Gương sáng Pháp luật

Nữ hòa giải viên miền biên ải và bí kíp hóa giải mâu thuẫn trong dân làng

Chị Lục Kim Phương nhận Bằng khen.
Chị Lục Kim Phương nhận Bằng khen.
(PLVN) -Đêm khuya hay tinh mơ gà gáy, chỉ cần có tin nhắn, cuộc điện thoại “cầu cứu” của người dân thì dù mưa gió bão bùng chị Phương cũng không quản, cố gắng đến nhà dân thật nhanh để giúp người. Bên cạnh đó, chị còn giúp phụ nữ “thoát nạn” đẻ nhiều để tập trung phát triển kinh tế, nuôi dạy con cái nên người bằng lời bài hát…

Dùng tình cảm để hóa giải mâu thuẫn

Bản Lầu là xã biên giới (giáp ranh với Trung Quốc) của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đường vào xã xanh ngút ngàn những nương dứa trải dài trên sườn núi. Hơn 10 năm trước, nơi đây vẫn còn hoang sơ, kinh tế chưa phát triển, cuộc sống người dân còn gặp nhiều khó khăn thì nay đã “thay da đổi thịt” với những mái nhà ngói đỏ, đường bê tông, đường nhựa trải dài khắp thôn xóm.

Hỏi thăm nhà của chị Lục Kim Phương, không ai là không biết. Bởi chị Phương được ví như “Bao Công”, phân xử, hóa giải những mâu thuẫn vợ - chồng, mẹ - con, hàng xóm láng giềng… của người dân nơi đây. Chị còn là “chị Thanh Tâm” – chuyên gia gỡ rối tình cảm, trút bầu tâm sự… Nhờ sự tín nhiệm đó, dù muốn nghỉ hưu sớm, chị cũng không được dân làng chấp nhận. Bởi trong mắt mọi người, không ai xứng đáng là Trưởng thôn kiêm Tổ trưởng Tổ hòa giải thôn Na Mạ 1 (xã Bản Lầu) hơn chị.

Chị Phương tâm sự, hơn chục năm trước, chị đã tham gia tổ hòa giải. Khi đó, chị là thành viên Chi hội phụ nữ thôn, sau là Trưởng ban công tác mặt trận. Học tập kinh nghiệm của thế hệ đi trước, sau mỗi buổi hòa giải dù thành công hay thất bại, chị Phương đều tự đúc kết được kinh nghiệm cho mình.

Theo chị Phương, trong mỗi vụ việc cần hòa giải, qui định pháp luật là hàng đầu, sau đó đến phong tục tập quán của địa phương. Ngoài ra, yếu tố quan trọng không kém là tình người cùng lập luận sắc bén. Như vậy mới thuyết phục được hai bên có tranh chấp chấp nhận hòa giải vì thấy Tổ hòa giải nói “có lý, có tình”.

“Để thuyết phục được các bên, trước khi đưa vụ việc ra Tổ hòa giải, mình luôn là người đầu tiên tìm hiểu ngọn ngành của sự việc, mâu thuẫn. Sau đó, mình gặp riêng từng bên để nghe họ nói. Từ đó, mình vận dụng các qui định của pháp luật, kiến thức thực tiễn, phân tích cho cả hai cùng hiểu vấn đề để từ đó mỗi bên nhường nhau một chút, giữ tình làng nghĩa xóm, tình cảm gia đình”, chị Phương nói và cho biết các vụ hòa giải mà chị và Tổ hòa giải làm chủ yếu là các vụ liên quan đến tranh chấp đất đai, mâu thuẫn mẹ con, vợ chồng.

Chị Phương kể đầu năm nay, chị B. – người địa phương hớt hải tới tìm chị nhờ hòa giải giúp mâu thuẫn giữa hai vợ chồng. Số là vợ chồng chị B. làm kinh doanh, có của ăn của để. Do hai vợ chồng thường xuyên vắng nhà nên họ không dám để toàn bộ tài sản trong két sắt mà cất giấu mỗi nơi một ít. Một ngày kia, người vợ phát hiện mỗi chỗ giấu tiền bị thiếu một ít nên truy vấn chồng lấy tiền làm gì. Anh chồng nói mình không lấy khiến hai bên lời qua tiếng lãi, cãi chửi nhau. Người chồng bực tức đuổi vợ ra khỏi nhà trong đêm rồi đóng cửa lại.

