Ổn định sản xuất từ… suất cơm công nhân

Anh Ngô Văn Đ. công nhân KCN Phố Nối A (Hưng Yên): “Ăn cho qua bữa, chứ sức thanh niên phải ăn gấp 3 lần thế này mới đủ…”
Anh Ngô Văn Đ. công nhân KCN Phố Nối A (Hưng Yên): “Ăn cho qua bữa, chứ sức thanh niên phải ăn gấp 3 lần thế này mới đủ…”
(PLO) - Đằng sau các cuộc lãn công, đình công là một cuộc sống còn quá nhiều kham khổ của anh chị em công nhân từ bữa cơm, chén nước. Chăm lo cho đời sống của người lao động mới chính là sự ổn định từ “gốc”. 
7 – 15 nghìn đồng một suất cơm
Một vài khu công nghiệp (KCN) trên một số tỉnh, thành hiện nay có thể nói chưa thực sự chú trọng đến vấn đề ăn uống của công nhân. Trò chuyện với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, T.H - một công nhân tại Nhà máy Sumiden thuộc KCN Phố Nối B giãi bày: “Chúng em làm ở đây lương không cao, lại hay bị tăng ca. Còn cơm ở trong công ty thì chán lắm, mỗi bữa có 2, 3 miếng thịt toàn mỡ, một quả trứng và nước rau. 15 nghìn một suất chắc chỉ thế thôi chị ạ”.
T.H còn cho biết thêm: “Cách đây vài năm, cơm trong công ty có 7.000 đồng một suất. Nói chung đã là kiếp đi làm thuê, chỉ cần ăn chứ không cần ngon, rẻ là được”. Nói thì nói vậy nhưng chắc chắn rằng chẳng ai không muốn được “ăn ngon, mặc đẹp” cả. 
Người viết được bạn mời vào “ăn” một suất cơm tại Công ty Việt Hưng thuộc KCN Như Quỳnh (Hưng Yên). Suất cơm trưa hôm đó gồm có 4 miếng cà muối bổ ngang, một miếng chả lá lốt bên trong toàn mỳ tôm và thịt “lằng nhằng”, vài miếng đậu phụ rán và một cốc canh rau loãng. Hàng trăm công nhân ngồi ăn trong cái nóng hầm hập tại tầng trên cùng của Công ty.
“Phải làm việc 8 tiếng/ngày trong môi trường toàn bụi, khói và tiếng ồn, trưa nào cũng nhắm mắt nhắm mũi vào căng-tin của công ty ăn cơm đến nghẹt thở. Nói là ăn chứ thực chất là nuốt chửng. Ăn cho qua bữa, chứ sức thanh niên phải ăn gấp 3 lần thế này mới đủ…”,  - anh Ngô Văn Đô, một công nhân có tuổi nghề ngót 6 năm tại KCN Phố Nối A chia sẻ.
Không chỉ là bữa ăn
Đã có không ít cuộc đình công liên quan đến phần ăn trưa, cùng đó là hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm tập thể, tuy nhiên vấn đề có vẻ như vẫn chậm được cải thiện, trong khi rõ ràng là khó có thể nâng cao năng suất, gia tăng năng lực cạnh tranh khi không chăm lo đúng mức cho nguồn nhân lực, từ những nhu cầu cơ bản nhất như ăn uống. 
Nhà máy Canon thuộc KCN Thăng Long (Đông Anh) được các công nhân “đầu quân” đông đảo mà một trong những lý do là đảm bảo tốt nhu cầu ăn uống của người lao động. Tại nhà máy này, mỗi một suất cơm công nhân được định mức là 23 nghìn đồng với đủ 4 món. Hoàng Văn Thủy - sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Hà Nam đang thực tập tại đây cho biết: “Trời nóng ăn gì cũng chán, nhưng phải nói là đồ ăn tại công ty ngon, đủ món, hơn hẳn mấy công ty bên cạnh. Em thấy bên công ty khác, các anh chị trong xóm trọ kêu ca lắm”.
Những ai có dịp ghé thăm Nhà máy Samsung cũng bất ngờ trước sự mát mẻ, sạch sẽ và lịch sự của căng-tin công nhân. Mỗi người một khay, thức ăn phục vụ theo yêu cầu, có đủ sữa đậu nành, nước ngọt và trái cây tráng miệng. Công nhân ăn trưa tất cả đều miễn phí. Chỉ nhìn qua hệ thống thu nhận khay, cốc nước, thìa, đũa, thức ăn thừa sau khi ăn cũng đã thấy sự hiện đại và tiện ích đến từng chi tiết nhỏ. 
Nhưng cả hai ví dụ trên đều là nhà máy của các thương hiệu lớn. Những đơn vị  đối xử “đẹp” với công nhân như vậy có thể thấy là không nhiều. “Cần thấy rằng chăm lo chén cơm, ly nước cho người lao động không chỉ góp phần nâng cao năng suất mà còn biểu thị cho một mối quan hệ sản xuất văn minh, là “viên gạch” đầu tiên xây dựng văn hóa doanh nghiệp, hướng đến sự phát triển bền vững” – TS.Nguyễn Văn Vịnh, một nhà nghiên cứu văn hóa chia sẻ.
Thị trường tiềm năng
Riêng căng-tin tại Nhà máy Samsung mỗi ngày sử dụng hết 9 tấn gạo, 20.000 quả dưa hấu, 10.000 quả trứng… Thực sự thì thị trường cung cấp suất ăn cho các KCN là một thị trường hết sức màu mỡ nhưng chưa được đầu tư, khai thác đúng mức.
Tìm hiểu của phóng viên cho thấy, đa phần các bếp ăn tập thể đều được cung cấp nguyên liệu bởi những thương nhân địa phương. Gặp người trọng chữ tín thì coi như công nhân có thể gặp may, bởi trong bối cảnh an toàn vệ sinh thực phẩm lộn xộn hiện nay, khó ai có thể đảm bảo được nguồn gốc thực phẩm như thế nào. 
Đã có nhiều ý kiến phân tích, một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến vụ việc xảy ra tại Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Áng vừa qua có phần xuất phát từ đời sống còn kham khổ của người lao động. Đó chính là điều kiện để kẻ xấu lợi dụng kích động công nhân biểu tình, gây rối. Một tiếng chuông cảnh tỉnh các doanh nghiệp, nhà quản lý đảm bảo nâng cao hơn nữa chất lượng đời sống công nhân, không chỉ là bữa ăn. Mặt khác, cũng đến lúc chú trọng, xây dựng và vận hành một thị trường xứng tầm cung cấp suất ăn cho các nhà máy, KCN.

