Một chiếc Boeing 777 từng được thuê để đưa “công chúa Huawei” Mạnh Vãn Châu về nước

Giám đốc Tài chính của tập đoàn công nghệ Huawei (Trung Quốc) Mạnh Vãn Châu. Ảnh: Reuters.
Giám đốc Tài chính của tập đoàn công nghệ Huawei (Trung Quốc) Mạnh Vãn Châu. Ảnh: Reuters.
(PLVN) - Một chiếc Boeing 777 từng được Huawei thuê để đưa CFO của tập đoàn này về nước hồi tháng 5/2020 – thông tin này được đề cập tới trong phiên điều trần trước tòa ngày Thứ Ba – 12/1, về việc nới lỏng điều kiện tại ngoại của “công chúa Huawei” Mạnh Vãn Châu.

Ngày 13/1, Giám đốc Tài chính (CFO) của tập đoàn công nghệ Huawei (Trung Quốc) Mạnh Vãn Châu đã đề nghị tòa án ở Canada nới lỏng các điều kiện tại ngoại, viện dẫn những lo ngại về sức khỏe trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

Tham gia điều trần trước tòa, ông Lưu Hiểu Tông, chồng của bà Mạnh Vãn Châu, cho biết, từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, bà Mạnh luôn có ba nhân viên an ninh giám sát di chuyển trên cùng phương tiện và những nhóm này được thay đổi mỗi ngày. CFO Huawei lo ngại nguy cơ lây nhiễm bệnh COVID-19 từ những nhân viên an ninh giám sát này.

Vợ chồng bà Mạnh Vãn Châu và ông Lưu Hiểu Tông.
 Vợ chồng bà Mạnh Vãn Châu và ông Lưu Hiểu Tông.

Theo ông Lưu, bà Mạnh Vãn Châu có bệnh lý nền huyết áp cao và từng phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên việc mắc COVID-19 có thể dẫn tới nguy cơ cao hơn.

Ngoài ra, sự hiện diện của các lính canh cũng gây phiền toái ảnh hưởng tới cuộc sống của các con của họ.

Ông Bill Smart, luật sư bào chữa của bà Mạnh Vãn Châu, đã đại diện thân chủ của mình đề nghị tòa án cho phép bà được rời khỏi nơi tạm trú ở Vancouver trong những giờ không áp dụng lệnh giới nghiêm và không có nhân viên an ninh giám sát đi cùng.

Tuy nhiên, các luật sư đại diện cho Chính phủ Canada bày tỏ hoài nghi về những lập luận trên, viện dẫn một số bằng chứng cho thấy bà Mạnh từng tham gia các chuyến đi chơi đông người, trong đó có lần đến nhà hàng gặp gỡ khoảng 14 người trong ngày Giáng sinh 2020, vi phạm các quy định y tế về phòng dịch.

CFO của Huawei cũng từng chụp ảnh chung với một nhóm người không đeo khẩu trang trước tòa án Vancouver hồi tháng 5/2020.

[Cảnh sát Canada kể về lệnh bắt “công chúa Huawei” Mạnh Vãn Châu]

Trong phiên điều trần đơn xin bảo lãnh vào hôm thứ Ba – 12/1, công tố viên John Gibb-Carsley cho biết, trước khi phán quyết được công bố, Huawei đã thuê một chiếc Boeing 777 của Hãng hàng không China Southern Airlines sẵn sàng đưa bà Meng trở lại Trung Quốc. Động thái này được tiết lộ trong quá trình Gibb Carsley thẩm vấn ông Lưu Hiểu Tông, chồng của bà Mạnh Vãn Châu. 

Bà Mạnh Vãn Châu bị Canada bắt giữ hồi tháng 12/2018 theo cáo buộc của Mỹ về hành vi gian lận để “lách” lệnh trừng phạt chống Iran. Meng phủ nhận các cáo buộc và lập luận rằng vụ việc có động cơ chính trị.

Các nhân viên an ninh tư nhân từ Lions Gate Risk Management hộ tống bà Mạnh Vãn Châu mỗi khi bà ra khỏi nhà. Ảnh: AFP

Các nhân viên an ninh tư nhân từ Lions Gate Risk Management hộ tống bà Mạnh Vãn Châu mỗi khi bà ra khỏi nhà. Ảnh: AFP

Sau khi bị bắt, bà Mạnh được bảo lãnh tại ngoại. Theo điều khoản của khoản tiền bảo lãnh 10 triệu đô la Canada (7,8 triệu đô la Mỹ) được cấp vào tháng 12/2018, bà Mạnh Vãn Châu sống trong ngôi nhà trị giá 13,6 triệu đô la Canada, một trong hai bất động sản mà bà sở hữu ở Vancouver, Canada.

Trong thời gian tại ngoại, bà Mạnh Vãn Châu chịu sự giám sát của các nhân viên an ninh vào ban ngày, phải tuân thủ một lệnh giới nghiêm từ 11 giờ tối đến 6 giờ sáng. Khi không trong thời gian giới nghiêm, bà được phép tới hầu hết mọi nơi trong thành phố, miễn là tránh xa sân bay. Bà phải đeo thiết bị theo dõi GPS trên mắt cá chân và luôn được các vệ sĩ riêng từ Lions Gate Risk Management đi cùng. Bà Mạnh phải trả tiền cho những người bảo vệ này, dù họ đang đóng vai trò là cảnh sát của tòa án để ngăn cản bà trốn thoát. 

Máy theo dõi mắt cá chân GPS của bà Mạnh, được nhìn thấy khi bà rời khỏi nhà để tham dự phiên điều trần tại Tòa án Tối cao British Columbia, ở Vancouver, Canada vào ngày 27/11/2020. Ảnh: The Canadian Press via AP
 Máy theo dõi mắt cá chân GPS của bà Mạnh, được nhìn thấy khi bà rời khỏi nhà để tham dự phiên điều trần tại Tòa án Tối cao British Columbia, ở Vancouver, Canada vào ngày 27/11/2020. Ảnh: The Canadian Press via AP

Hồi tháng 5/2020, một thẩm phán Canada đã ra phán quyết cho rằng hành vi “lừa gạt ngân hàng” mà Mỹ cáo buộc bà Mạnh Vãn Châu cũng là hành vi phạm pháp tại Canada. Phán quyết này dập tắt hy vọng của bà Mạnh Vãn Châu về việc sớm được phóng thích.

Phiên điều trần tại ngoại của Meng dự kiến kết thúc vào thứ Tư – 13/1, nhưng các phiên tranh luận về trường hợp dẫn độ của bà còn kéo dài đến  cuối tháng Tư năm nay.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.