Phòng chống 'Tham nhũng vặt': Tiếp tục phát huy vai trò của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Phòng chống 'Tham nhũng vặt': Tiếp tục phát huy vai trò của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Sau khi Báo Pháp luật Việt Nam đăng loạt bài trên, nhiều ý kiến của bạn đọc nhất trí cao với quyết tâm chống “tham nhũng vặt” (TNV) của Trung ương, đồng thời đề nghị cần nêu cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các cơ quan liên quan, đặc biệt là Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW). 

Tập trung vào lực lượng nòng cốt

Nắm giữ một vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực (TNTC), thời gian qua UBKTTW được ví như “thanh bảo kiếm” đắc lực giúp Đảng và Nhà nước tuyên chiến với tình trạng này. Qua công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, UBKTTW đã chỉ ra không ít cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng rèn luyện, lợi dụng sơ hở trong cơ chế, chính sách, pháp luật để trục lợi, đồng thời xử lý kịp thời hàng nghìn cán bộ, đảng viên có dấu hiệu suy thoái, tiêu cực. 

“Chúng ta có gần 4 triệu đảng viên, đây là lực lượng nòng cốt cần tập trung vào để thực hiện hiệu quả việc chống tham nhũng nói chung, TNV nói riêng. Ban Chấp hành TW, Ban Bí thư, Bộ Chính trị, các cấp ủy đảng, các ngành có quyết tâm chính trị rất cao, đã đấu tranh ngày một có hiệu quả với TNTC.

Song tình trạng cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, không hoàn thành nhiệm vụ được giao, sa sút về đạo đức công vụ, sa vào chủ nghĩa cá nhân còn nhiều. Riêng nhiệm kỳ 9, 10, 11 và 2 năm đầu nhiệm kỳ 12, các tổ chức đảng đã xử lý kỷ luật hơn 230 nghìn đảng viên” - bà Nguyễn Thị Bích Ngà, Ủy viên UBKTTW cho biết.

Nhấn mạnh việc TNV tạo nên quyền lợi bất bình đẳng, không công bằng cho người dân khi tiếp cận với các dịch vụ công, bà Ngà cho rằng đã đến lúc chúng ta phải quyết liệt với TNV. Đối với cán bộ, đảng viên, trước hết phải gương mẫu chấp hành nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Nếu phát hiện những hiện tượng tiêu cực đó (tham nhũng vặt - PV) phải đấu tranh và kiên quyết không thực hiện, bởi  một khi “anh” có hành vi đưa tiền lót tay, phí “bôi trơn”... thì “anh” đã vi phạm quy định của Đảng và phải chịu hình thức kỷ luật tương xứng. Cùng với đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải vận động mọi người không tham gia, không thực hiện hành vi TNV, có như thế việc chống TNV mới trở thành phong trào.

“Những nhà nghiên cứu về tham nhũng của thế giới đã đưa ra định đề: Một quốc gia mà TNV xảy ra hàng ngày thì nhất thiết có tham những lớn. TNV làm nền tảng của tham nhũng lớn, vì vậy không thể chống tham nhũng thành công nếu cứ để TNV hoành hành trên tất cả các lĩnh vực đời sống.

UBKTTW với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cần phát huy “phong độ” chống TNTC, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước đang lên trong thời gian qua. Đồng thời tích cực tham mưu với Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng (PCTN) tăng cường các cuộc kiểm tra, giám sát đối với các cấp ủy đảng và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị” - bà Ngà nói.

Nếu cần thiết, phải truy tố

Nội dung các cuộc kiểm tra theo bà Ngà cần tập trung vào 2 vấn đề. Thứ nhất, việc lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các biện pháp PCTN, tiêu cực trong đảng bộ, cơ quan, đơn vị mình đã đầy đủ chưa, có khắc phục được các điểm yếu dễ phát sinh TNTC không? Có thiết thực, hiểu quả không?...

