Gương sáng Pháp luật

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Kiên Giang Lư Thị Trang Đài: “Chuyên gia” gỡ khó các sự việc xử lý vi phạm hành chính

Chị Trang Đài trong Hội nghị triển khai công tác Tư pháp 2022.
Chị Trang Đài trong Hội nghị triển khai công tác Tư pháp 2022.
(PLVN) - Mới tròn ba năm làm “tham mưu trưởng” trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Kiên Giang Lư Thị Trang Đài đã góp công vào cả trăm ngàn vụ việc xử lý vi phạm hành chính theo hướng giảm dần các vụ vi phạm. Chị cũng góp phần “thổi bay” tư tưởng sợ sai, sợ trách nhiệm của một số cán bộ khi phải xử phạt, cưỡng chế hay tham gia tố tụng trong các vụ kiện quyết định xử phạt tại tòa.

Gia đình là động lực học tập, cống hiến

Chị Trang Đài là con gái thứ ba theo cách nói của người Nam bộ trong gia đình có đến 6 anh chị em. Cha bị bệnh mù lòa cả hai mắt khi chị mới 7 tuổi, hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn, túng thiếu. Thương mẹ vất vả sớm khuya, các con bảo nhau chăm chỉ học hành, biết tự gánh vác chia sẻ nhọc nhằn với mẹ.

Thời niên thiếu của chị là vừa học, vừa làm với đầy ắp kỷ niệm của những mùa nước nổi hái bông điên điển đem ra chợ bán, những bữa cơm độn khoai, những tháng ngày phụ mẹ nấu xôi từ 3 giờ sáng, những buổi sớm đi chân đất đội rau ra chợ bán hơn 3km bị trễ học, những cơn buồn ngủ không cưỡng lại được,… Nhưng có lẽ, chính hoàn cảnh đã chắp cánh ước mơ để chị phấn đấu là học sinh giỏi, được UBND tỉnh đài thọ ăn học trong suốt ba năm cấp III của lớp chuyên văn Trường THPT Nguyễn Trung Trực.

Trúng tuyển vào Trường Cao đẳng Kiểm sát Hà Nội hệ chính quy 04 năm (1988-1992), sau khi tốt nghiệp với thành tích “Sinh viên tiên tiến toàn khóa”, chị được điều động về VKSND huyện Châu Thành. Quá trình công tác trải qua nhiều vị trí, từ Kiểm sát viên sơ cấp, trung cấp, Viện trưởng VKSND huyện Châu Thành, Viện trưởng VKSND thành phố Rạch Giá, chị luôn là tấm gương về thực hiện lời dạy của Bác đối với Ngành: “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.

Nhớ lại kỷ niệm khó quên, chị kể vụ đề xuất lãnh đạo thay đổi tội danh và biện pháp ngăn chặn cho 9 bị can của một gia đình theo hướng có lợi trong vụ án mua bán mật ong pha chế nhưng không đăng ký kinh doanh. Có lẽ câu nói cảm ơn của họ “Cán bộ là bao công,… nhờ có cán bộ mà gia đình chúng tôi được minh oan không phạm tội sản xuất hàng giả” làm động lực cho chị ở những chặng đường tiếp theo.

“Đằng sau mỗi người đàn ông thành công là một người phụ nữ”, nhưng đối với chị thì câu nói này chưa đủ, phải thêm một vế nữa theo chiều ngược lại. Chồng của chị là anh Bùi Minh Trí, hiện đang giữ chức vụ Phó Chỉ huy trưởng BCH Bộ đội Biên Phòng Kiên Giang. Anh chị luôn là một “cặp bài trùng”, khi thì là tiền tuyến, khi thì là hậu phương, cùng học hành, phấn đấu nên cả hai đều là người “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Chị cho biết: “Chồng là người bạn đời mà tôi vô cùng yêu quý, biết ơn! Anh đã dành cho tôi và hai con tôi trọn vẹn tình yêu thương, chung thủy. Anh luôn quan tâm chia sẻ với tôi mọi vui buồn, anh là chỗ dựa tinh thần, là động lực để tôi phấn đấu cống hiến cho gia đình và xã hội”.

