Nghi Sơn: Nhà đầu tư kêu trời vì ‘trên rải thảm, dưới rải đinh’?

Doanh nghiệp cho biết khi đi vào khu kinh tế Nghi Sơn đầu tư mới ‘tá hỏa’ vì thủ tục hành chính và nhiều quyết định thiếu hợp lý của cơ quan chức năng.

Dự án đúng quy hoạch vẫn bị đề xuất thu hồi

Trước đó, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử phản ánh Tập đoàn Công Thanh ‘kêu cứu’ tỉnh Thanh Hóa về việc Ban quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và Khu công nghiệp vừa có văn bản về việc thu hồi 400 m (phần mở rộng) bến cảng chuyên dụng Công Thanh.

Theo Tập đoàn Công Thanh, việc xây dựng Cảng chuyên dụng Công Thanh phù hợp với quy hoạch của Bộ GTVT. Theo quyết định số 2368 và Quyết định số 1401 của Bộ GTVT, Khu bến cảng Bắc Nghi Sơn được quy hoạch là khu vực tập trung các bến chuyên dụng của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, bến chuyên dụng của nhà máy trong khu công nghiệp. Bộ cho rằng kiến nghị của Công ty CP Nhiệt điệt Công Thanh về đầu tư bến cảng chuyên dùng phục vụ dự án Nhà máy nhiệt điện Công Thanh tại khu vực Bắc Nghi Sơn về cơ bản là phù hợp quy hoạch chi tiết cảng biển được duyệt.

Doanh nghiệp cho biết đã chi 1.000 tỷ đồng để xây dựng cảng Công Thanh. Ảnh: Tuyết Nghĩa
Doanh nghiệp cho biết đã chi 1.000 tỷ đồng để xây dựng cảng Công Thanh. Ảnh: Tuyết Nghĩa

Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo Công ty CP Nhiệt điện Công Thanh đầu tư nghiên cứu, đề xuất vị trí xây dựng cụ thể, quy mô, năng lực thông qua hàng hóa bến cảng, đánh giá khoảng cách an toàn theo quy định; đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng.

Mặc dù đúng quy hoạch của Bộ GTVT, Cục Hàng hải nhưng lâu nay Tập đoàn Công Thanh vẫn “mắc cạn” vì thủ tục hành chính của các cơ quan chức năng địa phương. Thậm chí, tập đoàn đã bỏ ra hơn 1.000 tỷ để xây dựng bến cảng, giải phóng mặt bằng nhưng lại bị Ban quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và Khu công nghiệp đề xuất thu hồi.

Theo quan sát của PV tại bến cảng Công Thanh, doanh nghiệp này đã hoàn thành kè một khu bến cảng rộng và xây dựng nền xi măng kiên cố. Doanh nghiệp đã phải tự bỏ tiền để đền bù, giải phóng mặt bằng cho các hộ dân gần đó. Về cơ bản, cảng chuyên dụng Công Thanh gần như hoàn thành phần mặt bằng để chuẩn bị xây dựng 2 cầu cảng chuyên dụng dài 800 m hướng ra phía biển.

Tập đoàn Công Thanh đã san lấp, đổ bê tông xây dựng cảng chuyên dụng Công Thanh. Ảnh: Tuyết Nghĩa
Tập đoàn Công Thanh đã san lấp, đổ bê tông xây dựng cảng chuyên dụng Công Thanh. Ảnh: Tuyết Nghĩa

Trả lời truyền hình VTC về vấn đề này, ông Lê Thanh Hà, Phó trưởng ban quản lý kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa cho rằng: “Dự án cảng chuyên dụng Công Thanh quá chậm, nên đề xuất thu hồi. Tôi nghĩ là hoàn toàn hợp lý theo đúng quy định của pháp luật”.

Thủ tục rườm rà, “trên rải thảm, dưới rải đinh”?

“Phần cảng mở rộng bị đề xuất thu hồi vừa rồi liên quan đến dự án Nhà máy sản xuất phân đạm Công Thanh. Tuy nhiên, việc thu hồi cảng, Ban quản lý khu kinh tế không có sự bàn bạc với chủ đầu tư mà đơn phương làm. Trong khi đó, chúng tôi đã bỏ ra rất nhiều kinh phí để san lấp mặt bằng. Bởi trước đây, nơi này rất thấp, thường xuyên ngập nước”, một đại diện Tập đoàn Công Thanh nói.

