Người gốc Việt ở Úc phản ứng vì bị kì thị ‘phát tán virus Trung Quốc’

Hình ảnh cuộc tấn công vào chị em Do do camera ghi lại. Ảnh: SCMP.
Hình ảnh cuộc tấn công vào chị em Do do camera ghi lại. Ảnh: SCMP.
(PLVN) - Từ khi xảy ra đại dịch Covid-19, cùng với những người châu Á khác, người gốc Việt ở Úc cũng đang phải đối mặt với tệ phân biệt chủng tộc đối với người châu Á. 

Theo SCMP, một hình ảnh do camera an ninh ghi lại cho thấy, cặp chị em người Úc gốc Việt Rosa và Sophie Do đang chờ đợi để băng qua đường Petersham ngoại ô Marrickville thì  hai thanh thiếu niên da trắng người Úc lao vào tấn công với những lời dè bỉu tục tĩu,  miệt thị vì các cô là người châu Á.

Một người trong số đó còn dùng dao đe dọa hai chị em và cố đá họ trước khi nhổ vào mắt và mặt của Rosa.  “Nhổ nước bọt vào người còn tồi tệ hơn là bị đánh”, Rosa cho biết, lý giải rằng cô sợ bị lây virus corona mới thông qua giọt bắn vào thời điểm đó.

Sau đó, cô đã phải đi xét nghiệm cả Covid-19, HIV, Viêm gan B và C nữa.

Cảnh sát đã hành động nhanh chóng. Với sự trợ giúp của các phương tiện truyền thông xã hội, những kẻ tấn công đã được xác định và buộc 6 tội, bao gồm tấn công và ngôn ngữ không đứng đắn.

Sau sự việc trên, hai chị em Rosa và Sophie Do phải mất vài tuần mới có thể cảm thấy thoải mái khi băng qua đường.

"Tôi rất thất vọng. Làm thế nào mà chúng ta sống ở một quốc gia thuộc thế giới thứ nhất, nơi đa văn hóa được coi trọng mà điều này vẫn xảy ra trong năm 2020 như thế này”, Rosa nói, “Bạn kỳ vọng rằng mọi người đã thay đổi quan điểm nhưng rõ ràng là vẫn còn những người cuồng tín và phân biệt chủng tộc”, 

Trong khi đó, Sophie cho rằng: “Khi nhiều người xem toàn bộ những người châu Á đều là người Trung Quốc, họ không cân nhắc tới khả năng khác. Đó chính là phân biệt chủng tộc”.

Sophie và Rosa Do - nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc. Ảnh: SCMP.
Sophie và Rosa Do - nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc. Ảnh: SCMP.

Kể từ khi Covid-19 bùng phát hồi đầu năm nay, hàng trăm người Úc gốc Á trở thành nạn nhân của phân biệt chủng tộc, bao gồm cả bị xúc phạm về ngôn ngữ và bị hành hung, theo tổ chức Ủy ban Nhân quyền Australia (AHRC) và nhóm Liên minh người Úc gốc Á.

AHRC cho biết, số lượng khiếu nại theo Đạo luật phân biệt chủng tộc đã lên mức cao nhất trong 12 tháng vào tháng 2. Họ không nêu rõ con số cụ thể nhưng cho biết 1/3 các khiếu nại từ đầu tháng 2 có liên quan tới Covid-19.

Nhiều nạn nhân của nạn kỳ thị chủng tộc viết trên mạng xã hội về những tổn thương khi bị tấn công, nỗi sợ hãi khi quay trở lại nơi công cộng và có thể trở thành đối tượng bị hành hung.

Giáo viên dạy lái xe Tim Usman - một người Úc gốc Trung Quốc, cho rằng cần có một luật riêng về phân biệt chủng tộc vì “mọi thứ đang trở nên tệ hơn”.

“Tội phân biệt chủng tộc phải bị trừng trị như tội hình sự, giống các tội khác”, Usman cho biết.

Khi Usman dừng đèn đỏ hồi tháng trước và xe của ông chở một sinh viên Trung Quốc, một người Úc da trắng đã hô lớn: “Các người là những kẻ lây lan virus Trung Quốc”.

Chính phủ Úc cũng đã lên án và kêu gọi dừng hành vi phân biệt chủng tộc.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres cho rằng những phát ngôn thù ghét và bài ngoại xuất hiện trên toàn thế giới cho thấy đại dịch Covid-19 không chỉ là vấn đề khủng hoảng y tế công cộng mà còn là cuộc khủng hoảng về kinh tế, xã hội và nhân quyền.

Úc hiện có 13-14% trên 25,7 triệu dân là người gốc châu Á. Cộng đồng người châu Á tại Úc cũng bắt đầu chủ động hơn trong việc trình báo các vụ vi phạm, khuyến khích mọi người ủng hộ lẫn nhau và giúp đỡ đối phó với phân biệt chủng tộc.

Trong một khảo sát có 240 người tham gia do Liên minh người Australia gốc Á tiến hành, hơn 80% thừa nhận họ đã bị kỳ thị ở nơi công cộng. Họ bị chửi bới, hành hung thể xác, bị nhỏ nước bọt, hắt xì hơi vào người.

Tuy nhiên, Úc, khác với Mỹ, Canada, New Zealand, Anh và một số nước châu Âu, Úc không có luật nhân quyền cấp liên bang quy định rằng hành vi phân biệt chủng tộc là tội hình sự.

Đất nước đa chủng tộc và tôn giáo khác như Singapore cũng có luật cứng rắn để đối phó với hành vi phân biệt chủng tộc. 

Thay vào đó, những nạn nhân phân biệt chủng tộc ở Úc chỉ có thể trông mong vào quy định ở các tiểu bang và vùng lãnh thổ - nơi có luật quy định phân biệt chủng tộc là  một tội hình sự. Ví dụ, ở Tây Úc, tội này có thể áp dụng hình phạt lên tới 14 năm tù.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.