Huy động nguồn lực làm việc

Kiên Giang được ví như một Việt Nam thu nhỏ với tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng gồm rừng, núi, sông, suối, biển, đảo, có đường biên giới trên biển và đất liền giáp với Campuchia, có nhiều diện tích đất do Nhà nước quản lý chưa sử dụng; kinh tế phát triển nhanh, đời sống nhân dân có nhiều cải thiện. Tuy nhiên, nhiều tồn tại như: tệ nạn xã hội, vi phạm trong lĩnh vực đất đai, vi phạm của tàu cá đánh bắt vùng biển nước ngoài,… còn diễn biến hết sức phức tạp, có chiều hướng gia tăng. Trong khi đó, công tác xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) lại chưa theo kịp nên ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư cũng như tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trước tình hình đó, tháng 3/2019, Tỉnh ủy điều động, UBND tỉnh bổ nhiệm đồng chí Lư Thị Trang Đài là Kiểm sát viên trung cấp, Viện trưởng VKSND thành phố Rạch Giá về giữ chức Phó Giám đốc Sở Tư pháp để giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác này.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Lư Thị Trang Đài tập huấn kiến thức pháp luật, XLVPHC trong tình hình dịch bệnh COVID-19.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Lư Thị Trang Đài tập huấn kiến thức pháp luật, XLVPHC trong tình hình dịch bệnh COVID-19.

Cùng với thời gian đó, UBND tỉnh có nhiều văn bản như: Thông báo số 35/TB-UBND giao cho Sở Tư pháp là cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ liên quan đến XLVPHC thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh từ ngày 01/4/2019; Quyết định 534/QĐ-UBND quy định thẩm quyền, cách thức xác định hồ sơ XLVPHC có nội dung phức tạp và mức chi cho người kiểm tra, đánh giá hồ sơ trên địa bàn tỉnh; ủy quyền cho Giám đốc Sở Tư pháp ký thừa ủy quyền Chủ tịch UBND tỉnh các văn bản yêu cầu xác minh, làm rõ các tình tiết có liên quan đến vụ việc VPHC.

Tiếp nhận nhiều vụ việc cũ phức tạp giải quyết chưa xong, nhiều vụ việc mới phát sinh nên chị đã có sáng kiến đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh ban hành văn bản huy động nguồn lực để tập trung giải quyết, chẳng hạn như: kiện toàn Tổ giúp việc và tham gia các hoạt động tố tụng hành chính, dân sự mà mình làm Tổ phó thường trực do Chủ tịch và UBND tỉnh ủy quyền ngày 14/12/2021; quyết định giao cho Sở Tư pháp thẩm định, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết các hồ sơ XLVPHC và các nội dung khác có liên quan ngày 31/3/2022;…

Công tác tập huấn XLVPHC được chú trọng, nội dung thiết thực đi sâu vào những vấn đề chưa rõ hoặc còn có cách hiểu khác nhau; ví dụ thì bằng những vụ việc cụ thể, sau nữa là kinh nghiệm đã có được trong kiểm sát chung, kiểm sát xét xử vụ án hành chính cho cán bộ thi hành. Trong năm 2019 tập huấn được 250 cán bộ cấp tỉnh và cấp huyện, năm 2020 nâng lên 400, năm 2021 mặc dù ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19 nhưng đã có 300 đại biểu được tập huấn chuyên sâu, những tháng đầu năm 2022 các lớp ở huyện Kiên Hải, thành phố Phú Quốc,… cũng đang được tiến hành. Qua tập huấn, kiến thức, tư tưởng và hành động của cán bộ chuyển biến rõ nét, đa số công chức trong bộ máy công quyền không còn “nhát tay”, sợ sai, sợ trách nhiệm khi phải xử phạt, cưỡng chế hay tham gia tố tụng trong các vụ kiện quyết định xử phạt tại tòa.