Sau khi nghe câu chuyện của chị B. xong, chị Phương phân tích cho chị B. hiểu mất hàng chục triệu đồng, ai cũng xót vì đó là tiền mồ hôi nước mắt, chắt chiu tiết kiệm mới có. Tuy nhiên, chị B. không nên vì thế mà nặng lời với chồng, cần hỏi chồng một cách khéo léo, tế nhị hơn. Hai vợ chồng cũng không nên xung đột với nhau, điều ấy ảnh hưởng tới chuyện học hành của các con. Không người con nào có thể chuyên tâm học hành khi thấy cha mẹ cãi vã, đuổi nhau ra khỏi nhà. Việc hai vợ chồng cãi vã sẽ lộ ra chỗ cất tiền, kẻ xấu mà vô tình nghe thấy, hậu quả sẽ như thế nào…

“Sau khi phân tích cho người vợ hiểu, mình cũng gặp người chồng nói chuyện. Anh chồng thừa nhận có hơi nóng giận. Giờ thì cặp đôi ấy hạnh phúc lắm”, chị Phương vui vẻ cho biết. Thế nên, dù đêm khuya, gà gáy, mỗi khi thấy ai cần mình, chị Phương đều không quản mưa gió, sương đêm, xuống tận nơi giúp đỡ mọi người. Chị Phương tâm niệm phải luôn cố gắng để bà con dân bản được bình yên, hạnh phúc. Do đó, dù phải đi cả đêm, chị cũng không ngại.

Mà chuyện đi cả đêm đôi khi xảy ra như cơm bữa với chị Phương. Bởi hầu hết các buổi hòa giải đều diễn ra vào buổi tối hay những vụ việc liên quan tới bạo lực gia đình thường diễn ra đêm khuya. Có những vụ, người vợ kiên quyết không cho các chị về vì “nếu các chị về, chồng em giết em thì sao”… “Thế là cả đêm mình ở dưới đó để động viên, sau đó còn tìm chỗ cho người vợ ở tạm. Sắp xếp xong thì cũng sang ngày mới”, chị Phương chia sẻ.

Lời bài hát khiến nhiều người bật khóc

Cái nghiệp “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” đầy vất vả, khó khăn nhưng chị Phương chưa bao giờ chùn bước. Chị sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, góp ý cho các thành viên trong tổ hòa giải do chị phụ trách để có thể giúp được người dân nhiều hơn.

Từ năm 2019 đến nay, chị Phương và hòa giải viên trong Tổ của chị Phương đã tiếp nhận và tiến hành hòa giải được 16 vụ việc, trong đó hòa giải thành 15 vụ. Bên cạnh đó, Tổ hòa giải thôn Na Mạ 1 còn phối hợp với Tổ hòa giải thôn Na Mạ 2 tổ chức hòa giải thành 3 vụ việc tranh chấp đất giữa người dân 2 thôn với nhau. Ngoài ra, bản thân chị Phương và các thành viên khác còn tự hòa giải rất nhiều vụ việc thành công mà chưa cần đưa ra Tổ hòa giải hoặc phải đưa ra xã.

Theo lời chị Phương, việc hòa giải đã ăn sâu vào máu thịt, trở thành bản năng của chị. Chị luôn sẵn lòng lắng nghe những chia sẻ của mọi người về cuộc sống, gia đình, sau đó chị tìm cách gỡ rối giúp họ. “Từ chuyện thầm kín tới chuyên gia dinh dưỡng, sinh sản hay nhạc sĩ dù chẳng được học nốt nhạc nào. Kinh nghiệm mình đúc kết từ thực tiễn, qua tìm hiểu và đọc sách báo”, chị Phương dí dỏm.

Ngày ấy, khi đang làm công tác dân số, chị Phương đã còn sáng tác bài hát bằng tiếng dân tộc với nội dung xoáy vào lòng người: “Cùng nhau đi kế hoạch hóa gia đình để nuôi dạy con cái tốt hơn; người phụ nữ đẻ nhiều sẽ vất vả, không có thời gian chăm sóc con đến nơi đến chốn; đông con sẽ không lo cho các con ăn học tới nơi, tới chốn…”. “Quá trình đội văn nghệ thôn vừa múa vừa hát bài hát ấy, rất nhiều người già của thôn đến nghe. Nghe xong, các cụ không bắt con dâu của mình đẻ thêm nữa. Các cụ nói: “Nghe bài hát ấy xong, nước mắt chúng tôi cứ chảy ra thôi. Người phụ nữ sao khổ thế”, chị Phương bồi hồi nhớ lại.

Nhờ những đóng góp của mình, chị Phương từng được UBND tỉnh Lào Cai tặng Bằng khen. Mới đây nhất, năm 2021, chị Phương được Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong sơ kết giai đoạn 1 thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 – 2022” trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Nhờ “phiên dịch” tham gia hòa giải cùng

“Bản Lầu là xã vùng biên có 13 dân tộc cư trú: H’Mông, Giáy, Tu Dí, Phù Lá, Thu Nao, Nùng. Thế nên, nếu có vụ tranh chấp mà hai bên là người của hai dân tộc khác nhau, không thông thạo tiếng phổ thông, Tổ hòa giải sẽ nhờ người hiểu rõ cả hai tiếng địa phương phiên dịch lại giúp”, chị Phương cho biết.

