Xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Muốn trị 'bệnh' sợ trách nhiệm phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Một trong những vấn đề được các đại biểu quan tâm cho ý kiến tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đó là hiện tượng một số cán bộ có tâm lý sợ trách nhiệm, sợ sai làm cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Câu hỏi được đặt ra là nguồn gốc của tâm lý sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, đảng viên đến từ đâu?

Sợ trách nhiệm - một biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sợ trách nhiệm. Nguyên nhân khách quan của “bệnh” sợ trách nhiệm có thể do quy định của pháp luật chưa đáp ứng đầy đủ và rõ ràng các yêu cầu liên quan đến trách nhiệm cá nhân và bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám đột phá và dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Nguyên nhân chủ quan có thể do sự hạn chế về năng lực và trình độ của một số cán bộ; sự thiếu hiểu biết và kỹ năng cần thiết dẫn đến sự lo ngại về việc đảm nhiệm trách nhiệm và tiềm ẩn nguy cơ gây ra những sai lầm không mong muốn.

Bên cạnh đó, ở mỗi cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền quyết định có vai trò rất quan trọng. Nếu họ thiếu chuyên môn và không tin tưởng vào cấp dưới, điều này có thể dẫn đến sự mất động lực và lòng tin của cán bộ dưới quyền. Sự thiếu hiểu biết và tinh thần thụ động trong công việc tạo ra một “môi trường” sợ trách nhiệm, trong đó cán bộ, nhân viên có xu hướng trông chờ ý kiến và chỉ thị từ cấp trên.

Trong tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Nguồn gốc chủ yếu của “bệnh” sợ trách nhiệm là chủ nghĩa cá nhân. Chính vì luôn luôn tính toán cho lợi ích cá nhân, bo bo “bảo vệ” lấy cái cá nhân của mình mà mất cả dũng khí đấu tranh, thiếu hẳn “tinh thần trách nhiệm nghiêm túc, tính kiên quyết, tính nguyên tắc trong khi giải quyết các vấn đề”, không dám đương đầu trước khó khăn, không dám nghĩ, không dám làm, chỉ tránh khó, ngại phiền”.

“Tại sao từ trước tới nay không xuất hiện hiện tượng cán bộ có tâm lý sợ trách nhiệm mà đến nay mới xuất hiện? Không những thế, còn lan rộng từ Trung ương đến địa phương và tiếp tục lan rộng từ khu vực công đến khu vực tư?”. Một đại biểu Quốc hội đã nêu câu hỏi đó trong nghị trường. Nhưng nếu để ý kỹ, chúng ta sẽ thấy tâm lý sợ trách nhiệm không phải tới giờ mới xuất hiện.

Cuối năm 1958, Bác Hồ viết tác phẩm “Đạo đức cách mạng”, Người đã chỉ rõ nguồn cơn tâm lý sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên ta, rằng: “Họ lầm tưởng rằng miền Bắc không còn thực dân và phong kiến nữa, thì tức là cách mạng thành công rồi. Do đó mà họ để chủ nghĩa cá nhân chớm nở, họ yêu cầu hưởng thụ, yêu cầu nghỉ ngơi, họ muốn lựa chọn công tác theo ý thích của cá nhân mình, không muốn làm công tác mà đoàn thể giao phó cho họ. Họ muốn địa vị cao, nhưng lại sợ trách nhiệm nặng. Dần dần tinh thần đấu tranh và tính tích cực của họ bị kém sút, chí khí anh dũng và phẩm chất tốt đẹp của người cách mạng cũng kém sút; họ quên rằng tiêu chuẩn số một của người cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng”.

Còn trong bối cảnh hiện nay, khi mà công tác thanh tra, kiểm tra, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng đi vào thực chất, được triển khai quyết liệt, hiệu quả cũng là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng không ít cán bộ có tâm lý… lo sợ làm sai. Từ đó tạo ra hiệu ứng lây lan đến các cán bộ khác, hình thành tâm lý thụ động, sợ bị kỷ luật, nhất là bị xử lý hình sự. Thậm chí có những cán bộ, đảng viên còn có tư tưởng “thà đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước hội đồng xét xử”, hay “bị phê bình vì làm chậm, chưa hoàn thành nhiệm vụ còn hơn bị kỷ luật, hoặc có thể bị truy cứu hình sự”. Đó là một hiện tượng rất đáng quan ngại, thậm chí hậu quả của nó là cán bộ, đảng viên sẽ mất dần tinh thần đấu tranh, tiến lên phía trước, làm cản trở sự phát triển của đất nước.

Một trang bản thảo bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (3/2/1969). (Ảnh tư liệu)

Một trang bản thảo bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (3/2/1969). (Ảnh tư liệu)

“Thang thuốc” đặc trị “bệnh” sợ trách nhiệm

Cách đây 54 năm, vào đầu năm 1969, nhân dịp toàn Đảng, toàn dân ta chuẩn bị kỷ niệm 39 năm Ngày thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài: Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, xem đó là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, để Đảng ta hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Đây là bài viết sau cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng. Dù rất ngắn gọn, nhưng luận điểm được Người đề cập trong bài viết này mang tính tổng kết thực tiễn; bổ sung, phát triển tư tưởng, lý luận về xây dựng Đảng nói chung, về đạo đức nói riêng.

