Nhiều thách thức đặt ra cho việc thực thi nguyên tắc pháp quyền trong tình trạng khẩn cấp ở Việt Nam

Hội thảo do Trường ĐH Luật, ĐH Huế phối hợp với Trường ĐH Luật, ĐH quốc gia Hà Nội tổ chức.
Hội thảo do Trường ĐH Luật, ĐH Huế phối hợp với Trường ĐH Luật, ĐH quốc gia Hà Nội tổ chức.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Chiều ngày 20/6, Trường Đại học (ĐH) Luật, ĐH Huế phối hợp với Trường ĐH Luật, ĐH quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Nguyên tắc pháp quyền trong tình trạng khẩn cấp ở Việt Nam: Nhận thức và thực trạng”.

Nguyên tắc pháp quyền trong tình trạng khẩn cấp là một chủ đề nghiên cứu quan trọng trong khoa học pháp lý trên thế giới. Tuy nhiên, chủ đề này vẫn là một chủ đề có nhiều ý kiến, cách tiếp cận khác nhau. Ở Việt Nam, các vấn đề nhà nước pháp quyền và tình trạng khẩn cấp là các vấn đề không mới, song đặt pháp quyền trong tình trạng khẩn cấp lại là một vấn đề còn nhiều khoảng trống trong nhận thức và thực tiễn pháp luật ở Việt Nam.

Trong suốt quá trình phát triển của đất nước nguyên tắc pháp quyền là công cụ để bảo đảm các giá trị lõi như thượng tôn pháp luật và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Tuy nhiên còn nhiều thách thức đặt ra cho việc thực thi nguyên tắc pháp quyền trong thực tiễn, nhất là trong bối cảnh một xã hội luôn phát triển và sôi động, đôi khi là không chắc chắn và chịu những rủi ro đến từ bên ngoài như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh…Để giải quyết các vấn đề thực tiễn, cần có chính sách, và để các chính sách có cơ sở vững chắc, cần xuất phát từ các lý thuyết lớn cũng như tổng kết.

PGS.TS. Đoàn Đức Lương- Hiệu trưởng trường ĐH Luật, ĐH Huế nhận món quà từ PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh (bên phải) - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật, ĐH quốc gia Hà Nội gửi tặng.

PGS.TS. Đoàn Đức Lương- Hiệu trưởng trường ĐH Luật, ĐH Huế nhận món quà từ PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh (bên phải) - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật, ĐH quốc gia Hà Nội gửi tặng.

Tại hội thảo, các đại biểu, khách mời được lắng nghe những tham luận, ý kiến trao đổi về các vấn đề liên quan đến pháp quyền trong tình trạng khẩn cấp ở Việt Nam. Trong tham luận “Pháp quyền trong tình trạng khẩn cấp: Khung lý luận và cách thức đặt ra” của PGS.TS. Đặng Minh Tuấn, Trường Đại học Luật, ĐHQGHN cho rằng, trong tình trạng khẩn cấp, nhà nước được trao quyền lực, biện pháp đặc biệt, ngoại lệ để thực hiện các hành động hoặc áp đặt các biện pháp vốn không được phép trong các trường hợp bình thường để giải quyết tình trạng khẩn cấp. Điều này đặt ra các tranh luận về mối quan hệ giữa pháp quyền trong tình trạng khẩn cấp, rằng pháp quyền có cần phải được bảo vệ, bảo đảm trong tình trạng khẩn cấp hay không? Lý luận và thực tiễn cho thấy có những quan điểm, cách tiếp cận rất đa dạng, khác biệt.

Trên thực tiễn, có nhiều thách thức đặt ra đối với pháp quyền trong tình trạng khẩn cấp, bao gồm mối lo ngại vi phạm quyền con người; sự lạm dụng, tha hoá quyền lực; và các bối cảnh dân chủ cùng với những tác động của nó đến pháp quyền trong tình trạng khẩn cấp.

PGS.TS. Đặng Minh Tuấn - Trường ĐH Luật, ĐH quốc gia Hà Nội trình bày tham luận tại hội thảo

PGS.TS. Đặng Minh Tuấn - Trường ĐH Luật, ĐH quốc gia Hà Nội trình bày tham luận tại hội thảo

Cũng theo PGS.TS. Đặng Minh Tuấn, thực tiễn dịch bệnh Covid-19 chưa từng có đã và đang diễn ra trên thế giới và Việt Nam tiếp tục nảy sinh thêm những vấn đề về nguyên tắc pháp quyền trong tình trạng khẩn cấp ở cấp độ quốc tế, các quốc gia cũng như ở nước ta. Ở Việt Nam, các vấn đề nhà nước pháp quyền và tình trạng khẩn cấp đều đã được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Tuy nhiên, ở Việt Nam mới chỉ có một số công trình nghiên cứu chủ yếu theo hướng ứng dụng một số quy tắc, tiêu chuẩn về pháp quyền trong tình trạng khẩn cấp. Pháp quyền (nhà nước pháp quyền) và tình trạng khẩn cấp đã được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Tuy vậy, mối quan hệ giữa pháp quyền và tình trạng khẩn cấp chưa được pháp luật làm rõ. Có nhiều câu hỏi nghiên cứu đặt ra trước thực trạng pháp luật hiện nay như mối quan hệ này được nhìn nhận/ghi nhận là quan hệ xung đột hay quan hệ hài hòa? Làm thế nào để giải quyết xung đột và thúc đẩy sự hài hòa giữa pháp quyền và tình trạng khẩn cấp? Việc giải quyết mối quan hệ này đặt ra những thách thức, khó khăn gì?

