Rực lửa làng nghề nồi đất Trù Sơn ngày gần Tết

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những ngày cuối năm Tân Sửu, chuẩn bị bước vào năm mới Nhâm Dần, nhiều hộ gia đình làng nghề nồi đất xã Trù Sơn (Đô Lương, Nghệ An) đang “đỏ lửa” đốt lò nung nồi. Một không khí nhộn nhịp, khẩn trương đang lan trong từng ngõ ngách, hồi sinh lại một làng nghề truyền thống, có thời gian tưởng chừng như mai một...
Khung cảnh nhộn nhịp của làng nghề sản xuất nồi đất cuối năm.
Khung cảnh nhộn nhịp của làng nghề sản xuất nồi đất cuối năm.

Giữ nghề của cha ông

Theo các cụ cao tuổi, nghề nồi đất ở Trù Sơn làm quanh năm nhưng vào vụ là những tháng cuối năm. Thời gian này, bà con tích cực làm việc để đủ hàng xuất bán ra thị trường dịp Tết.

Làng nghề nồi đất có từ bao giờ, chẳng ai biết được nhưng với người dân xã Trù Sơn, đây là cái nghề cơ cực. Ông Nguyễn Hữu Thanh - một người dân trong làng kể về sự tích tương truyền về nghề nặn nồi đất của làng rằng: “Thuở xa xưa, ông trời cho mỗi làng được chọn một nghề. Đến ngày đi “bốc thăm”, người được cử đại diện cho làng ngủ quên, khi đến nơi chỉ còn nghề nặn nồi đất vì cực nhọc, không ai chọn nên đành nhận về cho làng”.

Từ đó, trải qua bao thế hệ, người dân nơi đây gắn bó với nghề làm nồi đất. Cũng theo ông Thanh, kiếm cơm từ đất không dễ dàng, khó ngay từ phần nguyên liệu. Đất để làm nồi phải là đất thịt, dẻo, mà ở đây không có, phải sang các huyện Yên Thành, Nghi Lộc đào rồi chở về. Đó là chuyện ngày xưa, nay phải mua đất. Chỉ sau cuộc điện thoại là người ta chở đất đến tận nơi, cất vào góc sân để dùng dần. Đất nhào nặn, loại bỏ sỏi, đá khi nào mềm, dẻo thì mang ra nặn thành nồi.

Nghề nồi đất có lẽ là công việc phân hóa theo giới tính rõ nhất. Từ xa xưa đến giờ, đàn ông trong làng chỉ lo đất, chất đốt và bán sản phẩm. Công đoạn làm nồi, đốt nồi đều do phụ nữ đảm nhận. Bởi theo họ, công đoạn nặn nồi đòi hỏi sự khéo léo, dẻo dai, kiên trì nên chỉ có phụ nữ làm mới phù hợp.

Một cụ bà ở làng Trù Sơn ngồi tì miết tạo hình nồi đất.Một cụ bà ở làng Trù Sơn ngồi tì miết tạo hình nồi đất.

Là người có ngót nghét 65 tuổi nghề, cụ bà Phạm Thị Hoàng (81 tuổi) vừa vắt đất, tì miết tạo hình, vừa thủ thỉ về cái nghề đã gắn bó gần cả đời người: “Nồi đất sau khi nắn xong được phơi ra nắng. Phải trông nắng để biết lúc nào nồi vừa khô mà mang vào gọt giũa cho đẹp rồi phơi tiếp. Cái nghề này không có sách vở gì dạy cả, cứ người trước dạy cho người sau, phải dùng tay, dùng mắt mà “đo”. Ấy vậy mà trăm cái như một”.

Đây là nghề phải canh đủ thứ: Canh nắng, canh mưa, canh lửa rồi mới ra được thành phẩm là chiếc nồi nhẹ, mỏng, chắc chắn. Trong những cái khổ ấy, canh lửa có lẽ là công việc vất vả nhất. Khi sản phẩm từ đất đã đạt đến độ khô nhất định, người làm sẽ tiến hành nung. Do lò đặt giữa sân nên phải chọn lúc trời nắng đẹp mới có thể nhóm lửa. Đốt 4 - 5 tiếng nồi mới chín. Trong quãng thời gian ấy, người đốt lò gần như không có thời gian để nghỉ. Bởi chất đốt thường là lá cây, nhanh đỏ nhưng cũng mau tàn, phải tiếp liên tục.

