Người dân vùng cao Quảng Nam đổ xô đi đãi vàng dưới hồ thuỷ điện

Dù biết sai luật, nhưng vì áp lực cơm áo gạo tiền, nhiều người dân vùng cao Quảng Nam đành chấp nhận mót vàng, kiếm thêm thu nhập.
Dù biết sai luật, nhưng vì áp lực cơm áo gạo tiền, nhiều người dân vùng cao Quảng Nam đành chấp nhận mót vàng, kiếm thêm thu nhập.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ sáng sớm, từng tốp người Giẻ Triêng ở huyện miền núi Phước Sơn (Quảng Nam) tay xách nách mang dụng cụ thô sơ, kéo nhau ngược theo bờ suối phía trên nhà máy thủy điện Đắk Mi 4 để mót vàng sa khoáng.

Những ngày này, lòng hồ thuỷ điện Đắk Mi 4 (xã Phước Chánh, huyện Phước Sơn) bắt đầu cạn, để lộ ra những bãi cát dài chừng 2km, rộng hơn 300m. Khu vực này, vào mùa mưa lũ, đất đá trên những triền núi đang lở nham nhở trôi xuống tập kết tại đây. Ẩn sâu trong lớp đất đá ấy là những hạt vàng cám nhỏ li ti.

Tranh thủ mùa khô, mực nước lòng hồ cạn, người dân cơm đùm gạo nắm, kéo nhau ra đây đãi cát tìm vàng.

Người dân đi theo nhóm, phân tán nhiều khu vực để đãi vàng. Mỗi nhóm như vậy tầm 3 đến 4 thành viên. Dụng cụ người dân mang theo cũng hết sức thô sơ như máng, mâm, xẻng, xô nhựa, rổ, bát...

Anh H.V.H., (trú xã Phước Chánh) cho biết, nhóm của anh gồm 3 hộ gia đình, tổng cộng có 12 người, mỗi người có một việc khác nhau. Anh Đ., cùng vợ đóng 3 cọc gỗ dài 1m trên bãi cát để làm máng. Trên máng, anh để lớp vải nhung và thảm nhựa gai hoa cúc để giữ vàng.

“Ngày thường chúng tôi quanh quẩn làm việc, trông chờ mùa màng trên nương rẫy nhưng cũng lúc được lúc mất, cuộc sống rất khó khăn. Đến mùa keo thì đi bóc vỏ kiếm ngày công. Hai vợ chồng đắp đổi cũng qua ngày được. Nhưng con cái ngày càng lớn, chí phí sinh hoạt tăng cao, trong khi chẳng biết đào đâu ra tiền nên tranh thủ nước hồ cạn, hai vợ chồng ra sông đãi vàng”, anh H., chia sẻ.

Công việc đãi cát tìm vàng của người dân bắt đầu từ sáng sớm đến khoảng 17 giờ chiều.

Những người đàn ông có sức khoẻ thì lo xúc cát, sỏi ở lòng hồ đổ lên rổ nhựa, phía dưới là máng đã dựng từ trước. Nước đẩy cát trôi, vàng nằm lại tấm vải và thảm nhựa, đá ở trong rổ.

Tầm 20 phút đãi trên máng, người dân dùng tấm vải nhung thảm gai hoa cúc rũ sạch vào mâm làm bằng gang hình giống chiếc nón, để lấy vàng.

Cánh phụ nữ thì lại có cách đãi thủ công hơn chút khi dùng chiếc sàn bằng sắt nhấn chìm xuống nước, xoay tròn, cố gạn đi những hạt sạn to đến khi chỉ còn lại đám bụi li ti ở dưới đáy sàn thì đổ ra chiếc ca nhỏ để trên bờ, chờ lắng lại.

Công việc đãi vàng khá vất vả khi phải thường xuyên khom lưng hay ngâm mình trong nước nhiều tiếng đồng hồ.

Chị H.T.N., (trú xã Phước Chánh) chia sẻ, gia đình chị thuộc diện khó khăn ở địa phương, đã vậy, con gái chị mắc bệnh từ nhỏ, phải thường xuyên xuống TP Đà Nẵng chữa trị nên hai vợ chồng chị phải cố gắng cày cuốc để lo cho con.