Cùng quan điểm, ông Lê văn Phương, phụ trách dự án cảng chuyên dùng Công Thanh cho biết trong thời gian doanh nghiệp san lấp, đổ bê tông xây dựng cảng không có một đơn vị nào xuống nói về vấn đề thu hồi. Đến khi các công việc xong xuôi, Khu Kinh tế Nghi Sơn và Khu công nghiệp mới nói rằng thu hồi. Trong khi đó, nhu cầu xây dựng và sử dụng bến cảng cho Nhà máy Nhiệt điện Công Thanh và Xi măng Công Thanh là rất cần thiết.

Nói về các thủ tục hành chính tại địa phương, ông Nguyễn Đăng Mãi, Giám đốc dự án Nhiệt điện Công Thanh chỉ lắc đầu thở dài. Ông nói rằng trong quá trình thực hiện dự án, ông nhận thấy lãnh đạo Ban quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và Khu công nghiệp chưa có những hướng dẫn rõ ràng để doanh nghiệp thực hiện. Điều này dẫn đến chậm trễ trong quá trình thực hiện đầu tư, xây dựng.

Bản vẽ mặt bằng cảng chuyên dụng Công Thanh
Bản vẽ mặt bằng cảng chuyên dụng Công Thanh

Ông Mãi dẫn chứng, hiện nay dự án Nhà máy nhiệt điện đang xin thủ tục cấp hành lang tuyến nước làm mát băng tải than đã được Bộ Công thương phê duyệt quy hoạch địa điểm. Trong quá trình thực hiện vướng mắc một số dự án khác nhưng Bản quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và Khu công nghiệp không hướng dẫn rõ ràng để doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ.

“Hiện nay họ đang trình UBND tỉnh về chủ trương xin hướng tuyến băng tải than nước làm mát rồi mới bàn giao mốc ranh giới để giải phóng mặt bằng, cấp giấy phép xây dựng cho dự án. Nhưng đã lâu rồi mà không thấy kết quả”, ông Mãi nói.

Một đại diện của Tập đoàn Công Thanh nói, khi đến đây đầu tư, doanh nghiệp luôn tuân theo sự hướng dẫn của chính quyền địa phương. Đối với doanh nghiệp, cơ hội đầu tư chính là tiền. Việc chậm đầu tư đồng nghĩa với mất cơ hội. Doanh nghiệp khi đến các địa phương đầu tư luôn mong muốn thủ tục đơn giản và thời gian xét duyệt ngắn gọn.

“Nhưng có những việc loay hoay với thủ tục có khi đến hàng năm trời vẫn chưa xong”, vị này nói.

Vị này dẫn chứng về hệ thống băng tải than, khi Công Thanh vào khu kinh tế Nghi Sơn chưa có Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn. Khi nhà máy lọc dầu vào, họ yêu cầu tuyến của hệ thống băng tải than phải thay đổi.

Lúc đó, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã về họp với Công Thanh và nói rằng băng tải của nhà máy nhiệt điện phải vòng lên núi, đào hầm. “Nếu làm như thế thì giá điện phải lên đến 5.000 đồng/kWh. Lúc đó, chúng tôi phải giải thích công văn đi lại, họp bao nhiêu lần thì 7-8 tháng sau lại có công văn là giữ nguyên hiện trạng. Như vậy, chúng tôi mất gần 1 năm mà mọi việc vẫn đứng nguyên một chỗ. Trong khi đó, để hoàn thành thủ tục xây dựng Nhà máy nhiệt điện hay cảng Công Thanh phải trải qua rất nhiều thủ tục khác”, vị này nói.

Các chuyên gia cho rằng vấn đề “trên rải thảm, dưới rải đinh” hiện nay dẫn đến các khu công nghiệp không được lấp đầy. Khi một doanh nghiệp đến đầu tư, gặp vấn đề thỉ tục rắc rối, họ sẽ ngại đầu tư và không dám quay lại. Đây là vấn đề mà các địa phương phải thay đổi nếu muốn thu hút đầu tư và tạo điều kiện ổn định, thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.

Đọc thêm

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).