Thứ hai, việc quán triệt, triển khai thực hiện các quy định pháp luật của các cơ quan, đơn vị về PCTN, tiêu cực như thế nào, kết quả ra sao? Từ kết quả kiểm tra phải phân tích được nguyên nhân, nếu chưa thành công thì quy trách nhiệm của tập thể đến đâu, cá nhân đến đâu. Từ đó tiến hành xử lý trách nhiệm kỷ luật cụ thể (nếu đến mức phải xử lý).

“Về phần mình, UBKT cũng chủ động, tăng cường các cuộc kiểm tra, giám sát đối với các cấp ủy đảng, đảng đoàn trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, xem các cấp ủy đảng đã lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát như  thế nào? Đích thân tổ chức các cuộc kiểm tra ra sao, có đổi mới, chất lượng, hiệu quả không?

Tiếp đến, phải xử lý thật nghiêm, xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm về TNTC. Khi cần thiết phải chuyển cơ quan tố tụng truy tố những hành vi dù là TNV để xét xử công khai, tránh tình trạng coi là “vặt”, là ít tiền nên cho qua. Phải xử lý cả người đưa và người nhận tiền. Có ý kiến cho rằng chừng nào còn tình trạng công chức, viên chức đòi ăn và nhận hối lộ mới chịu làm việc mà không bị ở tù thì còn “vặt”” - bà Nguyễn Thị Bích Ngà chỉ rõ.

Chính bởi vậy, theo vị ủy viên UBKTTW, từ số liệu của các cuộc điều tra xã hội học về TNV, các cơ quan chức năng hoàn toàn có thể tiến hành các cuộc điều tra cụ thể để xử lý đến nơi đến chốn tình trạng TNV đang gây bức xúc xã hội.

Bà Ngà cho biết: Theo báo cáo điều tra dư luận xã hội của Ban Tuyên giáo TW (1/3/2018), có 38% người được hỏi cho rằng có hiện tượng đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, đặc quyền, đặc lợi, vun vén cá nhân. Như vậy, nhiệm vụ của chúng ta là đề ra các quy định, quy chế, quy trình…, công khai thế nào để không còn đặc quyền đặc lợi, để có muốn cũng không vun vén được.

Năm 2016 trên cơ sở nắm tình hình, lắng nghe dư luận, UBKTTW cũng đã tiến hành kiểm tra chuyên đề “Công tác phòng ngữa, phát hiện, xử lý tham nhũng trong lĩnh vực thuế, hải quan” với 10 nội dung, từ đó chỉ ra các tồn tại, yếu kém, khuyết điểm, làm rõ các nguyên nhân, đặt ra các yêu cầu phải xử lý.

Vấn đề đặt ra là việc xử lý trách nhiệm một cá nhân, tổ chức phải có quá trình điều tra, thanh tra. Tuy nhiên, theo bà Ngà, “Việc này có nhiều khó khăn, trước hết là vì hành vi tham nhũng - dù là vặt thì cũng rất tinh vi, còn đối tượng đưa phong bì thì không muốn tố cáo vì cho rằng chuyện đó là đương nhiên, hoặc có muốn tố cáo cũng không làm, một phần do ngại mất thời gian, phần nhiều không có niềm tin trong việc  mình báo cáo về TNV sẽ được xử lý đến nơi đến chốn. Hơn nữa bằng chứng của việc vòi vĩnh, nhũng nhiễu lại càng khó hơn”.

Tuy nhiên, “trong chuyển biến chung tích cực của cả nước về ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế như hiện nay, tôi tin tưởng công cuộc phòng chống TNTC của Đảng và nhân dân ta nhất định sẽ đạt được những kết quả khả quan, tốt đẹp” - bà Ngà tin tưởng. 

“Một trong những nguyên nhân khiến chúng ta khó chống TNV là trong xã hội chưa lên án mạnh mẽ, đặt vấn đề TNV trong phạm trù đạo đức. Người nhận phong bì rồi mới làm chức phận công chức, viên chức của mình cũng không tự nhận thấy đó là đạo đức của mình đã xuống cấp, không thấy xấu hổ, đỏ mặt gì, thậm chí coi đó là đương nhiên mình được hưởng (vì đồng lương bèo bọt không đủ sống…)”. 

(Bà Nguyễn Thị Bích Ngà, Ủy viên UBKTTW)

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.