Hé lộ những 'góc khuất' gây sốc tại Mái ấm Hoa Hồng

Mái ấm Hoa Hồng
Mái ấm Hoa Hồng
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Qua lời kể của bảo mẫu và các nhà hảo tâm, những sự thật bàng hoàng tại Mái ấm Hoa Hồng được hé lộ. Đằng sau những bức ảnh bày tỏ sự yêu thương, quan tâm các bé trên mạng xã hội là sự bạo hành, ngược đãi với các vết sẹo trên người con trẻ; phải ăn cơm chan nước tương, uống sữa hết hạn, có bệnh cũng không được đi khám...

Sữa nhà hảo tâm tặng đem bán, trẻ phải ăn cơm chan nước tương

Chia sẻ trên Dân trí, chị Phan Hải Yến (SN 2006) từng có thời gian làm bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng biết được nhiều góc khuất tại cơ sở này. Theo chị Yến, nhiều trẻ em được nuôi dưỡng ở đây là có mẹ, cha đem tới gửi. Tuy nhiên, bà Hương thường nói rằng các bé là trẻ mồ côi, để lấy được tình thương của các nhà hảo tâm.

Bên cạnh đó, các bé ở đây được cho ăn uống sơ sài, một bình sữa cho nhiều em bú chung. Ngoài ra, các em cũng không được chăm sóc kỹ lưỡng về sức khỏe. Nhiều cháu ốm nhưng không được đưa đến bệnh viện khám, bác sĩ kê đơn mà tự ý dùng thuốc.

Chị Phan Hải Yến thông tin thêm, các nhà hảo tâm mang sữa, tã đến thì sẽ được cơ sở phân loại. Loại nào tốt, cơ sở sẽ để riêng, còn các loại kém, ẩm mốc sẽ đưa cho các bé sử dụng.

Ngoài ra, trong thời gian làm việc ở đây, chị Yến cũng nhận thấy nhiều bé bị sẹo trên cơ thể, nghi do các bảo mẫu khác bạo hành.

Chị Mỹ Dung (SN 2001, ngụ TP HCM) từng có thời gian ăn ở, chăm sóc các bé tại cơ sở này cho biết, cơ sở này từ tháng 11/2022 thông qua mạng xã hội. Nhiều lần tới tặng quà, chị Dung tiếp xúc với các bé và dần có cảm tình. Từ đó, chị thường lui tới đây chơi với trẻ, thậm chí ngủ lại qua đêm chăm các bé như bảo mẫu.

Cũng chính vì thường xuyên đến đây, chị Dung được bà Giáp Thị Sông Hương (SN 1974, chủ Mái ấm Hoa Hồng) tin tưởng, giao điện thoại cho chị Dung để nghe điện thoại, phản hồi tin nhắn của các nhà hảo tâm.

"Một lần, tôi thấy một người có họ Giáp nhắn cho bà Hương về việc xin sữa mẹ, sợ lây bệnh truyền nhiễm cho các cháu. Tuy nhiên, bà Hương lại nhắn rằng "Kệ đi, sống chết có số". Tôi không ngờ một người làm từ thiện lại phát ngôn như vậy. Từ đó, tôi dần mất lòng tin về bà Hương và đi tìm hiểu sâu hơn về những sai trái của cơ sở này", chị Dung kể lại.

Cũng theo chị Mỹ Dung, bà Hương thường xuyên đăng tải các bữa trẻ được ăn ngon, các hóa đơn tiền điện lên mạng xã hội để các nhà hảo tâm thấy và cho tiền. Tuy nhiên, thực tế nhiều lần chị Dung chứng kiến trẻ ăn rất sơ sài, chỉ được ăn cơm chan nước tương, hay ăn bún chan nước sôi...

Còn anh Trần Thảo Duy (SN 2001) cho biết, thường xuyên đến Mái ấm Hoa Hồng để làm thiện nguyện. Những lần tới đây, anh Duy thường mang tiền, quà gửi cho mái ấm. Tuy nhiên, sau đó anh Duy nghi ngờ cơ sở này trục lợi từ thiện, từ đó anh chỉ mua đồ ăn, trái cây trực tiếp đút cho các cháu.

"Nhiều lần tôi thấy họ chở sữa, tã đi nơi khác. Tôi hỏi thì họ nói bán để lấy kinh phí cho các cháu. Tuy nhiên, tôi thấy các cháu toàn uống sữa mẹ được nấu lên, có những hộp sữa hết hạn hoặc gần hết hạn, bột nổi lợn cợn", anh Duy kể lại.

Bộ LĐTB&XH báo cáo Thủ tướng về sự việc

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), cơ sở trợ giúp xã hội mái ấm Hoa Hồng được cấp phép thành lập vào ngày 7/7/2023. Đây là cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập không thu phí với chức năng trợ giúp, nuôi dưỡng các trẻ em cơ sở, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi, sống lang thang với quy mô chăm sóc không quá 39 trẻ.

Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra, Mái ấm Hoa Hồng đang thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc 86 trẻ. Trong đó có 15 trẻ sơ sinh, 36 trẻ từ 1-2 tuổi, 31 trẻ từ 3-5 tuổi đang học tại trường mầm non ngoài cộng đồng, 3 trẻ từ 6-12 tuổi và 1 trẻ đang điều trị bệnh tại bệnh viện.

Ngay sau khi nhận được thông tin về việc bạo hành trẻ em xảy ra tại cơ sở nêu trên, Bộ LĐTB&XH đã có Công điện gửi Chủ tịch UBND TP HCM đề nghị chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp chăm sóc, bảo vệ, phục hồi kịp thời cho trẻ em là nạn nhân.

Đề nghị xác minh, điều tra, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cơ sở nêu trên và các cơ sở khác. Đồng thời tiến hành thanh tra, kiểm tra toàn bộ các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, chăm sóc thay thế cho trẻ em công lập và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố.

Bên cạnh đó, Bộ LĐTB&XH cũng đã chỉ đạo Cục Trẻ em kịp thời nắm tình hình, có văn bản hướng dẫn Sở LĐTB&XH TP HCM chủ trì, phối hợp với UBND Quận 12 và Công an Quận 12 kiểm tra, xác minh thông tin, triển khai quy trình hỗ trợ, can thiệp khẩn cấp cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại theo quy định tại Nghị định số 56/2017.

Bà Giáp Thị Sông Hương, chủ mái ấm Hoa Hồng bị tạm giữ. Ảnh: A.X

Bà Giáp Thị Sông Hương, chủ mái ấm Hoa Hồng bị tạm giữ. Ảnh: A.X

Liên quan đến sự việc này, sáng 5/9, Công an quận 12 (TP HCM) đã tạm giữ bà Giáp Thị Sông Hương (chủ Mái ấm Hoa Hồng, đường Tô Ký, quận 12) cùng các bảo mẫu, bảo vệ, nhân viên mái ấm để củng cố hồ sơ, điều tra các dấu hiệu bạo hành trẻ em và trục lợi quà từ thiện của các nhà hảo tâm.

Đọc thêm

Khởi tố nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường ở Lâm Đồng

Bị can Nguyễn Bá Đông - Nguyên Trưởng phòng TNMT huyện Bảo Lâm bị khởi tố, bắt tạm giam. Ảnh Công an tỉnh Lâm Đồng.
(PLVN) - Nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) cùng một công chức bị cáo buộc cố tình làm sai chủ trương, thực hiện trái pháp luật trong việc tham mưu ban hành các quyết định giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xâm phạm quỹ đất của Nhà nước.

Trước phiên phúc thẩm vụ cố ý gây thương tích tại Đắk R’lấp: Luật sư đề nghị TAND tỉnh Đắk Nông xem xét làm rõ nhiều vấn đề

Các bị cáo tại phiên sơ thẩm. (Ảnh trong bài: Bắc Linh)
(PLVN) - Sau khi tòa sơ thẩm tuyên án, 3/4 bị cáo đã kháng cáo kêu oan cho rằng không đồng phạm cố ý gây thương tích, không đem theo hung khí, không tác động đến người của bị hại, không bàn bạc đi đánh nhau. Dự kiến ngày 25/9 tới đây, TAND tỉnh Đắk Nông sẽ mở phiên phúc thẩm.

16 thanh, thiếu niên gây loạt vụ cướp, lãnh hơn 96 năm tù

16 bị cáo lãnh tổng cộng 96 năm 6 tháng tù về tội cướp tài sản.
(PLVN) - Sau một tuần xét xử và nghị án, ngày 17/9, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt các bị cáo Ngô Lành, (20 tuổi), Danh Hữu Đạt (18 tuổi) và 14 đồng phạm khác (có tuổi đời từ 16 đến 26 tuổi), cùng ngụ tỉnh Kiên Giang và An Giang, tổng cộng 96 năm 6 tháng tù về tội Cướp tài sản. Nạn nhân trong vụ án này là những người đi đường vào đêm tối, trong đó có nhiều nạn nhân là trẻ em.

Triệt phá đường dây làm giả con dấu, tài liệu quy mô lớn

Triệt phá đường dây làm giả con dấu, tài liệu quy mô lớn
(PLVN) - Công an tỉnh Lào Cai chủ trì phối hợp với Cục Cảnh sát Hình sự và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an mới tổ chức triệt phá thành công Đường dây làm giả con dấu, tài liệu của Cơ quan tổ chức hoạt động trên không gian mạng với số lượng đặc biệt lớn. Bước đầu, 6 đối tượng tại TP HCM, tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bị tạm giữ.

Mang súng đi gây rối, 2 bị cáo lãnh án

02 bị cáo Thịnh và Mây (từ phải sang).
(PLVN) - Với tội danh “Mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng”, TAND tỉnh Kiên Giang vừa tuyên bị cáo Trần Quốc Thịnh (31 tuổi) và Trịnh Sa Mây (25 tuổi) cùng ngụ xã Hưng Yên, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang tổng cộng 7 năm tù.