"Phụ nữ và Pháp luật: Hành trình 30 năm tiến bộ"

Toàn cảnh buổi Toạ đàm.
Toàn cảnh buổi Toạ đàm.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sáng nay (18/9), tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề "Phụ Nữ và Pháp Luật: Hành trình 30 năm tiến bộ". Đây là hoạt động hướng tới kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Bắc Kinh và 10 năm Việt Nam tham gia vào các cam kết quốc tế về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ.

Tọa đàm có sự tham dự của bà Nguyễn Thị Minh Hương - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam và bà Phan Thị Hồng Hà - Ủy viên Ban Cán sự Đảng bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp.

Kể từ khi Tuyên bố Bắc Kinh được thông qua vào năm 1995, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo vệ quyền của phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới. Bộ Tư pháp Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và đảm bảo thi hành các chính sách, luật pháp, hướng đến bình đẳng giới, tạo cơ hội phát triển toàn diện cho phụ nữ, đặc biệt là ở các lĩnh vực như lao động, hôn nhân gia đình, giáo dục, và y tế.

Tại toạ đàm, bà Nguyễn Thị Minh Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam đánh giá cao những tiến bộ của Việt Nam trong 30 năm thực hiện Tuyên bố Bắc Kinh. Bà nhấn mạnh vai trò của Hội trong việc giám sát, phản biện xã hội và đề xuất các chính sách hỗ trợ phụ nữ, như Nghị định 39/2015 về hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo khi sinh con đúng chính sách dân số.

Bà Nguyễn Thị Minh Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Minh Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.

Ngoài ra, Hội còn tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, nâng cao kiến thức pháp luật cho phụ nữ, giúp họ hiểu rõ quyền của mình và có khả năng tự bảo vệ mình trong đời sống hàng ngày.

Hội LHPN Việt Nam cũng đã phối hợp với các cơ quan nhà nước và các tổ chức quốc tế để nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ trong cộng đồng. Qua các chương trình truyền thông và các hoạt động hỗ trợ pháp lý, Hội đã giúp phụ nữ ở cả khu vực thành thị và nông thôn, đặc biệt là phụ nữ ở các vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn thực hiện quyền của mình trong lĩnh vực kinh tế, giá đình cũng như giải quyết các vụ việc xâm hại quyền phụ nữ và trẻ em.

Dù đạt được nhiều thành tựu, nhưng các đại biểu cũng thừa nhận rằng vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết. Định kiến giới vẫn tồn tại trong đời sống xã hội, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, sự chênh lệch về thu nhập giữa nam và nữ vẫn đáng lo ngại. Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của lao động nữ chỉ bằng 74% so với lao động nam trong quý II/2024.

Ngoài ra, phụ nữ vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các cơ hội nghề nghiệp tương lai, đặc biệt trong các ngành công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo. Về chính trị, mặc dù tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội của Việt Nam đứng thứ 53/146 quốc gia, nhưng tỷ lệ phụ nữ nắm giữ các vị trí lãnh đạo cấp cao như bộ trưởng vẫn còn thấp, xếp thứ 116/146 quốc gia.

Về mặt gia đình, phụ nữ vẫn đảm nhiệm nhiều công việc nội trợ hơn nam giới. Thống kê cho thấy, thời gian phụ nữ dành cho công việc nhà nhiều hơn nam giới gấp 1,8 lần.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, bà Phan Thị Hồng Hà - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp, nhấn mạnh rằng: Bộ Tư pháp đã tích cực đóng góp vào việc hoàn thiện quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), đặc biệt là trong việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới.

Bà Phan Thị Hồng Hà - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp chia sẻ tại buổi Toạ đàm.

Bà Phan Thị Hồng Hà - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp chia sẻ tại buổi Toạ đàm.

Bà Hà cho biết: "Bộ đã chủ trì xây dựng Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), yêu cầu các cơ quan tuân thủ việc lồng ghép yếu tố giới trong các văn bản pháp luật. Các văn bản quan trọng như Bộ luật Hình sự, Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình đều đã tích cực lồng ghép yếu tố này, nhằm bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em gái."

