Nhiều giải pháp thu hút người lao động làm việc trong hầm lò

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Tăng sản lượng khai thác hầm lò là khó khăn về công nghệ, nhưng khó khăn không nhỏ là khó thu hút lao động làm việc trong hầm lò. 
Mỗi năm, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam  (TKV) phải tuyển mới ít nhất 8.500 thợ lò, trong đó bổ sung 4.500 người do tăng sản lượng và 3.800 người để bù đắp, thay thế cho số hao hụt hàng năm. Mặc dù lương thợ lò lên tới 10-13 triệu đồng/người tháng nhưng nhiều người vẫn không “trụ lại với nghề”. 
Nhiều nguyên nhân khiến thợ lò bỏ việc
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu khai thác than, khoáng sản, điện lực, hóa chất mỏ, cơ khí. Công nghệ khai thác than của TKV theo phương pháp lộ thiên và phương pháp hầm lò.
Để đảm bảo than cung cấp cho nền kinh tế quốc dân, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thì sản lượng than khai thác hàng năm phải  tăng trưởng trong khoảng 8-10%. Trong điều kiện sản lượng khai thác bằng phương pháp lộ thiên ngày càng giảm do các nguyên nhân như: trữ lượng giảm dần, khai thác xuống sâu, cung độ đổ thải ngày càng tăng, khó khăn trong đổ thải, vấn đề về môi trường ..vv, đòi hỏi  TKV phải tăng sản lượng khai thác than bằng phương pháp hầm lò. Theo đó tỷ lệ than khai thác bằng công nghệ hầm lò khi mới thành lập TKV năm 1994 chỉ khoảng 30%, nay đã tăng lên 51% vào năm 2014 và đến năm 2020 sẽ là 65%. 
Việc tăng sản lượng khai thác hầm lò là khó khăn về công nghệ, nhưng khó khăn không nhỏ là khó thu hút lao động làm việc trong hầm lò. Theo tính toán thì hằng năm TKV phải đảm bảo tuyển mới được ít nhất 8.500 thợ lò, trong đó bổ sung 4.500 người do tăng sản lượng và 3.800 người để bù đắp, thay thế cho số hao hụt hàng năm. 
Thợ lò không phải là nghề được ưa thích mặc dù thu nhập thợ lò nếu hoàn thành định mức có thề đạt từ 10-13 triệu đồng/người tháng. Tuy nhiên thợ lò bỏ việc vẫn nhiều, theo khảo sát của TKV thì các nguyên nhân như:  Điều kiện làm việc nặng nhọc, còn tiềm ẩn nguy hiểm (40%); Thu nhập còn thấp, chưa ổn định đời sống cho gia đình ( 38%); Muốn có công việc tốt hơn (12%); Do điều kiện hoàn cảnh gia đình buộc phải nghỉ việc (6%); Do thực hiện dân chủ ở đơn vị chưa tốt ( 4%)
Nhiều giải pháp thu hút người lao động làm việc trong hầm lò
Để phát triển ngành than thì phải có giải pháp đồng bộ thu hút học sinh học các nghề mỏ hầm lò và thu hút, giữ chân thợ lò đang làm việc tại các mỏ hầm lò. Hiện TKV và các đơn vị thành viên đã và đang áp dụng  nhiều nhóm giải pháp cho vấn đề này. 
Trong đó, nhóm giải pháp về công nghệ và tổ chức sản xuất để tăng năng suất lao động, giảm số lượng lao động làm việc trong hầm lò được xác định là giải pháp cơ bản nhất cần ưu tiên thực hiện ở mức độ số 1 nhằm tăng năng suất lao động  để giảm tiêu hao lao động sống (giảm số người làm việc trong hầm lò), đồng thời giảm mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của nghề mỏ hầm lò. Thực hiện tốt các giải pháp này sẽ làm giảm sức ép về tăng lao động cũng như các hệ quả tiêu cực của việc sử dụng nhiều lao động.  
TKV xác định, để giảm lao động thủ công, dùng sức người là chính, thì cần  nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, sử dụng máy móc thiết bị như hệ thống các máy kombai, các dàn tự hành, áp dụng các phương pháp chông mới vào khai thác than ở lò chợ. Giảm dần tiến tới loại bỏ khai thác lò chợ chống gỗ truyền thống sang chống cột thủy lực đơn, cột thủy lực xà hộp. 
Các công nghệ trên đã góp phần làm tăng năng suất lao động , đảm bảo an toàn cao trong sản xuất, tuy nhiên ở một số dự án mỏ do chưa nghiên cứu kỹ điều kiện địa chất nên việc áp dụng các công nghệ mới này chưa phát huy được hết hiệu quả đầu tư.
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về sản lượng của các mỏ than hầm lò, thì việc lựa chọn các mô hình công nghệ khai thác thích hợp cho từng mỏ là rất quan trọng để tăng năng suất lao động  và tiến tới tập trung sản xuất để giảm số lượng công nhân lao động trực tiếp trong hầm lò. 
Các giải pháp chính đã, đang và tiếp tục thực hiện trong thời gian tới là:  Nghiên cứu, áp dụng các dây chuyền công nghệ phù hợp với khoáng sàng Việt Nam tại các khu vực có điều kiện địa chất phức tạp, chủ yếu vẫn phải sản xuất thủ công theo hướng cơ giới hóa lò chợ ngắn, cơ giới hóa từng phần để giải phóng sức lao động cho công nhân; Áp dụng các dây chuyền công nghệ đào lò đá hiện đại, đồng bộ, có năng suất cao trong xây dựng các mỏ hầm lò;  Áp dụng các dây chuyền thiết bị hiện đại, thiết bị vận tải liên tục để vận chuyển than từ lò chợ tới mặt bằng mỏ.
Đây được coi là giải pháp trọng tâm làm tăng năng suất, giảm cường độ lao động cho người thợ, đảm bảo an toan lao động tốt hơn. Tuy nhiên khi áp dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến cần có thử nghiệm để đánh giá hiệu quả vì điều kiện địa chất của các mỏ thuộc TKV là khác nhau và khá phức tạp. 
