Sân bay Long Thành đảm bảo tiến độ - BĐS Đồng Nai tiếp tục “nóng”

(PLVN) - Việc sân bay Long Thành đang được các cơ quan ban ngành rốt ráo đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để bắt đầu giao đất xây dựng vào tháng 6/2020 đang khiến bất động sản nơi đây tăng nhiệt từng ngày.

Sân bay Long Thành đảm bảo tiến độ bàn giao

Với tổng mức đầu tư 336.630 tỷ đồng (tương đương hơn 16 tỷ USD) trên diện tích đất 5.000 ha, Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) là một trong những “đại dự án” hạ tầng giao thông quan trọng nhất hiện nay của Việt Nam.

Nằm ở vị trí trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cũng là vị trí chiến lược khu vực Đông Nam châu Á, sân bay Long Thành không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn góp phần nâng tầm vị thế quốc gia. 

Phối cảnh sân bay Long Thành. Ảnh: Vnexpress
Phối cảnh sân bay Long Thành. Ảnh: Vnexpress

Trên bản đồ hàng không quốc tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, có thể thấy Việt Nam nằm ở vị trí cuối cùng của phần lớn các đường bay từ Tây sang Đông và sân bay Long Thành nằm ở một vị trí lý tưởng. 

Đó là điểm đầu mối logistics hàng không khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nếu so với tất cả các cảng trung chuyển hàng không quốc tế lớn trong khu vực hiện nay như sân bay Suvarnabhumi của Thái Lan, sân bay Changi của Singapore và Kuala Lumpur của Malaysia thì đây là vị trí thuận lợi nhất. 

Theo tính toán của các chuyên gia, khi lấy sân bay Long Thành làm tâm để tính tổng khoảng cách từ sân bay này đến các sân bay trong khu vực sau 3 giờ bay và so sánh giữa các sân bay với cùng số lượng chuyến bay, kết quả là, sân bay Long Thành có tổng khoảng cách nhỏ nhất và không có đối thủ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về mặt tiện lợi và kinh tế cho hàng trung chuyển.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, do vị trí trung tâm khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, sự xuất hiện của sân bay Long Thành có thể giúp Việt Nam trở thành điểm hội tụ các văn phòng điều hành của các công ty đa quốc gia, trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng và kéo theo là nơi tổ chức các hội nghị, hội thảo, du lịch... 

Với kì vọng dự án khi hoàn thành và đi vào hoạt động năm 2025 sẽ tạo động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế, sân bay Long Thành đang được Chính phủ nỗ lực đẩy nhanh tiến độ.

Mới đây ngay 5/8, Thứ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải Lê Anh Tuấn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về tiến độ giải phóng mặt bằng dự án. Theo đó, ông Tuấn nhấn mạnh mặt bằng giành cho giai đoạn 1 của dự án cần được bàn giao trong khoảng từ tháng 6 – 8/2020 để kịp tiến độ xây dựng, đưa vào khai thác giai đoạn 1 sân bay Long Thành trong năm 2025 như kế hoạch đề ra.

Bất động sản Đồng Nai tăng nhiệt

Với công tác chuẩn bị cho việc thi công dự án đang được triển khai nhanh chóng, khẩn trương; có thể nói, một sân bay Long Thành quy mô sẽ thành hình và đi vào hoạt động trên thực tế là điều không còn xa mà chỉ trong nay mai.

Và tất nhiên, khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động sẽ kéo theo sự phát triển tích cực của các ngành nghề kinh tế khác, đặc biệt là bất động sản, du lịch, khách sạn – lưu trú, công nghiệp – dịch vụ…

Khu đô thị sinh thái Aqua City của Tập đoàn Novaland nằm ngay tâm điểm các tuyến giao thông liên vùng, chỉ cách sân bay Long Thành 15 phút di chuyển
Khu đô thị sinh thái Aqua City của Tập đoàn Novaland nằm ngay tâm điểm các tuyến giao thông liên vùng, chỉ cách sân bay Long Thành 15 phút di chuyển

Trên thực tế, trường hợp giá nhà đất tăng vọt hay sốt nóng theo mức độ hoàn thành của một dự án hạ tầng trọng điểm không phải là chuyện lạ. Mới đây, khi sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) được xây dựng, giá bất động sản ở những địa phương và khu vực lân cận đã tăng chóng mặt, ghi nhận thời điểm sốt đất, giá đã tăng lên gấp đôi.

