Nước sạch, “bàn tay sạch”

ảnh minh họa
ảnh minh họa
(PLVN) - Trong khi tại Quốc hội đang bàn chuyện quốc kế, dân sinh thì cuộc sống bên ngoài vẫn diễn ra sôi động và trực tiếp dội vào nghị trường những vấn đề nóng bỏng.

Một trong những việc “cần làm ngay” hay nói cách khác là cần sửa đổi những quy định pháp luật cho kịp với yêu cầu của cuộc sống đặt ra là vấn đề nước sạch. Đúng vào lúc Quốc hội đang bàn thảo về sửa đổi Luật Đầu tư thì có ngay một dẫn chứng sống động từ thực tế là kinh doanh nước sạch được xếp vào loại gì, có thuộc kinh doanh có điều kiện không, Nhà nước nắm vai trò gì trong việc kinh doanh này và nước sạch là một loại hàng hóa đặc biệt?

Công ước quốc tế về quyền con người đối với nước sạch quy định người dân có quyền tiếp cận nước sạch và Chính phủ cần định giá phải chăng, phù hợp với túi tiền, thu nhập của người dân.

Dội vào nghị trường là sự cố đổ dầu bẩn ở đầu nguồn nước sạch sông Đà gây đảo lộn cuộc sống của người dân Thủ đô mà sự thật ra sao, động cơ gì, ai chủ mưu vẫn còn những câu hỏi bỏ ngỏ. Sự cố này đã làm lộ diện khuôn mặt “sáng giá” nước mặt sông Đuống với giá cao, ảnh hưởng trực tiếp đến kế sinh nhai của người dân.

Rồi tiếp tục bộc lộ những nghi vấn rằng có ưu ái dành cho Công ty này. Có đại biểu Quốc hội chỉ rõ tình trạng đó là “tay không bắt giặc” khi cứ vay tiền ngân hàng mà làm dự án, còn lãi suất thì tính vào giá thành. Dư luận phản ứng dữ dội chuyện này, nghi ngờ sự thiếu minh bạch, không vì dân sinh mà chỉ vì tiền của một số người thì lập tức được trấn an là không có “lợi ích nhóm” tại Công ty này.

Tương tự như sự cố phơi bày cách làm ăn của nhà máy nước sông Đà, sông Đuống thì những việc khác tuy nhỏ nhoi nhưng cũng đủ chứng minh cách làm ăn dối trá được che đậy dưới lớp vỏ “đúng quy trình”.

Ví dụ, bờ kè ở Bình Định giá thành 12 tỷ chưa kịp nghiệm thu thì đã bị sóng đánh sập. Và dư luận xã hội cũng được trấn an bằng lời khẳng định “không có chuyện lấy ngân sách” để khắc phục sự cố này.

Hoặc, xe tải tông sâp cầu bộ hành ở Suối Tiên (TP HCM) thì lộ diện độ cao tĩnh không đã không đảm bảo như thiết kế.

Có đại biểu Quốc hội đang lo ngại chuyện người nước ngoài chiếm lĩnh lĩnh vực phân phối nước sạch (tài nguyên của đất nước và cuộc sống, sức khỏe của nhân dân). Còn nhân dân thì mong mỏi mình được mua (chứ không có chuyện được cấp) từ người bán nước có bàn tay sạch để nước không bị vấy bẩn, để tránh trường hợp nước bị vấy bẩn mà vẫn phải dùng.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Hoài Đức (Hà Nội): Tạm dừng công trình xây dựng gây hư hại hộ liền kề

Hình ảnh một phần hiện trạng ngôi nhà của ông Tâm, bà Vân. (Ảnh: Tuệ Phong)
(PLVN) - Liên quan đến phản ánh của ông Nguyễn Hữu Tâm, bà Nguyễn Thị Vân (ngụ khu đất dịch vụ Cụm công nghiệp Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) phản ánh việc công trình liền kề trong quá trình thi công, xây dựng đã gây hư hại nghiêm trọng đến ngôi nhà của gia đình; cán bộ địa chính của UBND xã Kim Chung cho biết, UBND xã đã yêu cầu tạm dừng xây dựng công trình để khắc phục hư hại với các công trình liền kề theo quy định.