Có thể nói, đây chính là cuốn cẩm nang hữu ích, có thể chữa được “căn bệnh” sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, đảng viên của ta hiện nay.

Thứ nhất, bài viết mở đầu bằng hai câu mang tính khẳng định: “Nhân dân ta thường nói: Đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Đó là lời khen chân thành đối với đảng viên và cán bộ ta”. Chúng ta có thể tóm lại ý đó bằng “trách nhiệm nêu gương” của cán bộ, đảng viên, điều đó đóng vai trò quan trọng trong việc khắc phục “căn bệnh” sợ trách nhiệm. Bằng cách làm gương, mỗi cán bộ, đảng viên có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực và động viên những người khác vượt qua nỗi sợ và đảm nhận trách nhiệm cá nhân một cách tự tin. Trong đơn vị, tổ chức, cán bộ, đảng viên cần tạo ra một tinh thần đồng lòng và hỗ trợ, bằng cách tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và tin cậy, khuyến khích sự chia sẻ ý kiến, thảo luận và giúp đỡ lẫn nhau. Điều này giúp xây dựng một tập thể mạnh mẽ và tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân đảm nhận trách nhiệm.

Thứ hai, trong bài viết Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra giải pháp quét sạch chủ nghĩa cá nhân, đó là phải “tăng cường giáo dục trong toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người đảng viên”. Thực chất đây là giải pháp nhằm thiết lập nền tảng tư tưởng, lý luận, kim chỉ nam cho hành động, tạo dựng cái nền, cái gốc của toàn Đảng và với mỗi cán bộ, đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, để làm tròn sứ mệnh của mình, mỗi đảng viên phải ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, củng cố lập trường giai cấp vô sản, cố gắng nắm vững những quy luật của cách mạng Việt Nam, phải luôn luôn nâng cao đạo đức cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân.

Thứ ba, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh cán bộ, đảng viên cần “thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh trong Đảng. Hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình cán bộ, đảng viên”. Từ ý này, ta có thể hiểu là trách nhiệm giám sát của mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đóng vai trò quan trọng trong việc khắc phục “bệnh” sợ trách nhiệm. Đặc biệt, quần chúng nhân dân là những người có quyền và trách nhiệm giám sát công việc của cán bộ và đảng viên. Để trị “bệnh” sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, mỗi người dân đều phải tham gia vào quá trình giám sát bằng cách phản ánh, đề xuất và đưa ra ý kiến về thái độ hoạt động, công tác của cán bộ, đảng viên. Sự tham gia và giám sát chặt chẽ từ phía quần chúng nhân dân bảo đảm rằng cán bộ và đảng viên phải chịu trách nhiệm trước ý kiến và quyền lợi của nhân dân, đất nước.

Thứ tư, Người lưu ý mỗi cán bộ, đảng viên phải “đi sâu, đi sát thực tế, gần gũi quần chúng, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân”. Người sợ trách nhiệm thường lấy lý do làm việc tập thể, tôn trọng tập thể để dựa dẫm vào tập thể. Đối với những công việc cụ thể thuộc phạm vi giải quyết của chính mình, đúng với chức trách và quyền hạn của mình, người sợ trách nhiệm vẫn không dám mạnh dạn giải quyết, mà việc lớn, việc nhỏ gì cũng muốn đưa ra tập thể. Nhưng, tập thể được nói đến ở đây không phải là tập thể một tổ chức, một đơn vị, mà tập thể ở đây là nhân dân, lợi ích của tập thể là lợi ích của nhân dân, vậy nên mỗi cán bộ, đảng viên cần phải đi sâu, đi sát với quần chúng nhân dân để xem nhân dân đang làm gì, muốn gì, vướng mắc ở đâu để tìm cách tháo gỡ.

Cuối cùng, trong bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn mỗi cán bộ, đảng viên cần phải “cố gắng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ hiểu biết để làm tốt mọi nhiệm vụ”. Thật đúng nếu chúng ta soi chiếu vào thực trạng hiện nay, khi nhiều người cảm thấy quy định của pháp luật chưa thực sự đáp ứng đầy đủ và rõ ràng các yêu cầu liên quan đến trách nhiệm cá nhân, thì mỗi cán bộ, đảng viên nên chủ động học tập và nắm vững kiến thức chuyên môn liên quan đến công việc của mình, cùng với đó là luôn cập nhật những quy định pháp luật hiện hành. Bằng cách học tập và nâng cao kiến thức, trình độ, mỗi cán bộ, đảng viên sẽ tự tin hơn trong việc đối mặt với trách nhiệm và biết cách áp dụng kiến thức, kinh nghiệm vào thực tế. Từ đó, thúc đẩy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá và dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

(PLVN) - Tối 15/1, tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bến Tre; 65 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi; Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre 17/1; Tôn vinh và trao tặng danh hiệu “Công dân Đồng Khởi tiêu biểu” và “Công dân Đồng Khởi danh dự”, tỉnh Bến Tre lần thứ tư - năm 2025.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.