Tương tự, sân bay Long Thành cũng được kì vọng tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ như vậy hoặc hơn khi xét về cả quy mô và vốn đầu tư đều lớn hơn nhiều với công suất dự kiến năm 2035 đạt 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. 

Nhìn lại thời điểm năm 2015, khi Quốc hội nhấn nút chính thức thông qua việc xây dựng dự án sân bay Long Thành, giới đầu tư động sản đã nhanh chóng nhận ra tiềm năng phát triển vùng trong tương lai và lập tức đầu tư vào khu vực quanh vùng dự án, khiến thị trường bất động sản Đồng Nai nổi sóng.

Đến nay, xu hướng này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại bởi càng gần thời điểm thi công, tương lai phát triển kinh tế của một thành phố sân bay ngày càng rõ nét. Theo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Long Thành, chỉ tính trong tháng 4 và tháng 5/2019 văn phòng đã tiếp nhận gần 2.800 hồ sơ xin chuyển nhượng đất, trong đó riêng tháng 5 có đến gần 1.600 hồ sơ, tăng gấp 1,5 lần so với trước đó và tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ.

Không chỉ tăng về lượng giao dịch, việc sân bay Long Thành đi vào hoạt động sẽ đón một lượng nhân viên lớn được điều động từ sân bay Tân Sơn Nhất về làm việc, kéo theo nhu cầu nhà ở tăng cao, điều này được nhiều người dự đoán sẽ khiến thị trường càng sôi động.

Từ sức hấp dẫn này, nhiều doanh nghiệp tên tuổi đã đổ về đầu tư dự án lớn tại Đồng Nai, nhằm đón đầu nhu cầu thị trường. Có thể kể đến nhà phát triển bất động sản hàng đầu Novaland với dự án Aqua City. 

Dự án sở hữu vị trí tâm điểm kết nối giao thông đến TP.HCM và các tỉnh lân cận khi nằm ngay trên trục đường lớn Hương Lộ 2 (Ngô Quyền nối dài), sát quốc lộ 51 và cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Dự kiến sau khi Hương Lộ 2 hoàn thành kết nối vào cao tốc, sẽ chỉ mất khoảng hơn 15 phút để đến sân bay Quốc tế Long Thành.

Với quy mô lên tới hàng trăm hecta, khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City có đầy đủ các tiện ích hiện đại và đa dạng sản phẩm gồm shophouse, nhà phố, biệt thự đơn lập, biệt thự song lập
Với quy mô lên tới hàng trăm hecta, khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City có đầy đủ các tiện ích hiện đại và đa dạng sản phẩm gồm shophouse, nhà phố, biệt thự đơn lập, biệt thự song lập

Với ý nghĩa chiến lược của sân bay quốc tế Long Thành, các chuyên gia nhận định, sự phát triển của thị trường bất động sản Đồng Nai chỉ mới là những “đợt sóng” mở đầu. Tiềm năng phát triển sẽ còn thực sự bùng nổ khi việc xây dựng sân bay quốc tế Long Thành chính thức được triển khai cũng như khi hoàn thiện và đưa vào sử dụng.

Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

(PLVN) - Việc triển khai Luật Đất đai 2024 trong thời gian qua khiến không ít địa phương lúng túng khi thực hiện các nội dung, thẩm quyền được giao, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Một dự án tại Quảng Nam gặp vướng mắc về vấn đề bồi thường đất. (Ảnh: Công Huy)

Quảng Nam gỡ vướng vấn đề bồi thường đất 5%

(PLVN) - Một số vướng mắc phát sinh liên quan đất công ích 5% (đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã - NV) khiến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp khó khi thực hiện một số dự án, kéo theo tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, nên lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu các địa phương tập trung rà soát, kiểm kê, có giải pháp căn cơ.