Đọc thêm

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng
Hơn 25 năm hành nghề luật sư (LS) và trọng tài thương mại (TTTM) trong lĩnh vực thương mại quốc tế, TS.LS Châu Huy Quang cũng như Rajah & Tann LCT Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng nể, góp phần xây dựng một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới
(PLVN) - Ngày 10/4, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO, mã PGI) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã thông qua phương án nhân sự, kế hoạch kinh doanh năm 2024 và định hướng phát triển kinh doanh giai đoạn 5 năm tới. Ông Phạm Thanh Hải tiếp tục được bầu giữ vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Máy chạy xuyên đêm trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Thi công "3 ca, 4 kíp", cả ngày lẫn đêm là khẩu hiệu trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
(PLVN) - Giữa màn đêm, đèn phá của máy công trình đủ sáng để những người thợ đủ nhìn mà điều chỉnh các đầu đục phá đá, mở đường tới nơi dựng cột. Ở một số vị trí khác, xe máy vẫn liên tục bơm bê tông vào hố móng dù đêm đã về khuya…

Tự động hóa quy trình kinh doanh: Không còn thời gian để đắn đo!

Theo đại diện FaceNet, tự động hóa không chỉ giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn mà còn cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng cuối. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Theo GlobeNewsWire, thị trường tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) toàn cầu được dự báo sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép là 11,4%. Năm 2023, thị trường BPA được ước tính trị giá khoảng 14,2 tỷ USD, dự kiến tăng 30,2 tỷ USD vào cuối năm 2030. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn đang loay hoay với câu hỏi nên hay không nên…

Lên núi làm đường dây 500kV: Quyết tâm ắt ‘cao’ hơn núi

Đỉnh cao nhất trong dãy núi Hoàng Sơn hơn 1.000 mét. Có nhiều vị trí móng của đường dây 500kV mạch 3 phải xây dựng trên dãy núi này. (Ảnh: lãnh đạo EVN kiểm tra cung đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu).
(PLVN) - “Va vào đá” là cụm từ diễn tả độ khó của địa hình, địa vật tại nhiều vị trí, gói thầu của Dự án đường dây 500kV mạch 3, đòi hỏi nhà thầu thi công ngoài việc hô “quyết tâm” còn phải đầu tư nguồn lực đủ mạnh mới chinh phục được đá núi để dựng cột, kéo dây...