Tôi chứng kiến cảnh bà Nguyễn Thị Ngà bịt kín mít mặt, chỉ hở đôi mắt, cầm một chiếc sào, liên tục đẩy chất đốt vào sâu trong lò để lửa tản đều. Đó là lúc người thợ đốt lò “vào lửa trận”. Trên nắng dội xuống, lửa trong lò táp ra, người thợ đốt phải áp sát lò để đảm bảo lửa đủ mạnh và đều khắp lò, canh để đảo nồi chín đều. Dù đã bịt bằng mấy lớp khăn nhưng khi tháo ra, mặt bà Ngà cũng đỏ au như chiếc nồi đất…

“Đỏ lửa” đua cùng Tết Nguyên đán

Những năm 80 - 90 của thế kỉ trước là thời điểm hưng thịnh của nghề nồi đất. Lúc ấy, cả xã phải vài trăm nhà làm nồi. Lò nung thay nhau đỏ lửa, khói mịt mù cả một vùng trời. Từ những chiếc trách (sanh), siêu đun thuốc hay nồi đồ xôi, nồi nấu cá... qua bàn tay khéo léo của phụ nữ làng nồi, các sản phẩm dân dụng ấy rong ruổi trên xe đạp đi khắp các nẻo đường, các vùng trong và ngoài tỉnh.

Khi thời thế thay đổi, nồi gang, nồi nhôm rồi nồi điện ra đời lấn át thị trường thì nồi đất trở nên thất sủng. Nhưng mấy năm trở lại đây, nồi đất Trù Sơn lại được nhiều người quay lại tin dùng. Sản phẩm làm đến đâu, tiêu thụ đến đó, thậm chí khách đặt hàng trước cả năm. Nay không ai phải đẩy xe đạp bán nồi nữa, làm đủ số lượng, xe tải về lấy tận nơi.

Nung nồi đất được xem là khâu quan trọng quyết định chiếc nồi đó có đạt hay không.Nung nồi đất được xem là khâu quan trọng quyết định chiếc nồi đó có đạt hay không.

Những chiếc sanh đất, nồi đất Trù Sơn nay xuất hiện nhiều hơn trên các bàn tiệc, các khách sạn, nhà hàng lớn, gắn với các món ăn dân dã. Người dân Trù Sơn cũng “thức thời” hơn khi biết nắm bắt nhu cầu thị trường, quảng bá sản phẩm. Nồi đất Trù Sơn đã theo chân các thương lái đi khắp nơi. Thi thoảng, hình ảnh những chiếc xe đạp thồ chở theo các sọt nồi đất vẫn xuất hiện trên các đường làng, con phố như điểm chấm phá giữa cuộc sống ồn ã, sôi động.

Dịp cuối năm, làng nghề nồi đất Trù Sơn càng nhộn nhịp. Nồi không những nhập thẳng cho các nhà hàng đặc sản trong tỉnh mà còn ra các tỉnh phía Bắc. Đặc biệt, nồi đất sản xuất ở Trù Sơn cũng được làng nghề kho cá Vũ Đại có tiếng ở ngoài Bắc tin dùng. Bởi nhiều người đánh giá, cá hay thịt kho trong nồi đất thường giữ được hương vị và hạn chế ôi thiu. Những khúc cá trắm, cá quả kho trong nồi đất đến độ rục xương, để nguội mà vẫn thơm phức, có thể ăn với cơm trắng nóng hay ăn với bánh chưng ngày Tết cũng rất ngon. Dùng nồi đất để nấu một số món ăn dịp Tết được nhiều bà nội trợ thật là ưa thích.

Trong không khí rộn ràng hôm nay, những người dân bao đời gìn giữ làng nghề truyền thống hi vọng, Tết này, sản phẩm được tiêu thụ nhiều hơn để bà con có cái Tết ấm no, đủ đầy hơn…

Ông Nguyễn Thụy Chính, Chủ tịch UBND xã Trù Sơn cho biết, vào năm 2020, làng nghề nồi đất Trù Sơn được tỉnh Nghệ An công nhận là nghề truyền thống. Sản phẩm của làng nghề cũng đa dạng hơn. Ngoài trách, siêu còn có chậu hoa cây cảnh... Làm đến đâu tiêu thụ đến đó.

Tuy nhiên, điều lo lắng hiện nay là hiện toàn xã chỉ có khoảng 20 hộ sản xuất nồi đất thường xuyên, với trên 100 lao động, chủ yếu là người già, chị em phụ nữ trên 40 tuổi. Dù đầu ra thì không phải lo nhưng lao động kế tục, giữ nghề ông cha thì là vấn đề lớn của làng nghề. Bởi có một thực tế là nhiều gia đình nhờ nghề nồi đất mà nuôi các con ăn học, trưởng thành nhưng thế hệ con cháu lại ít người theo cái nghề “bòn bạc lẻ” này.

Dẫu còn đó những trăn trở về tương lai của làng nghề nhưng những ngày này, làng nồi đất Trù Sơn đang vào vụ, với nhiều lò lửa rực cháy…

Số lượng công trình xanh ở Việt Nam còn khiêm tốn. (Ảnh minh họa).