Cùng với giải pháp này, các giải pháp về tổ chức sản xuất như tổ chức tốt việc thực hiện trình tự khai thác giữa hầm lò và lộ thiên để đảm bảo an toàn và tận thu triệt để tài nguyên; xem xét mô hình tổ chức hợp lý của các tổ, đội sản xuất trực tiếp để tăng thời gian hữu ích trong ca làm việc, như mô hình 3 ca 4 tổ trong khai thác than hầm lò và mô hình 3 ca 4 kíp trong đào lò…. cũng được chú trọng thực hiện. 
Nhóm giải pháp thứ hai được TKV áp dụng là khắc phục điều kiện làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do đặc thù nghề nghiệp. Đây là nhóm giải pháp cần ưu tiên thực hiện để  giảm cường độ làm việt cho người lao động. 
Theo đó, tất cả các công ty than hầm lò phải đầu tư thiết bị hỗ trợ vận chuyển người từ cửa lò vào gần vị trí làm việc và vận chuyển vật liệu, thiết bị thi công tới gần vị trí làm việc để giảm mức độ nặng nhọc cho người lao động. 
Đồng thời, tăng cường công tác thông gió, quản lý khí, chống bụi, khắc phục sự lầy lội, làm tốt vệ sinh công nghiệp trong hầm lò để đảm bảo môi trường lao động trong các mỏ than hầm lò, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp ở nhà giao ca, mặt bằng sân công nghiệp để thợ lò mới không có cảm giác sợ hãi, chán nản khi lần đầu tiếp xúc với thực tế. 
Để giảm tai nạn lao động và thu hút lao động vào mỏ than hầm lò làm việc, TKV yêu cầu các đơn vị chú trọng đầu tư thiết bị và duy trì công tác khoan thăm dò nước, khoan tháo khí và duy trì, nâng cấp các hệ thống cảnh báo khí mê tan để phát hiện nguy cơ, ngăn chặn hiểm họa về tai nạn, sự cố. Bên cạnh đó, xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm quy phạm an toàn và quy trình kỹ thuật, vận động mọi người tự giác làm tốt công việc được giao ngay cả khi không có người giám sát, chỉ đạo…
Nhóm giải pháp thứ 3 được xác định là nâng cao sức thu hút nghề nghiệp. Nhóm giải pháp này được thực hiện nhằm xây dựng một hình ảnh về nghề thợ mỏ không lo thất nghiệp, có thu nhập cao, ổn định, được chăm sóc tốt nhất, hơn hẳn nhiều nghề khác. Trong đó, việc thu hút lao động từ khi còn là học sinh học nghề mỏ hiện đang được áp dụng  rất hiệu quả. 
Đặc biệt, tiền lương là yếu tố quan trọng nhất để tạo động lực cho người lao động, kích thích người lao động hoàn thành công việc đạt hiệu quả cao để đạt mức lương cao. Đối với thợ lò, mức lương nhận được càng cao thì sự hài lòng về công việc càng tăng lên, giảm lãng phí giờ công, ngày công, ngày càng gắn bó với nghề. 
Vì vậy công tác tiền lương trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp sau: Xây dựng cơ chế trả lương theo vị trí công việc và gắn với năng suất, chất lượng công việc, không phân phối tiền lương dàn trải làm mất động lực lao động; Thực hiện lộ trình tăng lương cho thợ lò theo chủ trương của TKV từ 2010 với mức tăng lương từ 5% - 10%/năm, tiến tới tiền lương của thợ lò có thể đảm bảo không những nuôi được bản thân mà còn nuôi được vợ, con ăn học, có tích lũy để xây nhà riêng….
Việc nghiên cứu xây dựng chế độ tiền thưởng phù hợp cộng với làm tốt các chế độ chăm lo đời sống, nhà ở,  tuyên truyền, giáo dục, văn hóa ứng xử… cũng là các giải pháp góp phần thu hút lao động làm việc trong hầm lò. 
Tổ chức tốt các giải pháp trên đây, đó sẽ là động lực giúp người lao động làm việc trong hầm lò tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, đồng thời tăng thu nhập cho người lao động cũng là giải pháp để người lao động gắn bó với doanh nghiệp.

Đọc thêm

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.
(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Làm gì để hỗ trợ lao động trước “làn sóng” AI?

AI đã giúp tự động hóa nhiều quy trình, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất lao động nhưng cũng khiến nhiều công việc truyền thống biến mất. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách con người làm việc. Bên cạnh cơ hội, AI đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt là nhóm lao động thủ công và những người ít có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, điều cần làm là triển khai các phương án hỗ trợ người lao động ngay từ bây giờ.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai thăm, làm việc với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) - Nhằm nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng từ doanh nghiệp, chiều ngày 03/01, tại TP Pleiku, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Chủ tịch HĐQT HAGL Đoàn Nguyên Đức và Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Thắng đã tiếp Đoàn.

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân cần có sự chuẩn bị hàng chục năm, hoặc hơn trước khi đưa nhà máy điện hạt nhân được đưa vào vận hành. Do đó, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang được các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện.

Doanh nghiệp cần lưu ý những chính sách mới của Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần đặc biệt lưu ý các chính sách mới của Singapore, bao gồm quy định về sản phẩm thịt, trứng chế biến và mức phí cấp phép nhập khẩu, nhằm tránh vi phạm quy định sở tại.