Gương sáng Pháp luật

Nữ giáo sư hết lòng vì người nông dân mảnh đất Chín Rồng

(PLVN) - Năm 23 tuổi, Nguyễn Minh Thuỷ, cô sinh viên vừa tốt nghiệp ngành Chế biến, trường Đại học Cần Thơ thì được trường giữ lại làm cán bộ giảng dạy. Sự kiện ấy đã bắt đầu cuộc đời giảng dạy và nghiên cứu khoa học nhiều thành tựu của nữ giáo sư Nguyễn Minh Thuỷ, người vừa vinh dự nhận giải Kovalevskaia năm 2021.

Thành tựu nghiên cứu bắt nguồn từ yêu cầu thực tiễn

Quê gốc Chợ Mới, An Giang, là người con của miền Tây sông nước, ruộng đồng, mối quan tâm lớn nhất của GS Nguyễn Minh Thuỷ kể từ khi còn là một nữ sinh, đó là làm sao để cải thiện nguồn thực phẩm, dinh dưỡng cho người dân, làm sao để nâng cao chất lượng nông sản, cải thiện đời sống cộng đồng. Quá trình giảng dạy và nghiên cứu, GS Nguyễn Minh Thuỷ đã nhận ra tầm quan trọng của dinh dưỡng trong đời sống, đồng thời xác định được yếu tố quan trọng liên quan với dinh dưỡng người chính là nguồn thực phẩm.

Chính vì thế, trong suốt 38 năm miệt mài giảng dạy và nghiên cứu, dù là chủ nhân của nhiều đề tài nghiên cứu khoa học lớn, nhiều công trình khoa học trong nước và quốc tế, thì hướng đi chính mà GS Nguyễn Minh Thuỷ lựa chọn vẫn là dinh dưỡng và nông nghiệp, với hai chủ đề cụ thể: “Dinh dưỡng trong mối liên quan với thực phẩm và con người” và “ứng dụng các kỹ thuật bảo quản và chế biến các loại nông sản nhiệt đới sau thu hoạch”.

Trong suốt chiều dài của lịch sử thì đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã chứng minh phát huy lợi thế vựa lúa số một cả nước khi đóng góp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu và cũng là nơi có nhiều giống cây ăn trái bản địa ngon nổi tiếng. Tuy nhiên, ngành sản xuất cây ăn trái ở ĐBSCL nhiều năm qua đã gặp nhiều khó khăn, tình trạng được mùa mất giá vẫn thường xuyên xảy ra. Nhiều đợt các tổ chức trong nước cũng đã kêu gọi cả nước chung tay “giải cứu nông sản”.

Sản xuất trái cây an toàn theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) mặc dù đã hình thành nhưng diện tích trồng đạt theo quy trình này còn rất hạn chế. Hầu hết sản lượng trái cây sản xuất ở ĐBSCL chủ yếu được sử dụng dạng ăn tươi, các công nghệ chế biến còn hạn chế, đây cũng là điểm yếu trong tiếp cận nguồn trái cây xuất khẩu đi các thị trường xa và khó tính. Hơn nữa với khí hậu nóng của quốc gia nhiệt đới, các loại trái cây chỉ duy trì được trong thời gian ngắn, tỷ lệ hư hỏng cao, trong khi điều kiện chế biến thiếu cùng với hoạt động của công nghệ sau thu hoạch kém, đã và đang dẫn đến nhiều hệ lụy cho nhà vườn và các doanh nghiệp. Những mặt hạn chế trên đã làm giảm khả năng tiếp cận thị trường cho các mặt hàng cây ăn quả của vùng. Từ đó góp phần dẫn đến tình trạng nghèo đói, suy dinh dưỡng, bất ổn xã hội và dòng người di cư lên các thành phố lớn tìm kiếm cuộc sống tốt hơn vẫn còn tồn tại ở ĐBSCL.