Công việc đãi vàng này cũng hên xui, có ngày may mắn thì đãi được gần phân vàng, bán đi kiếm được 300.000 đồng, còn ngày thường thì đâu đó tầm 100.000 đồng. Cả hai vợ chồng chị tích góp lại để dành cho con gái xuống thành phố chữa bệnh.

Vàng sa khoáng được bỏ vào chậu mang về nhà. Người dân sau đó sẽ dùng thủy ngân để tách lấy vàng nguyên chất.

Ông Hồ Văn Huy, Chủ tịch UBND xã Phước Chánh cho biết, việc người dân ra hồ thủy điện đãi vàng là trái phép, địa phương cũng có tổ chức nhắc nhở, tuyên truyền người dân. Tuy nhiên, đa số người dân đãi vàng dưới lòng hồ đều là những người có hoàn cảnh khó khăn, họ không còn cách nào khác để mưu sinh nên mới lén lút đãi vàng.

Huyện Phước Sơn được mệnh danh là "thủ phủ" vàng của tỉnh Quảng Nam, có trữ lượng lớn thứ hai cả nước, chỉ sau mỏ Bồng Miêu, huyện Phú Ninh. Hiện địa phương này có 13 mỏ vàng, được cấp phép cho 8 công ty khai thác.

Tin cùng chuyên mục

Mương nước nội đồng ở xã Đại Ân 2 (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) trơ đáy, khô, nứt nẻ. (Ảnh: An Bình)

Xâm nhập mặn tại miền Tây ngày càng gay gắt, bất thường

(PLVN) - Xâm nhập mặn có xu hướng ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sớm hơn trước 1 - 1,5 tháng, gay gắt và bất thường, theo báo cáo về công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL của Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT).

Đọc thêm

Đề phòng mưa dông khu vực Bắc Bộ

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo dự báo của Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, chiều tối và đêm nay (24/4) mưa rào và dông rải rác vẫn xuất hiện ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An...

Cảnh báo mưa rào và dông ở một số khu vực

Cảnh báo mưa rào và dông ở một số khu vực
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đêm 23 và ngày 24/4, ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 60mm (mưa tập trung vào thời gian chiều tối và đêm).

Miền Trung chủ động ứng phó hạn nặng

Độ mặn nước sông tại cửa thu nước thô vào các Nhà máy nước ở Đà Nẵng đang vượt ngưỡng
(PLVN) - Các đợt nắng nóng gay gắt kéo dài tập trung từ tháng 4 đến tháng 6 tại miền Trung dẫn đến nguy cơ thiếu nước phục vụ dân sinh, sản xuất vụ Đông Xuân và Hè thu tới. Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã tích cực chủ động ứng phó…

Ngày mai (23/4) nơi nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (23/4) nắng nóng tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực, riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C.

Khi thanh niên 'nghiêm túc' với khí hậu

Trí trình bày tham luận trong Hội nghị quốc tế ASEAN về năng lượng và môi trường tại Indonesia. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thạc sĩ Đào Mạnh Trí dù vẫn còn rất trẻ nhưng anh đã “bén duyên” và hoạt động trong lĩnh vực khí hậu từ rất sớm, đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xã hội. Câu chuyện của anh không dừng ở cuộc hành trình cá nhân mà hoà chung vào dòng chảy của một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và cống hiến cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng quốc gia và toàn cầu.

Chiều tối nay, Bắc Bộ có mưa rào

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, chiều tối và đêm nay, 20/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 4 - Chủ động ứng phó sạt trượt đất mùa mưa 2024

Năm 2023, Lâm Đồng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt trượt đất gây ra.
(PLVN) - Lâm Đồng chuẩn bị bước vào mùa mưa 2024 với nhiều dự báo khó lường về tình trạng sạt trượt đất. Vậy giải pháp căn cơ xử lý hiệu quả lâu dài tình trạng sạt trượt, hạn chế tối đa thiệt hại do sạt trượt là gì? Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam liên quan nội dung này.

Nắng nóng ở các khu vực bao giờ kết thúc?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (20/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở khác khu vực. Từ ngày 21/4 khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa dông cục bộ, ngày trời nắng. Từ ngày 23-24/4 khu vực Bắc Trung Bộ nắng nóng suy giảm.