Chư Tôn đức Ni dâng hương tưởng niệm tại chùa Kim Liên và Đền Hai Bà Trưng

Chư Tôn đức Ni Phân ban Ni giới Trung ương dâng hương tưởng niệm tại chùa Kim Liên và Đền Hai Bà Trưng
(PLVN) - Sáng 2/4 (tức mùng 5 tháng 3 năm Ất Tỵ), chư Tôn đức Ni trong Phân ban Ni giới Trung ương, Phân ban Ni giới GHPGVN Thành phố Hà Nội và các tỉnh thành trên cả nước đã câu hội về chùa Kim Liên cử hành Lễ dâng hương tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công Phật giáo Việt Nam.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2025

Đất nông nghiệp được thí điểm chuyển nhượng làm dự án nhà ở thương mại. (Ảnh minh họa: H.T)
(PLVN) - Đất nông nghiệp được thí điểm chuyển nhượng làm dự án nhà ở thương mại; sửa quy định về chính sách hỗ trợ đối với sinh viên sư phạm; quy định về phí bảo lãnh ngân hàng; tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2025.

Vụ đề nghị được mua nhà tái định cư tại Hà Nội: Sở Xây dựng có ý kiến đến UBND quận Long Biên

Vụ đề nghị được mua nhà tái định cư tại Hà Nội: Sở Xây dựng có ý kiến đến UBND quận Long Biên
(PLVN) - Sau khi nhận được phản ánh của bà Lại Thị Nghĩa do Báo PLVN chuyển đến về việc UBND quận Long Biên (Hà Nội) không bố trí tái định cư (TĐC) cho gia đình bà Nghĩa vì cho rằng diện tích còn lại sau khi thu hồi đất là 16,1m2 đủ điều kiện xây dựng nhà để ở, là không đúng quy định; Sở Xây dựng đề nghị UBND quận Long Biên rà soát lại các nội dung của Văn bản 775/QLĐT ngày 13/8/2021 của Phòng Quản lý đô thị (QLĐT).

Tiếp vụ công trình sai phạm của Công ty Trường Thoa: Cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định

Tiếp vụ công trình sai phạm của Công ty Trường Thoa: Cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh, tại phường Năng Tĩnh (TP Nam Định, tỉnh Nam Định), công trình xây dựng sai phạm nằm bên ngoài đê sông Đào của Cty TNHH Trường Thoa dù đã bị xử phạt hành chính, UBND tỉnh yêu cầu tháo dỡ, khắc phục hậu quả trong 1 năm, Sở Xây dựng cũng đã xây dựng kế hoạch cưỡng chế từ năm 2024 nhưng đến nay công trình này vẫn chưa bị cưỡng chế, vẫn được sử dụng kinh doanh như bình thường.

Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thực tế cho thấy, có nhiều người đi bộ bắt xe, tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Vậy người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý thế nào?

Người lao động tự do xin xác nhận thu nhập để mua nhà ở xã hội tại đâu?

Luật sư Tống Chí Cường.
(PLVN) - Bà Nguyễn Mừng (Hà Nội) hỏi: Hai vợ chồng tôi là lao động tự do, không có hợp đồng lao động, tổng thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng dưới 30 triệu đồng. Hiện vợ chồng tôi có nhu cầu mua nhà ở xã hội để ổn định cuộc sống. Xin hỏi, gia đình tôi cần đến cơ quan nào để xin xác nhận về điều kiện thu nhập?

Một bạn đọc phản ánh 'bị chậm bàn giao tài sản trúng đấu giá': Trả lời của Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc

Cục THADS tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Liên quan phản ánh của ông Đỗ Văn Hiếu (ngụ xã Liên Châu, huyện Yên Lạc) cho rằng có việc chậm bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá, đại diện Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, người phải thi hành án (THA) không tự nguyện thi hành, vụ việc phức tạp, Chi cục THADS huyện Yên Lạc đang phối hợp tuyên truyền, vận động, chuẩn bị cưỡng chế giao tài sản theo quy định.

Doanh nghiệp có được cắt giảm nhân sự do ảnh hưởng bởi thiên tai?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) -  Bạn Ngọc Minh (Lào Cai) hỏi: Doanh nghiệp của tôi đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai. Việc kinh doanh bị đình trệ, doanh thu giảm sút và doanh nghiệp không thể duy trì số lượng nhân sự như trước. Xin hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp có thể cắt giảm nhân sự với lý do thiên tai không? Nếu có, doanh nghiệp cần tuân thủ những điều kiện và thủ tục nào?