Thực tế ấy đã GS Nguyễn Minh Thủy luôn trăn trở để tìm ra một giải pháp hữu ích nhằm giải quyết lâu dài vấn đề về tiêu thụ nông sản, hỗ trợ nông dân và ngành nông nghiệp. Làm sao để chế phẩm từ nông sản được đa dang, làm sao bảo quản lâu nhất nông sản tươi, tận dụng được nguồn dinh dưỡng sẵn có, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển dinh dưỡng của cả khu vực và đất nước, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng? Nếu nền nông nghiệp phát triển bền vững và đúng hướng thì có thể giúp thực hiện được các mục tiêu phát triển bền vững như xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện dinh dưỡng và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, giúp họ gắn bó với mảnh đất. Xa hơn nữa việc liên kết thành những tổ chức nông dân sản xuất và tiêu thụ sẽ hình thành vùng nông sản ổn định, bền vững, xây dựng thương hiệu nông sản đáp ứng yêu cầu thị trường trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Các nghiên cứu của GS Nguyễn Minh Thủy trong nhiều năm đã tập trung vào nhóm nông sản địa phương với các hoạt động bảo quản dạng tươi và chế biến đa dạng nhằm tận dụng triệt để nguồn dinh dưỡng sẵn có, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển dinh dưỡng của cả khu vực và có thể tiến dần ra cả nước, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

Bên cạnh đó, GS Nguyễn Minh Thủy cũng đặt ra tầm quan trọng của hoạt động điều tra và xác định tình trạng dinh dưỡng của người dân. Theo GS Nguyễn Minh Thủy, nếu hoạt động này được thực hiện thấu đáo thì các địa phương phối hợp tích cực trong xây dựng mô hình nông nghiệp và hướng dẫn nông dân phát triển sản xuất. Trong quá trình nghiên cứu khoa học của mình, GS Nguyễn Minh Thủy cũng luôn hướng đến những đối tượng yếu thế trong xã hội, làm sao để ứng dụng khoa học có thể cải thiện đời sống của nhóm đối tượng này. Theo bà, cần có kế hoạch trong sản xuất và cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng thích hợp cho người dân, đặc biệt các bà mẹ, trẻ em các vùng bị thiên tai bão lũ. Cạnh đó tình trạng dịch bệnh COVID đang kéo dài trong cả nước, GS Nguyễn Minh Thủy cũng mong muốn hướng đến các nghiên cứu tạo ra các sản phẩm dinh dưỡng hỗ trợ phòng bệnh, trong giai đoạn điều trị bệnh hoặc cho người bệnh đang trong giai đoạn phục hồi.

Truyền lửa cho hệ thế mai sau

38 năm là một nhà khoa học, đồng thời cũng là một nhà giáo, GS.TS Nguyễn Minh Thủy đùa rằng, tình yêu nghề của bà... đến muộn. Ban đầu, đến với nghề giáo là một cơ duyên chứ chưa thực sự hiểu rõ nó, nhưng dần dà, khi bắt đầu đứng trên giảng đường, cô giáo Nguyễn Minh Thủy lại bị lôi cuốn bởi nguồn kiến thức mới phải giảng dạy, bởi những ánh mắt yêu thương của sinh viên từ các nơi về học cùng một mái trường.