Thách thức phát triển công trình xanh

(PLVN) -Theo Bộ Xây dựng, trước những thách thức toàn cầu về sự cạn kiệt của nguồn năng lượng hóa thạch, tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, các công trình xây dựng xanh cần được thực hiện nhiều hơn ở Việt Nam.
Kỉ lục toà tháp xanh có mật độ sân vườn trên cao cao nhất Việt Nam

Kỉ lục toà tháp xanh có mật độ sân vườn trên cao cao nhất Việt Nam

(PLVN) - Central Park Residences có gần 90% số căn hộ sở hữu sân vườn trên không riêng. Để phát triển sản phẩm bất động sản đặc biệt, đưa sân vườn biệt thự lên mây trời, lần đầu tiên có tại Nghệ An này, đội ngũ kĩ sư, chuyên gia cảnh quan cây xanh của Nhà sáng lập Ecopark đã nghiên cứu nhiều tháng trời để tìm ra loại cây và phương pháp chăm sóc sao cho phù hợp với thời tiết khắc nghiệt tại Nghệ An.
Gardens by the Bay (Ảnh: Sergio Sala/Unsplash)

Gợi ý một số điểm đến xanh giữa lòng Singapore

(PLVN) - Khi du lịch Singapore, ngoài việc tham quan xung quanh trong thành phố, các du khách có thể lựa chọn tạm thời rời xa phố thị, tìm về những không gian xanh như Gardens by the Bay, đường mòn MacRitchie hay khu bảo tồn đầm lầy Sungei Buloh.
Lễ hội thả diều lớn nhất thành Vinh lần đầu được tổ chức.

Lễ hội thả diều lớn nhất thành Vinh lần đầu được tổ chức

(PLVN) - Tại lễ hội thả diều lớn nhất thành Vinh diễn ra vào cuối tuần từ 18-20/8, tại đại đô thị xanh Eco Central Park, cư dân và khách mời có vé sẽ được tham gia nhiều hoạt động bao gồm thả diều, làm diều, trở thành họa sĩ để “vẽ thiên nhiên lên bầu trời”, đồng thời nghe chuyên gia tâm lý tư vấn về những tình huống bất ngờ trong việc chăm sóc, nuôi dạy con trẻ.
Ngắm căn nhà mái ngói như khu nghỉ dưỡng tại ngoại ô Hà Nội

Ngắm căn nhà mái ngói như khu nghỉ dưỡng tại ngoại ô Hà Nội

(PLVN) - Ngôi nhà mái ngói đẹp và hài hoà nằm cách xa khu dân cư đông đúc, trên dải đất thoai thoải dần về phía hồ tại ngoại ô Hà Nội với sự kết hợp giữa các vật liệu cổ xưa như ngói, gỗ, gạch, đá ong Bát Tràng và các yếu tố hiện đại như tấm lợp siêu nhẹ và kết cấu thép mang đến vẻ ngoài hiện đại và nhẹ nhàng cho ngôi nhà.
Khách sạn MoonPass Lookouts nằm ẩn sâu trong khu rừng Idaho. (Ảnh: MoonPass Lookouts)

Khách sạn độc đáo nằm giữa rừng cây ở Idaho

(PLVN) - Khách sạn MoonPass Lookouts nằm ẩn sâu trong khu rừng Idaho (miền Tây Bắc nước Mỹ) là một khu nghỉ dưỡng vô cùng độc đáo với những toà tháp gỗ ngoài trời, nơi du khách có thể hòa mình vào thiên nhiên.
Mặt tiền sử dụng 25.000 viên gạch xếp so le tạo nhiều lỗ thở

Độc đáo ngôi nhà ‘mặc áo’ chống nóng ở Sài Gòn

(PLVN) - Ngôi nhà này vô cùng độc đáo với mặt tiền sử dụng 25.000 viên gạch xếp so le tạo nhiều lỗ thở, giúp cản bớt nắng gắt, lưu thông không khí và đón gió vào không gian bên trong. Thiết kế này giúp căn nhà như đang mặc 1 chiếc áo chống nóng, nổi bật giữa khu phố mà vẫn mộc mạc, gần gũi.
Khu vườn di động trên tàu điện tại Bỉ (Ảnh: Euronews)

Độc đáo "khu vườn di động" trên tàu điện tại Bỉ

(PLVN) - Một khu vườn xanh đã được trồng trên 1 toa tàu điện dài 35m tại thành phố Antwerp, Bỉ. Toa tàu này là một khu vườn di động với những loại cây leo quấn khắp không gian bên trong toa. Đây là ý tưởng vừa được Hội đồng địa phương thành phố Antwerp triển khai.
AnNam Village (Ảnh: ArchDaily)

Ngắm nhìn ngôi nhà bằng vật liệu tái chế đẹp như Resort tại Vũng Tàu

(PLVN) - AnNam Village là ngôi nhà 2 tầng sở hữu không gian kiến trúc độc đáo, trong lành như một khu nghỉ dưỡng tọa lạc tại thành phố Vũng Tàu. Không chỉ mang đến không gian thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên, căn nhà còn tôn trọng và bảo vệ môi trường bằng việc sử dụng kết cấu thép tái chế và vật liệu tự nhiên.