Gỡ nhiều việc khó tồn đọng

Giải quyết những vụ việc lấn chiếm đất rừng, đất do Nhà nước quản lý có đông người vi phạm, có đối tượng cầm đầu chống đối ở Phú Quốc, Giang Thành, Hà Tiên, Hòn Đất,… chị đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Tổ công tác đặc biệt giải quyết những vụ việc khó, tồn đọng do Giám đốc Sở TN&MT làm Tổ trưởng, Chủ tịch UBND huyện, thành phố có vụ việc làm Tổ phó và chị làm thành viên để xử lý dứt điểm, tạo niềm tin, trấn an dư luận và rút kinh nghiệm làm những vụ tiếp theo.

Nóng nhất vẫn là Phú Quốc với tình hình lấn chiếm đất rừng, xây dựng trái phép, chiếm đất Sân bay cũ, phân lô tách thửa,; Hà Tiên thì có vụ nhiều người chiếm đất ở đầm Đông Hồ; Giang Thành thì 20 hộ dân đưa máy móc vào chiếm 389.418,2m2 đất ở Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Phú Mỹ; Hòn Đất với 20 người chiếm đất ở xã Bình Sơn và Bình Giang 41.556,8m2; U Minh Thượng thì 8 đối tượng chiếm đất xây dựng Trường Mẫu giáo Hoa Mai ở xã Thạnh Yên chống đối, đe dọa tự sát, đưa quan tài đến nếu bị cưỡng chế,… xử lý tàu cá đánh bắt thủy sản trái phép ở vùng biển nước ngoài để gỡ thẻ vàng IUU của Ủy ban Châu Âu (EC) còn gặp nhiều khó khăn.

Không chỉ đưa ra ý kiến tư vấn xử lý, chị còn hướng dẫn huyện, thành phố lập hồ sơ, thẩm định hồ xử lý nên các “điểm nóng” nêu trên đều được xử lý. Trong đó có nhiều vụ cưỡng chế xong, như chiếm đất xây dựng Trường Mẫu giáo Hoa Mai,... đã tạo ra tiền đề, kinh nghiệm mở đường cho việc xử lý những vụ việc tương tự.

Nhận xét về chị Trang Đài, người được ví như “tham mưu trưởng” trong lĩnh vực XLVPHC của Kiên Giang, anh em đồng nghiệp chỉ nói ngắn gọn hai từ “yên tâm” và rất mừng khi có chị cùng tham gia, cấp trên thì tin tưởng. Chị không những là nhân tố góp phần “thổi bay” tư tưởng “nhát tay” khi XLVPHC của không ít người trong bộ máy công quyền mà còn góp công vào 146.137 vụ việc XPVPHC trong ba năm theo chiều hướng giảm dần các vụ vị phạm, trong số đó có 49 tàu cá bị xử phạt vì đã đánh bắt trái phép ở vùng biển nước ngoài, chưa có vụ kiện quyết định XPVPHC của Chủ tịch UBND tỉnh bị tòa hủy.

Có lẽ, động lực để chị Trang Đài phấn đấu cống hiến là mái ấm gia đình, là hình ảnh nụ cười trong trẻo, ngây thơ của các cháu Trường Mầm non Hoa Mai, là quyền lợi của xã hội, là sự bứt phá đi lên xứng tầm của Kiên Giang. Để rồi tiếp đó chị lại trăn trở, ấp ủ một giải pháp mới cho công tác XLVPHC mà chị được tin tưởng giao phó.

Công tác trong ngành kiểm sát 26 năm 6 tháng, trong ngành Tư pháp 3 năm, chị Lư Thị Trang Đài vinh dự được VKSND Tối cao công nhận Danh hiệu Chiến sĩ thi đua ngành, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Trong ngành Tư pháp, ngày 22/12/2020, chị được Bộ Tư pháp tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ V.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị ( Ảnh: Lê Hanh)

Chi bộ Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề

(PLVN) - Ngày 23/12, Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề về “Giải pháp tiếp tục thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án”.

Đọc thêm

Nữ cán bộ Tư pháp giỏi “Cầm, kỳ, thi, họa” ở Lào Cai

Chị Nguyễn Lê Hằng, Phó Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai
(PLVN) - Từ một người “ngoại đạo” rồi bén duyên với nghề Tư pháp, hơn 20 năm nay, chị Nguyễn Lê Hằng - Phó Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ . Không chỉ giỏi công việc chuyên môn, chị Hằng còn có khiếu văn chương, nghệ thuật và chị dùng luôn năng khiếu của mình để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở.

