Phát triển hạ tầng giao thông: Điểm sáng của ngành giao thông năm 2022

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) -  Năm 2022, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã quyết liệt thực hiện các dự án, công trình hạ tầng giao thông. Đây được đánh giá là một trong những điểm sáng của Bộ này trong năm qua.

Tham mưu xử lí nhiều vấn đề phức tạp

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai kế hoạch năm 2023, hôm qua 13/1, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy nhấn mạnh, một trong những điểm rất quan trọng của Bộ GTVT trong năm qua là công tác đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT).

Theo đó, năm qua, Bộ GTVT đã thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư các dự án (DA) khởi công mới giai đoạn 2021-2025. “Với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, ngay từ đầu năm 2022, Bộ GTVT đã tập trung nguồn lực, chỉ đạo các cơ quan tham mưu làm việc không kể ngày đêm, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương để lần đầu tiên trong một năm đã trình và được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư 6 DA quan trọng quốc gia. Bên cạnh đó, Bộ đã kịp thời trình, phê duyệt chủ trương đầu tư 54 DA nhóm A, B, C”, Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy báo cáo

Cũng theo lãnh đạo Bộ GTVT, năm qua, công tác quản lý chất lượng, tiến độ các DA cũng đã đạt được những kết quả quan trọng. Đặc biệt, để tháo gỡ khó khăn đối với các DA quan trọng quốc gia, Bộ GTVT đã tập trung rà soát, kịp thời tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, xử lý nhiều vấn đề quan trọng, phức tạp.

Trong đó, đã tham mưu thành lập Ban chỉ đạo nhà nước các công trình, DA quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT; tham mưu ban hành 2 Nghị quyết của Chính phủ về việc áp dụng cơ chế đặc thù bảo đảm nguồn vật liệu thi công; tham mưu Chính phủ chỉ đạo công bố kịp thời giá và chỉ số giá các loại vật liệu xây dựng hằng tháng, xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, nâng giá, ép giá vật liệu xây dựng, hướng dẫn việc điều chỉnh giá hợp đồng do ảnh hưởng của biến động giá…

Huy động mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong kết quả chung của cả nước năm qua có sự đóng góp quan trọng của toàn ngành GTVT. Theo đó, lãnh đạo Bộ GTVT thể hiện sự quyết tâm, nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành; hoạt động của ngành nhanh chóng trở lại bình thường sau đại dịch Covid-19.

Bên cạnh những mặt đã đạt được, Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, bất cập để ngành GTVT nhận thức và có giải pháp khắc phục. Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo ngành GTVT cần tháo gỡ vướng mắc pháp lý về chính sách đầu tư BOT, BT trên tinh thần đầu tư công dẫn dắt đầu tư, kích hoạt mọi nguồn lực đầu tư của xã hội, phải khắc phục bằng được những hạn chế, bất cập.

Thời gian tới Thủ tướng yêu cầu, ngành GTVT nghiêm túc triển khai các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Đại hội lần thứ XIII của Đảng, nhất là các chỉ tiêu phát triển đường cao tốc; có kiểm điểm, đánh giá; tập trung huy động mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng, tháo gỡ điểm nghẽn, nhất là BT, hợp tác đối tác công tư. Nếu vướng mắc ở đâu cần nỗ lực tháo gỡ, vấn đề là phải làm nghiêm túc, không được tham ô, tham nhũng; phải có cơ chế, công cụ kiểm soát chặt chẽ.

Các tỉnh, thành phố phải chủ động trong phát triển hạ tầng đường cao tốc. Về điểm này, nhiều tỉnh, thành phố còn thực hiện chậm. Thủ tướng đề nghị các tỉnh, thành phố phải tích cực, chủ động hơn nữa trong phát triển hệ thống giao thông, không trông chờ, ỷ lại. Phải phối hợp chặt chẽ, triển khai công việc bài bản, có kế hoạch, chương trình. Thủ tướng yêu cầu các dự án đã được phê duyệt thì phải triển khai nhanh. Phải kiểm tra lại các dự án lớn về đấu thầu, tránh sai sót. Bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình, tránh đội vốn bất hợp lý. Kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Động viên, cổ vũ, khen thưởng những cá nhân, tổ chức làm tốt.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GTVT nghiên cứu xây dựng các dự án kết nối với các nước láng giềng Trung Quốc, Lào, Campuchia; phát huy tối đa các dự án hợp tác đối tác công tư; đẩy nhanh nghiên cứu dự án đường sắt tốc độ cao (khoảng 200km/giờ); hoàn thiện các thủ tục, đề xuất các dự án PPP về phát triển các tuyến cao tốc kết nối, cảng biển.

Năm 2022, Bộ GTVT đã khởi công 18 DA, hoàn thành đưa vào khai thác 22 DA. Việc quản lý, thực hiện các DA giao thông trong năm qua được đánh giá là tốt. Kế hoạch năm 2023, Bộ GTVT đặt mục tiêu hoàn thiện thủ tục đầu tư để khởi công 23 DA, hoàn thành 29 DA. Phấn đấu giải ngân tối thiểu 90% kế hoạch năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ giao (được giao khoảng 94.161 tỷ đồng).

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.