“Khi ấy, tôi thấy cần phải hỗ trợ các em thật nhiều khi các em vẫn thật ngây thơ, vô tư trước môi trường học tập đại học mới rất khác với trường học các cấp trước đây của các em. Lòng tôi khát khao đem những điều mình đã tìm hiểu, nghiên cứu, đã biết để truyền dạy các em. Niềm vui và hạnh phúc không phải là điều gì quá lớn lao và xa xôi, dần dần lớp học đã là nơi mà cả cô trò chúng tôi đều muốn đến mỗi ngày, là nơi có tình yêu thương, sinh viên được tôn trọng và được là chính mình trong những buổi học tập và thảo luận hăng say. Để rồi, không biết từ lúc nào, lòng yêu khoa học hòa quyện trong tình yêu nghề giáo, trở thành một phần cuộc đời tôi. Và tôi nhận ra rằng dù mình chọn nghề hay nghề chọn mình thì cũng vẫn phải cống hiến nhiệt tâm. Tôi luôn miệt mài lao động, luôn cố gắng để công việc luôn tốt hơn mỗi ngày, kiến thức mới luôn được cập nhật khi tôi có cơ hội nắm bắt từ các bậc đào tạo cao hơn. Với tôi, cho đến bây giờ vẫn một lòng dành hết tâm huyết cho trường, cho sinh viên, tôi đã làm tất cả công việc thật tốt cũng là để cảm ơn nghề đã chọn tôi”, GS Nguyễn Minh Thủy chia sẻ.

Với GS Nguyễn Minh Thủy, nghiên cứu khoa học và nghề giáo là hai lĩnh vực không tách rời nhau, mà còn mang lại sự bổ trợ tuyệt vời. Những kết quả nghiên cứu đạt được đã được cô giáo Minh Thủy lồng ghép và truyền tải trong các buổi học, giúp sinh viên, học viên có thể tiếp cận các kiến thức mới nhất và áp dụng hiệu quả vào thực tế khi các em ra Trường và hoạt động ở lĩnh vực chuyên môn có liên quan.

Thông qua các sinh viên, học viên, những người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và dinh dưỡng trong tương lai, GS Nguyễn Minh Thủy đã truyền tải các kiến thức bổ ích cho rộng rãi cộng đồng. Với bà, giảng dạy cũng chính là truyền thông vận động. Từ việc giảng dạy và sự lan tỏa của người học, hiểu biết của người dân về hiểu biết của người dân về dinh dưỡng hợp lý cũng đã được nâng cao.

Trong suốt 38 năm làm công tác giảng dạy, dù là đồng nghiệp, sinh viên, học viên đều quý mến, có một nhận xét chung, GS Nguyễn Minh Thủy là nhà giáo, nhà nghiên cứu hăng say với công việc, luôn cố gắng mang đến kiến thức thực tiễn từ kết quả nghiên cứu khoa học vào bài giảng, chọn phương pháp dạy học tích cực để sinh viên nhanh hiểu bài và yêu thích môn học mình phụ trách...

Mới đây, Ủy ban Giải thưởng Kovalevskaia Việt Nam vừa công bố kết quả xét Giải thưởng Kovalevskaia năm 2021 cho hai nhà khoa học nữ có thành tích xuất sắc trong trong hoạt động nghiên cứu, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước. Trong đó, Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Minh Thủy - Giảng viên bộ môn công nghệ thực phẩm, khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ là một trong hai nhà khoa học nữ vinh dự nhận giải thưởng. Ngày 16/5/2022, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức lễ trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2021 nhân dịp kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Minh Thủy.

Giáo sư Nguyễn Minh Thủy nhận Giải thưởng Kovalevskaia (Ngoài cùng bên phải)

Giáo sư Nguyễn Minh Thủy nhận Giải thưởng Kovalevskaia (Ngoài cùng bên phải)

Trong niềm xúc động, nhà khoa học nữ, nhà giáo ấy đã chân thành bày tỏ cảm xúc: “Tôi rất vinh dự khi được nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 2021, đây có thể xem là giải thưởng cao quý nhất trong cuộc đời làm NCKH của tôi. Nhìn lại chặng đường 38 năm nghiên cứu khoa học và giảng dạy của mình, tôi đã thấy thật có ý nghĩa vì tôi đã đồng hành lâu dài với sự phát triển của nền khoa học Việt Nam và khẳng định vai trò của các nhà khoa học nữ trong nghiên cứu và ứng dụng, góp phần mang lại các giá trị kinh tế cho đất nước. Tôi lại càng nhận thức rõ hơn vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác nghiên cứu, thấy cần phải hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ chất lượng cao, góp phần cùng cả nước nâng cao cả về số lượng và chất lượng đội ngũ nữ trí thức... đặc biệt là ở vùng đất chín Rồng, nơi mà tôi đã từng gắn bó...”.