TS Lê Thị Nga - Trường ĐH Luật, ĐH Huế với tham luận: "Giới hạn quyền lực nhà nước trong trường hợp khẩn cấp trong khuôn khổ nhà nước pháp quyền: Tiếp cận tại Việt Nam".

TS Lê Thị Nga - Trường ĐH Luật, ĐH Huế với tham luận: "Giới hạn quyền lực nhà nước trong trường hợp khẩn cấp trong khuôn khổ nhà nước pháp quyền: Tiếp cận tại Việt Nam".

Đối với TS. Lê Thị Nga, Trường ĐH Luật, ĐH Huế, trong tham luận “Giới hạn quyền lực nhà nước trong trường hợp khẩn cấp trong khuôn khổ nhà nước pháp quyền: Tiếp cận tại Việt Nam” cho rằng, việc vận hành hoạt động của bộ máy nhà nước trong điều kiện bình thường đã khó, trong điều kiện “tình huống khẩn cấp” càng khó hơn. Bởi lẽ trong “tình huống khẩn cấp” là tình huống mà trong đó nhà nước, đặc biệt là cơ quan hành pháp, được trao quyền thực hiện các hành động, hoặc áp đặt các biện pháp mà theo Hiến pháp sẽ không được phép thực hiện trong bối cảnh bình thường.

Tuy nhiên thực tế quản trị quốc gia cho thấy, trong những tình huống đặc biệt, việc thực thi quyền lực nhà nước cần có sự “tuỳ nghi” dành cho nhánh hành pháp, điều này chính là “phép thuật” cho phép nhánh hành pháp đối phó kịp thời với các tình huống khẩn cấp, giảm mức độ thiệt hại đến mức thấp nhất. Song trong những tình huống này có thể dẫn tới xung đột nguyên tắc trong quản trị nhà nước trong bối cảnh Nhà nước pháp quyền. Bởi lẽ, nguyên tắc mang tính phổ quát là: Nhà nước chỉ được thực hiện những gì Luật định, xuất phát từ nguyên tắc thượng tôn pháp luật.

GS.TS Võ Khánh Vinh - nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chia sẻ tại hội thảo

GS.TS Võ Khánh Vinh - nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chia sẻ tại hội thảo

Hội thảo lần này sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu, sinh viên có thể hiểu thêm được nguyên tắc pháp quyền trong tình trạng khẩn cấp để phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập; đồng thời hướng đến các giá trị thực tiễn nhằm đóng góp công cuộc xây dựng pháp luật về tình trạng khẩn cấp ở Việt Nam hiện nay.

Đọc thêm

Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học

Đại diện Lãnh đạo Phòng GD&ĐT các huyện, thành, thị và các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An ký cam kết hưởng ứng Cuộc Vận động.
(PLVN) - Ngành Giáo dục Nghệ An vừa tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động “học sinh Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học”. Sự kiện nhằm giúp các em học sinh có thể tập trung rèn luyện học tập, cũng như tránh xa những cám dỗ từ mạng xã hội thông qua việc dùng điện thoại.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế
(PLVN) -  Trong 2 ngày 17 và 18/10, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục năm 2024 cho cán bộ làm công tác pháp chế của các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm.

Bí mật số 87 - CYBERSPHERE: Sân chơi 'đậm chất luật' cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức.
(PLVN) - Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức nhằm chào đón tân sinh viên chuyên ngành Luật Kinh tế. Qua hai chặng cạnh tranh khốc liệt, chặng thi thứ ba với chủ đề “Virtual Connections - Thiết kế cờ và chụp ảnh lớp” tạo không khí bùng nổ giữa các chi đoàn, đem đến sự gắn kết giữa các sinh viên...

Thầy cô và các em học sinh nói gì về quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học

Lớp học nói không với dùng điện thoại tại Trường THPT Đại Mỗ.
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Trưởng phòng (GD& ĐT), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị giáo dục nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường, tuyệt đối không để học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. PV Báo PLVN đã ghi nhận thực tế ở một số trường THPT (công lập, tư thục) cho thấy rõ sự đồng thuận, nhất trí cao giữa nhà trường, các em học sinh và phụ huynh.

Truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt

“Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ - Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt” là buổi tọa đàm do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức mới đây.
(PLVN) - Là một người Việt Nam, chúng ta đã bao giờ thắc mắc chữ viết tiếng Việt ra đời như thế nào? Tại sao chúng ta hiện nay lại đang dùng văn tự Latinh, khác hẳn với các nước “đồng văn” xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc? Chúng ta vẫn nói mình dùng chữ Quốc ngữ, vậy chữ Quốc ngữ là gì, ai đã tạo ra nó?Những câu hỏi này vẫn luôn “nóng” với nhiều thế hệ bởi chữ viết chính là một trong những thành tựu văn hóa nổi bật nhất của nền văn minh nhân loại, của một quốc gia, dân tộc.

Giáo viên đang chịu nhiều áp lực ngoài chuyên môn

Đừng đặt những áp lực ngoài chuyên môn lên vai thầy, cô giáo, để họ được toàn tâm, toàn ý vào sự nghiệp “trồng người”. (Nguồn: S.T)
(PLVN) - Tại nhiều trường học, các nhà giáo đang phải đối mặt với nhiều áp lực lớn khi ngoài truyền đạt kiến thức còn phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của phụ huynh, nhà trường và xã hội, thậm chí đôi lúc giáo viên còn phải kiêm thêm các nhiệm vụ ngoài lề không liên quan đến giáo dục.

Khi bạo lực học đường lên bàn nghị sự

Các đại biểu trẻ em tại phiên thảo luận Tổ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Trong phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II vừa qua, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất từ góc nhìn trong cuộc sâu sắc, đa chiều về phòng, chống bạo lực học đường…