Luật chống tin giả của Singapore có hiệu lực

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Đạo luật chống tin giả của Singapore ngày 2/10 chính thức có hiệu lực, 5 tháng sau khi được Quốc hội nước này thông qua.

Theo Yahoo News và AFP, thông báo về việc Luật ngăn ngừa sai lệch và thao túng tin tức trên mạng (POFMA) và các văn bản pháp luật có liên quan có hiệu lực được công bố trên trang công báo Government Gazette của Chính phủ Singapore. Luật này định nghĩa rằng một tuyên bố là sai nếu đưa ra những thông tin sai lệch hay gây hiểu nhầm, bao gồm cả toàn bộ hay một phần nội dung thông tin và trong mọi ngữ cảnh.

Luật cũng quy định những chế tài xử phạt nặng với những tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm. Theo đó, những công ty có hành vi đăng thông tin sai lệch trên các phương tiện truyền thông tại Singapore sẽ phải đối mặt với mức phạt lên tới 1 triệu SGD (tương đương 735.000 USD), còn các cá nhân có thể đối mặt với khung hình phạt 10 năm tù giam. 

Cùng với các quy định xử phạt, Luật cũng buộc các nền tảng trực tuyến như Facebook và Twitter phải chịu trách nhiệm về nội dung được đăng tải trên các trang này. Cụ thể, Luật này trao quyền cho các bộ trưởng trong Chính phủ Singapore yêu cầu các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter gắn cảnh báo bên cạnh những nội dung đăng tải đã được nhà chức trách xác định là giả mạo. Đối với các trường hợp nghiêm trọng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông nước này sẽ có quyền yêu cầu các trang mạng xã hội phải gỡ bỏ những nội dung giả mạo. 

Chính phủ Singapore khẳng định, luật mới nói trên sẽ giúp bảo vệ xã hội trước những đối tượng có ý đồ xấu, những người cố tình truyền bá những thông tin giả có hại và hành động đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, gieo rắc sự chia rẽ trong xã hội và làm xói mòn niềm tin vào các tổ chức.

Giới chức Singapore cũng nhấn mạnh Luật này nhằm vào thông tin giả mạo chứ không phải những ý kiến bất đồng, những chỉ trích hay ý kiến châm biếm. Facebook, Twitter và Google – những đơn vị có trụ sở châu Á đặt tại Singapore - được miễn trừ tạm thời từ một số điều khoản trong Luật để có thời gian thích nghi.

Tuy nhiên, Luật vừa có hiệu lực của Singapore cũng đã vấp phải một số ý kiến không đồng tình, cho rằng một số nội dung trong Luật như định nghĩa về những yếu tố cấu thành để xác định một bản tin là giả còn chưa rõ ràng, Luật trao quá nhiều quyền cho các bộ trưởng trong việc xác định đâu là thông tin sai cũng như đâu là lợi ích của cộng đồng...

Giải đáp những lo ngại này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Tư pháp Singapore Shanmugam khẳng định giới chức Singapore kiên quyết trong việc chống lại những hành vi sai trái trên không gian mạng. Còn Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Singapore S. Iswaran nhấn mạnh các quy định của Luật đảm bảo rằng các bộ trưởng sẽ hành động có trách nhiệm vì các bên đều có thể kháng cáo lên tòa án nếu họ không đồng ý với hành động của một bộ trưởng cụ thể. Bộ trưởng đó cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hành động của mình.

Luật mới của Singapore có hiệu lực trong bối cảnh các chính phủ trên khắp thế giới đang phải nỗ lực đối phó với sự lan truyền tin tức giả cũng như tác động tiềm tàng của nó trong việc gieo rắc bất hòa xã hội, thậm chí là đưa đến những biến động chính trị thông qua các việc như gây ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử.

Một khảo sát do Công ty Maru/Matchbox thực hiện cho thấy có tới 84% số người Mỹ khi được hỏi cho biết họ lo ngại về tin giả trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2020 tới. Đối với mạng xã hội, một khảo sát các hãng tin NBC News và tờ Wall Street Journal tiến hành cũng cho hay, 57% những người được hỏi tin rằng mạng xã hội gây chia rẽ đất nước nhiều hơn và 61% cho rằng các mạng xã hội lan truyền tin đồn thất thiệt về những nhân vật và công ty nổi tiếng. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.