Giáo sư Nguyễn Minh Thủy sinh năm 1961, hiện là Giảng viên cao cấp, Phó Trưởng khoa; Đảng ủy viên Đảng bộ Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Chi ủy viên cơ sở; Phụ trách Sau đại học, Bộ môn Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp của Trường Đại học Cần Thơ.

Giáo sư Nguyễn Minh Thủy đã có hơn 150 bài báo (tiếng Việt và tiếng Anh) được công bố trong các Tạp chí khoa học có phản biện trong nước (có chỉ số ISSN) và Tạp chí quốc tế có uy tín (SCOPUS, Indexed ISI).

Bà có 28 công trình khoa học được công bố ở các kỷ yếu trong nước và quốc tế (một số kỷ yếu sau năm 2012 có chỉ số ISBN); đã báo cáo (oral, poster) 48 công trình/kết quả nghiên cứu tại các hội thảo khoa học chuyên ngành trong nước (16 công trình) và quốc tế (32 công trình).

Bà đã nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Quyết định số 1464/QĐ-TTg ngày 29/09/2017 của Thủ tướng chính phủ nước CHXHCN Việt Nam; 10 Bằng khen của Bộ GDĐT;02 lần đạt danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; Giải thưởng “100 Phụ nữ Việt Nam tự tin tiến bước”...

Đọc thêm

Hoàn thiện thể chế về mối quan hệ giữa Nhà nước, Thị trường và Xã hội theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

PGS, TS. Trương Hồ Hải, Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(PLVN) -  Thể chế về mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội là một nội dung của thể chế phát triển. Trong quá trình đổi mới đất nước, thể chế này từng bước được hoàn thiện, tuy nhiên thể chế này vẫn còn những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn. Bài viết hướng đến phân tích làm rõ tính tất yếu phải hoàn thiện thể chế mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội ở Việt Nam hiện nay và làm rõ các nội dung hoàn thiện thể chế mối quan hệ này theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.

Hải Phòng: Tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền pháp luật

Tại phiên tòa giả định có sự tham gia của HĐXX là những thẩm phán, kiểm sát viên, trợ giúp viên pháp lý thực thụ.
(PLVN) - Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11), nhằm truyền tải pháp luật dưới hình thức trực quan sinh động cho học sinh, ngày 29/10, Sở Tư pháp Hải Phòng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Toà án nhân dân TP, Viện kiểm sát nhân dân TP tổ chức “Phiên tòa giả định” tại Trường THPT Lê Qúy Đôn, quận Hải An.

longformNữ doanh nhân cùng ước mơ phụng sự 'nông nghiệp xanh'

Bà Nguyễn Thị Hải Bình - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn STP.
Gắn bó với nhựa từ nhỏ, khởi nghiệp cũng với ngành sản xuất kinh doanh nhựa nhưng Nguyễn Thị Hải Bình lại đang đặt niềm tin và hy vọng của mình vào nghề nuôi biển với khát khao giữ được màu xanh cho biển và được làm nông nghiệp một cách bền vững nhất…

Dấu ấn trong công tác chuyển đổi số của ngành Tư pháp Thanh Hóa

Ban Chỉ đạo chuyển đổi số UBND tỉnh Thanh Hóa kiểm tra tình hình thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số tại Sở Tư pháp
(PLVN) - Sở Tư pháp Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả tích cực trong thực hiện chuyển đổi số (CĐS) theo các chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh và của ngành Tư pháp. Qua đó, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao và đóng góp tích cực trong quá trình thực hiện các mục tiêu xây dựng, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh.