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM
(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM cập nhật kiến thức pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video pháp luật tổ chức hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM, sẽ diễn ra vào ngày 24 và 25/12/2024.

Hội thảo Pháp luật: “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm”

Hội thảo Pháp luật: “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm”
(PLVN) -  Để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa nắm vững quy định pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video Pháp Luật tổ chức Hội thảo về “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm” sẽ diễn ra vào ngày chiều 25/12/2024 tại TP. HCM.

Bình Định vượt chỉ tiêu thi hành án dân sự

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bình Định đã thi hành xong 8.529 việc và về tiền thi hành hơn 717 tỷ đồng; vượt chỉ tiêu cả về việc và tiền so với chỉ tiêu của Tổng cục THADS giao.

Gia Lai tổng kết công tác Tư pháp năm 2024

Gia Lai tổng kết công tác Tư pháp năm 2024
(PLVN) - Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác Tư pháp năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác Tư pháp năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Lê Thị Ngọc Lam, Giám đốc Sở Tư pháp cùng các lãnh đạo Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai.

Chỉ thị số 40-CT/TW: Góp phần “thay da đổi thịt” vùng quê Cách Mạng

Chỉ thị số 40-CT/TW: Góp phần “thay da đổi thịt” vùng quê Cách Mạng
(PLVN) -  Thấm nhuần tinh thần Chỉ thị số 40-CT/TW, nguồn vốn tín dụng chính sách đã trở thành động lực quan trọng giúp vùng quê cách mạng - Thái Nguyên chuyển mình mạnh mẽ. Từ những ngôi làng từng chịu nhiều khó khăn, nay đời sống người dân đã được cải thiện rõ rệt, kinh tế phát triển bền vững. Những đổi thay ấy không chỉ thể hiện sự quan tâm sâu sát của Đảng và Nhà nước mà còn góp phần đưa Thái Nguyên trở thành “điểm sáng” trong phát triển kinh tế của cả nước, giữ vững vị trí là cực tăng trưởng của khu vực Đông Bắc.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào
(PLVN) -Ngày 20/12/2024, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng Đoàn công tác Bộ Tư pháp đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào. Cùng đi với Bộ trưởng có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và một số Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ.

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

(PLVN) - Ngày 20/12, tại Quảng Nam, thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến góp ý, đánh giá đối với việc xử lý kết quả rà soát văn bản do Tổ công tác và các bộ, ngành thực hiện từ năm 2020 đến nay”.

Chuyện về những người mang tín dụng chính sách đến vùng biên Mèo Vạc

Chuyện về những người mang tín dụng chính sách đến vùng biên Mèo Vạc
(PLVN) -  Dưới màu áo hồng, các cán bộ ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mèo Vạc là những người tiên phong trong hành trình mang cơ hội thoát nghèo đến với đồng bào các dân tộc thiểu số nơi vùng cao. Trong thời bình, họ là những “ chiến sĩ áo hồng ” đầy nhiệt huyết, luôn tận tâm hướng dẫn người dân phát triển kinh tế, vượt qua khó khăn. Nhưng khi thiên tai ập đến, họ lại trở thành những chiến binh dũng cảm, lăn xả vào tâm lũ, cứu giúp đồng bào, không bỏ lại ai ở lại phía sau.

Nồng ấm mối quan hệ Tư pháp Việt Nam - Lào

Chiều 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trao 20 máy tính do Bộ Tư pháp Việt Nam tặng Bộ Tư pháp Lào
(PLVN) - Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên ở cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam của Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh đến Lào thật đặc biệt và cả nhiều cảm xúc. Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào mở rộng lần thứ 6 diễn ra tại thủ đô Vientiane, Lào kỳ vọng sẽ tiếp tục là sợi dây kết nối bền chặt mối quan hệ hợp tác, gắn bó, phát triển về công tác tư pháp và pháp luật giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào.