Lò lửa đang bốc

Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ xét xử vụ đánh bạc nghìn tỷ. Ảnh Tiền Phong
Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ xét xử vụ đánh bạc nghìn tỷ. Ảnh Tiền Phong
(PLO) - Sự kiện pháp lý nổi bật trong tuần là vụ xét xử đường dây đánh bạc, rửa tiền đang diễn ra tại sân Tòa án tỉnh Phú Thọ. Theo đó, những hành vi vi phạm pháp luật lần lượt bị đưa ra ánh sáng nơi công đường với những bị cáo liên tục “tăng-xông” cho thấy sức nóng của phiên tòa này.

Bên ngoài, ngọn lửa chống tham nhũng đang rừng rực cháy. Liên tiếp các vụ khởi tố vụ án và bị can, mở rộng điều tra hoặc đẩy mạnh thanh tra những vụ việc mà dư luận quan tâm, bức xúc. Vụ khởi tố vụ án và bắt giam bộ sậu lãnh đạo ở Bảo hiểm Xã hội Việt Nam với những hành vi vi phạm pháp luật xảy ra từ 10 năm trước chứng tỏ “củi khô”, “củi mục” cũng khó thoát khỏi cho vào “lò”.

Tiếp tục là các vụ bắt giam nguyên Tổng giám đốc Mobifone và cấp của ông ta và dàn cán bộ lãnh đạo nhà máy Etanol Phú Thọ. Tại TP Hồ Chí Minh, nguyên Phó chủ tịch thành phố, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cùng những người liên quan đã bị khởi tố.

Vụ Thủ Thiêm đang được “gỡ nút” và việc đưa những người gây ra cảnh oan trái này ra trước pháp luật trong những ngày gần đây có thể thành hiện thực khi chính quyền thành phố mời 30 cán bộ lãnh đạo qua các thời kỳ đến làm việc.

Lửa cũng đã lan tới các địa phương khi gần đây, một nguyên Chánh văn phòng tỉnh ủy ở Đắk Nông bị khởi tố. Đáng chú ý nhất là ở Phú Thọ - nơi đang xét xử các tướng lĩnh Công an trong vụ đánh bạc công nghệ cao, thời gian gần đây đã khởi tố, bắt giam hai Phó chủ tịch đương chức của thành phố Việt Trì và huyện Thanh Thủy, cùng các cán bộ liên quan.

Các địa phương khác như Cà Mau, Bạc Liêu, Bình Định, Nghệ An, Quảng Trị,... cũng có những động thái xử lý nghiêm khắc cán bộ mắc sai phạm từ cấp xã đến cấp huyện và cả cấp tỉnh. 

Có những vụ sai phạm dai dẳng và ngỡ như đã “chìm xuồng” giờ cũng không còn khuất tất trong tình trạng “tranh sáng, tranh tối” nữa. Điển hình là vụ xây dựng nhà cửa, biệt thự, biệt phủ trong rừng phòng hộ Sóc Sơn (Hà Nội) kéo dài 12 năm qua sẽ được kết thúc trước Tết âm lịch với kết luận về sai phạm của các cán bộ nơi đây - Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã khẳng định như vậy trong cuộc tiếp xúc cử tri mới đây. Việc phá rừng, xây “cung điện” ở Ba Vì cũng đang được Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiến hành làm rõ.

Điểm qua những sự kiện pháp lý xảy ra trong một tuần đủ thấy ngọn lửa lò chống tham nhũng đang bốc cao và ở dưới cũng đang dần nóng lên, góp phần hiệu quả vào cuộc chiến cam go này. 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng

Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, chiều 9/4/2025 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer.

Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân

Cần chú trọng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo đảm doanh nghiệp có thể bảo vệ sáng tạo của mình và ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền lợi. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã và đang thực hiện đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật nhằm tạo ra một hệ thống pháp lý hiệu quả, công bằng và linh hoạt. Đây là hướng đi phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế thời đại. Trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", Tổng Bí thư Tô Lâm đã đặt ra nhiều vấn đề để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân.

Hoàn thiện chính sách, pháp luật làm cơ sở cho việc sắp xếp đơn vị hành chính

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Trước ngày 30/6/2025, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Bộ, ngành Trung ương chủ động đề xuất, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), kết thúc hoạt động của ĐVHC cấp huyện và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, bảo đảm sau sắp xếp ĐVHC, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động thông suốt, không gián đoạn, không có khoảng trống pháp lý.

Đẩy mạnh đối thoại trong hội nhập

Thủ tướng Chính phủ trao Bằng khen cho 5 tỉnh, thành phố đã có thành tích trong việc đánh giá kết quả thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA Index) năm 2024. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) - Chiều 8/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA Index) của các địa phương năm 2024. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, đến nay, Việt Nam đã ký kết và thực thi 17 FTA với nhiều đối tác lớn trên thế giới, trong đó có các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA.

Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4: Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm

Quang cảnh buổi họp báo
(PLVN) - Chiều 8/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo quốc tế thông tin về Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư. Theo thông tại buổi họp baó từ ngày 14-17/4/2025, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị P4G tại Hà Nội với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm” .

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương giỗ tổ Hùng Vương

Chủ tịch nước Lương Cường cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương giỗ tổ Hùng Vương.
(PLVN) - Sáng 7/4 (tức ngày 10/3 năm Ất Tỵ), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ đã thay mặt đồng bào cả nước tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Dự lễ dâng hương có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường.

Hoàn thiện thể chế khoa học - công nghệ: Động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững

PGS.TS Vũ Văn Phúc.
(PLVN) - Góp ý xây dựng Dự án Luật Khoa học và Đổi mới sáng tạo, các chuyên gia cho rằng, hoàn thiện thể chế khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW là yêu cầu cấp thiết nhằm thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó, cần tạo hành lang pháp lý, “cởi trói” cho hoạt động tổ chức khoa học - công nghệ.