Bình Định có tân Giám đốc Sở Tư pháp

Thường trực Tỉnh ủy Bình Định trao quyết định, tặng hoa chúc mừng các đồng chí nhận nhiệm vụ mới. (Ảnh: HM)
(PLVN) - Từ ngày 1/11, tại Bình Định, Viện trưởng VKSND tỉnh giữ chức Giám đốc Sở Tư pháp, còn Giám đốc Sở Tư pháp giữ chức Phó Trưởng ban Ban Nội chính Tỉnh ủy.

Đảm bảo đúng vai, đúng thẩm quyền trong xây dựng pháp luật

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh yêu cầu chú ý đến vấn đề đúng thẩm quyền của các cơ quan trong quá trình xây dựng pháp luật
(PLVN) -Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật đã có bước tiến rất dài, hệ thống pháp luật của chúng ta đã cơ bản đồng bộ, hoàn thiện và đóng góp rất tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn mới, với tư duy mới, tư duy xây dựng pháp luật cần phải có sự đổi mới có tính bứt phá để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Phát động cuộc thi "Chuyện nghề Thi hành án dân sự" trên Báo Pháp luật Việt Nam

Ông Nguyễn Thắng Lợi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp ghi nhận và vui mừng khi Báo Pháp luật Việt Nam phát động Cuộc thi "Chuyện nghề Thi hành án dân sự"
(PLVN) - Nhằm thiết thực kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI; Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (THADS), ngày 26/10, Báo Pháp luật Việt Nam và Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp phát động Cuộc thi Chuyện nghề Thi hành án dân sự trên Báo Pháp luật Việt Nam.

Kỷ niệm 8 năm ra mắt chuyên trang, Báo Pháp luật Việt Nam công bố giao diện mới Video Pháp luật

Các vị khách mời là lãnh đạo các Cơ quan chức năng và Báo Pháp luật Việt Nam nhấn nút công bố giao diện mới của chuyên trang Video pháp luật
(PLVN) - Tối ngày 26/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Pháp luật Việt Nam đã trang trọng Kỷ niệm 8 năm ra mắt Chuyên trang TVphapluat.vn, nay là Video Pháp luật, đồng thời công bố giao diện mới với nhiều tính năng tiện lợi, nhiều chuyên mục hấp dẫn của Chuyên trang này. Sự kiện đón nhận sự quan tâm của đại diện lãnh đạo nhiều cơ quan, ban ngành Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh và cộng đồng doanh nghiệp. 

TS. Chu Mạnh Hùng: Trường Đại học Luật Hà Nội triển khai Nghị quyết 27-NQ/TW căn cứ trên 3 sứ mạng chính của Nhà trường

TS. Chu Mạnh Hùng: Trường Đại học Luật Hà Nội triển khai Nghị quyết 27-NQ/TW căn cứ trên 3 sứ mạng chính của Nhà trường
(PLVN) -  Nghị quyết số 27-NQ/TW và Quyết định số 1156/QĐ-TTg đã tác động mạnh mẽ tới Trường Đại học Luật Hà Nội, tăng cường nhận thức của cán bộ, viên chức, người lao động và người học, chuyển hoá nhận thức vào trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hoàn thiện chính sách, pháp luật đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Ông Nguyễn Mạnh Đông,Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
Như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã phát biểu tại Đại hội X, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: “Với thế và lực tích lũy đã được sau 40 năm đổi mới đất nước, với thời cơ, vận hội mới, chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”...

Sơn La quan tâm chính sách trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi

Người cao tuổi tại tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Người cao tuổi không chỉ là chỗ dựa tinh thần trong mỗi gia đình mà còn có những đóng góp tích cực trong mọi mặt của đời sống xã hội. Hiểu được ý nghĩa này, thời gian qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) nhà nước tỉnh Sơn La đã trung hướng về cơ sở, bảo vệ quyền và lợi ích cho người cao tuổi.