Tin cùng chuyên mục

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh

184 luật cần sửa đổi, bổ sung khi tinh gọn bộ máy

(PLVN) -  Chiều 11/12, tại TPHCM, phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết: Bộ Tư pháp đang được Chính phủ giao rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18- NQ/TW

Đọc thêm

Công tác Thi hành án dân sự 2024: Giải pháp đột phá từ những địa bàn trọng điểm

Cưỡng chế THADS tại TP.Hồ Chí Minh, ảnh Cẩm Tú
(PLVN) -Số lượng biên chế giảm, trong khi lượng án tăng cả về việc, về tiền và tính chất phức tạp tăng cao ở nhiều thành phố lớn. Tuy nhiên, khắc phục khó khăn, năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) ở những địa bàn trọng điểm đã thực hiện nhiều giải pháp, góp phần quan trọng đưa công tác THADS toàn quốc vượt chỉ tiêu đề ra.

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm
(PLVN) -Đây là vấn đề đáng chú ý tại Dự thảo Thông tư quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá; tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên; hướng dẫn lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp xây dựng.

Cân nhắc kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết 09

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 10/12, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) năm 2025.

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Quy chế Bình xét, công bố các sự kiện nổi bật hàng năm của ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2972/QĐ-BTP ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), để có cơ sở đánh giá, bình chọn 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thăm dò dư luận đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành.

Cần thiết xây dựng đội ngũ luật sư công đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Luật sư Nguyễn Hưng Quang phát biểu tại Hội thảo "Hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng theo công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và kinh nghiệm đối với Việt Nam". Ảnh: noichinh.vn
(PLVN) - Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vai trò của một đội ngũ luật sư trong nước đáp ứng khả năng tham gia vào quá trình tư vấn và hỗ trợ Chính phủ trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan là vô cùng quan trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Luật sư điều hành Văn phòng Luật sư NHQuang&Cộng sự, Phó Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam (VSIL), Chủ tịch Trung tâm hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) .

Lớp học thầy giáo Di nơi cổng trời xứ Thanh

Thầy Di tận tình sửa từng con chữ cho bà con.
(PLVN) - Khi màn đêm buông xuống, các bản làng miền biên viễn xa xôi của huyện Mường Lát chìm dần trong bóng tối, cũng là lúc tiếng đọc bài của những học sinh đặc biệt có độ tuổi trải dài từ 20-50 tuổi ở bản Khằm II, xã Trung Lý vang lên tại điểm trường Tiểu học Khằm II. Đó là lớp học thầy giáo Di, một thầy giáo mang quân hàm xanh nơi cổng trời biên giới Việt- Lào xứ Thanh…

Canada: Đội ngũ luật sư Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật

Một nhóm luật sư Canada đang họp bàn công việc - Ảnh minh hoạ prepareforcanada.com
(PLVN) -Canada theo đuổi hình thái nhà nước dân chủ hiện đại và sử dụng số lượng lớn luật sư (LS) trong các cơ quan công quyền, nhưng đội ngũ LS làm việc trong nhánh hành pháp lại có vị trí và vai trò tương đối đặc biệt, bởi họ còn đại diện cho chế độ quân chủ đứng đầu là Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị và ủy quyền cho đại diện của mình là Toàn quyền Canada.

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế
(PLVN) - Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng , việc xây dựng đội ngũ luật sư công hỗ trợ Chính phủ giải quyết các t ranh chấp phát sinh từ việc tham gia một số quan hệ quốc tế là rất quan trọng. Trước những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, việc đào tạo đội ngũ luật sư công không chỉ dừng lại ở trau dồi kiến thức chuyên sâu mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nhờ tăng cường cọ sát thực tế.

Mô hình mới trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 6/12, Đoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức Hội thảo: “Mô hình mới trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý”. Đồng chủ trì Hội thảo là Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư Đào Ngọc Chuyền cùng 2 Phó Chủ nhiệm Đoàn là luật sư Nguyễn Văn Hà và luật sư Nguyễn Xuân San.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính hiệu quả, thực chất

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Ngày 6/12, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Tổ phó Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) của Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì buổi làm việc với một số bộ, cơ quan, địa phương về công tác này. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội
(PLVN) - Ngày 6/12, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu phối hợp Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công tác pháp chế; công tác truyền thông trên địa bàn tỉnh năm 2024.