Các chính sách này đã giúp Việt Nam hoàn thành các mục tiêu quốc gia về quyền của phụ nữ, đồng thời đáp ứng các cam kết quốc tế về bình đẳng giới. Các chính sách pháp luật được thực hiện nghiêm túc, giúp nâng cao nhận thức xã hội về quyền của phụ nữ, tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi để phụ nữ Việt Nam có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đều nhất trí rằng cần tiếp tục thúc đẩy các chính sách nhằm thu hẹp khoảng cách giới trong các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, và xã hội.

Bà Phan Thị Hồng Hà khẳng định, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, lồng ghép yếu tố giới trong quá trình xây dựng chính sách để đảm bảo rằng mọi phụ nữ đều có quyền tiếp cận pháp lý bình đẳng và được bảo vệ.

Về phía Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, bà Nguyễn Thị Minh Hương cũng nhấn mạnh rằng cần phải tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các vị trí lãnh đạo và quản lý. "Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh việc tăng cường vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong các ngành kinh tế và chính trị. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể đạt được bình đẳng giới thực sự và bền vững," bà Hương nói.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Vốn chính sách "cánh cửa" mở ra tương lai no ấm nơi vùng núi Nghệ An

Đàn bò 14 con từ nguồn vốn vay chính sách ưu đãi phát triển khoẻ mạnh, hiệu quả cao giúp gia đình anh Phim chị Xin thoát nghèo.
(PLVN) - Từ hai cặp bò ban đầu của vốn chính sách ưu đãi, gia đình anh Phim nay đã có đàn bò 14 con, hơn 6 hecta rừng keo xanh tốt. Còn với chị Hà, giấc mơ an cư sau 20 năm sống trong căn nhà tạm bợ đã trở thành hiện thực. Những câu chuyện ấy là minh chứng cho sức mạnh của ý chí khi gặp được cơ hội.

Bước tiến trong tư duy về học phí đại học

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố một số định hướng sửa đổi Luật Giáo dục đại học (GDĐH), trong đó đề xuất học phí trường công được xác định theo phần trăm mức thu nhập bình quân đầu người, do Chính phủ quy định. Luật Giá sẽ được điều chỉnh để bảo đảm thống nhất học phí giữa trường công và tư.

Cơ hội cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn bước vào nền kinh tế số

Đào tạo nghề cho thanh niên khó khăn là “chìa khóa” để Việt Nam chuyển đổi số bền vững và thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực công nghệ. (Ảnh minh họa. Nguồn Bộ KHCN)
(PLVN) -  Có thể chỉ ra thách thức kép mà thanh niên khó khăn đang đối mặt là rào cản về kinh tế, xã hội lẫn nhận thức giới, khiến họ càng khó tiếp cận với các chương trình đào tạo kỹ thuật số. Do đó, việc hỗ trợ nhóm này không chỉ mang ý nghĩa nhân văn mà còn là bước đi chiến lược để bảo đảm sự công bằng trong phát triển và tối ưu hóa nguồn nhân lực trẻ – yếu tố then chốt trong quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Bộ trưởng Trần Hồng Minh: Không lùi tiến độ hoàn thành các dự án cao tốc Bắc-Nam

Bộ trưởng Trần Hồng Minh: Không lùi tiến độ hoàn thành các dự án cao tốc Bắc-Nam
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo các chủ đầu tư, các nhà thầu tổ chức thi công 3 ca, 4 kíp để đẩy nhanh tiến độ thi công, bảo đảm thông xe vào dịp 30/4/2025 tuyến chính cao tốc dự án Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng, Bùng - Vạn Ninh và hoàn thành 70km đoạn Vân Phong - Nha Trang....

Xét nghiệm gen tiền hôn nhân: Để cha mẹ không ân hận vì đã 'tặng' con 'món quà buồn'

Hiện nay, có nhiều phương pháp để sàng lọc Thalassemia. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Có một thực tế đáng buồn là hơn 80% trẻ em mắc phải các bệnh di truyền được sinh ra bởi bố mẹ có thể trạng khỏe mạnh bình thường, không có tiền sử bệnh. Vì thế, trong rất nhiều việc cần chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân, kiểm tra sức khỏe nói chung, xét nghiệm gen tiền hôn nhân nói riêng là vô cùng quan trọng. Bởi đây là bước để chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho tương lai lâu dài, khỏe mạnh, hạnh phúc của một gia đình.