một số hiệp hội trao tặng thương hiệu sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp, trong đó có cả những doanh nghiệp vi phạm pháp luật, làm cho quần chúng hoang mang. 

Do đó, theo tôi, cần phải kiểm soát chặt cả những cơ quan chứng nhận chất lượng, công nhận bằng sáng chế, phải xử lý nghiêm cá nhân người đứng đầu. 

Về phía các cơ quan kiểm tra chuyên ngành cũng phải nhanh chóng có các quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng, từ đó tăng cường năng lực hậu kiểm chất lượng các mặt hàng dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm…

Tôi cho rằng, cần đề cao trách nhiệm lực lượng thực thi công vụ, các Thủ trưởng đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm trước cấp trên giao cho, thực hiện nghiêm việc quy trách nhiệm người đứng đầu. Căn cứ vào yêu cầu công việc, cần luân chuyển điều động thường xuyên quyết liệt hơn, tránh phát sinh các tiêu cực, nâng cao hiệu quả công việc. Cần tăng cường việc xử lý cán bộ vi phạm từ cấp Trung ương đến địa phương, đánh giá cán bộ thường xuyên. Thậm chí với vụ việc cán bộ buông lỏng quản lý, vi phạm nghiêm trọng, phải xử lý hình sự. 

Về phía mình, Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đang tích cực đôn đốc các đơn vị triển khai Chỉ thị 17 của Thủ tướng Chính phủ. Các bộ, ngành, địa phương đang tích cực xây dựng kế hoạch triển khai để thực hiện tốt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia luôn có đường dây nóng 24/24 để mọi người dân có thể cung cấp, chia sẻ thông tin về những vụ việc vi phạm để cơ quan chức năng kịp thời xử lý. 

Đọc thêm

VNPT chính thức cung cấp dịch vụ Vinaphone 5G

VinaPhone 5G phủ sóng 63/63 Tỉnh, thành phố, chú trọng các khu vực trọng điểm về kinh tế xã hội, cung cấp dịch vụ không kèm điều kiện đăng ký gói cước mới.
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, trong khuôn khổ Hội nghị Triển khai Kế hoạch năm 2025, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã công bố chính thức cung cấp dịch vụ VinaPhone 5G siêu tốc độ, siêu trải nghiệm.

Bảo đảm cung ứng điện trong các dịp lễ, Tết năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Để đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định và liên tục trong các dịp lễ, Tết và sự kiện chính trị, văn hóa lớn năm 2025, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ban hành Chỉ thị yêu cầu các tập đoàn và đơn vị liên quan lập phương án vận hành, huy động tối ưu các nguồn điện, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhiên liệu và tăng cường các biện pháp phòng ngừa, xử lý sự cố, góp phần phục vụ các hoạt động trọng đại của đất nước.

Cảnh báo nguy cơ cháy, nổ từ việc sấy, sưởi ấm trong mùa đông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mùa đông, nhu cầu sưởi ấm và sấy khô tăng cao khiến nguy cơ cháy, nổ từ thiết bị điện trở nên đáng lo ngại. Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân tuân thủ các biện pháp an toàn PCCC như sử dụng thiết bị đạt chuẩn, không để gần vật liệu dễ cháy và luôn cảnh giác để bảo vệ tính mạng, tài sản.

Gỡ rối nỗi lo về hàng kém chất lượng trong thị trường vật liệu xây dựng cuối năm

Gỡ rối nỗi lo về hàng kém chất lượng trong thị trường vật liệu xây dựng cuối năm
(PLVN) - Cuối năm là thời điểm các gia đình, nhà thầu và công ty xây dựng tập trung vào các dự án sửa chữa nhà cửa và công trình thương mại, dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ về lượng tiêu thụ vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, cùng với sự bùng nổ nhu cầu, thị trường cũng đối mặt với nhiều thách thức như biến động về giá, thiếu hụt nguồn cung và sự không đồng đều về chất lượng sản phẩm.

Diễn tập an ninh mạng quốc gia - đề cao sự phối hợp nhịp nhàng

Các đội diễn tập từ chính những tình huống có thật. (Ảnh: A05)
(PLVN) - Thực hiện kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo An toàn, An ninh mạng quốc gia và kỷ niệm Ngày An ninh mạng Việt Nam, Bộ Công an phối hợp với Hiệp hội An ninh mạng quốc gia lần đầu tiên tổ chức diễn tập an ninh mạng quốc gia năm 2024 với chủ đề “Ứng phó khắc phục sự cố tấn công APT vào hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia”.

Cảnh báo nguy cơ từ pháo nổ tự chế dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Pháo tự chế bị cơ quan Công an thu giữ (Ảnh: Công an TP Hà Nội).
(PLVN) -  Công an TP Hà Nội vừa đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về tình trạng mua bán và sản xuất pháo nổ tự chế trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Mặc dù lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm soát, một số đối tượng vẫn lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản và an ninh trật tự xã hội.

EU khởi động dự án hệ thống vệ tinh an ninh mới trị giá hơn 10 tỷ Euro

Mô phỏng mạng lưới vệ tinh Starlink trên quỹ đạo Trái Đất. (Ảnh: SpaceX)
(PLVN) - Liên minh Châu Âu vừa ký kết các hợp đồng quan trọng để triển khai dự án hệ thống vệ tinh IRIS² trị giá 10,6 tỷ euro (11,1 tỷ USD), nhằm đối phó với sự phát triển mạnh mẽ của Starlink do Elon Musk dẫn đầu và các mạng internet vệ tinh khác. Đây là bước tiến lớn trong nỗ lực củng cố chủ quyền số và an ninh thông tin của Châu Âu.

AI và 5G sẽ thúc đẩy nền kinh tế, tạo “đột phá” trong các lĩnh vực y tế, cứu hộ cứu nạn…

Các chuyên gia ghi nhận tiềm năng to lớn của 5G trong việc trở thành trụ cột quan trọng cho kết nối thông minh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi số.
(PLVN) -  AI và 5G sẽ tạo được cuộc đột phá trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, y tế, cứu hộ, cải tiến sản xuất, công nghiệp truyền hình, sáng tạo nội dung… và thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời, nếu các sản phẩm và giải pháp dựa trên AI được áp dụng rộng rãi thì nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ đạt được 200 tỷ USD vào 2030.

Bộ Công an diễn tập ứng phó sự cố tấn công mạng

Trung tướng Nguyễn Minh Chính, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội an ninh mạng quốc gia.
(PLVN) -  Thực hiện kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo An toàn, An ninh mạng quốc gia và kỷ niệm Ngày An ninh mạng Việt Nam, Bộ Công an phối hợp Hiệp hội An ninh mạng quốc gia lần đầu tiên tổ chức Diễn tập An ninh mạng quốc gia năm 2024 với chủ đề “Ứng phó khắc phục sự cố tấn công APT vào hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia”.

Giá xăng trong nước ngày mai ra sao?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Trong kỳ điều hành ngày mai (19/12), giá xăng trong nước được dự báo tăng 1,8%, trong khi giá dầu có thể tăng 1,5-2% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Quản lý thị trường sẽ là lực lượng chủ công trong kiểm soát thị trường

Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh báo cáo tại buổi tổng kết
(PLVN) -  Xác định năm 2025 sẽ có xáo trộn trong lực lượng khi mô hình Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) kết thúc hoạt động nhưng Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh khẳng định, dù ở đơn vị nào, lực lượng QLTT cũng thể hiện bản lĩnh, phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ, trở thành lực lượng chủ công, nòng cốt trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường.