Làm gì để các dự án cầu đường bộ vượt đường sắt hợp lòng dân?

Sau khi cầu bộ hành hoàn thành, hàng rào chắn được lập, phương tiện muốn qua quốc lộ 1 phải đi vòng
Sau khi cầu bộ hành hoàn thành, hàng rào chắn được lập, phương tiện muốn qua quốc lộ 1 phải đi vòng
(PLO) - Nhằm hạn chế tai nạn đường sắt, Bộ GTVT có chủ trương xây hầm chui, cầu vượt tại các điểm đường bộ (ĐB) giao cắt với đường sắt (ĐS). Tuy nhiên, một chiếc cầu bộ hành vượt ĐS ở Thanh Hóa bị người dân phản ứng…

Nguyên nhân là vì sau khi cầu này được xây xong, ngành ĐS đóng đường ngang, không cho phương tiện đi qua ĐS. Muốn đi qua đường bên kia, các phương tiện phải vòng xa vài cây số.

Phải đi đường vòng 

Cầu bộ hành vượt ĐS được xây dựng tại điểm giao cắt giữa quốc lộ 1 và đường 217B (địa phận xã Quang Trung, thị xã Bỉm Sơn). Cầu được xây dựng từ đầu năm 2018, đến cuối tháng 7/2018 thì hoàn thành; kinh phí khoảng 2 tỷ đồng. Sau đó, hàng rào cố định được xây chắn ngang qua quốc lộ 217B, các phương tiện từ khu vực này muốn ra quốc lộ 1 và qua bên kia đường phải vòng một đoạn khá xa mới có cầu vượt. Tổng quãng đường để sang bên kia đường ước chừng vài km.

Theo phản ánh của người dân, việc lập hàng rào đã chia cắt giữa các thôn trong xã. Nhiều người có ruộng, vườn ở bên kia quốc lộ 1, trước đây đi làm chỉ 1km, nay phải đi vòng xa gần 5km. Người dân cho rằng việc xây dựng cầu bộ hành đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, kinh doanh.

Ông Nguyễn Mạnh Hán, Chủ tịch UBND xã Quang Trung, thị xã Bỉm Sơn cho biết, sau khi hoàn thành ĐB vượt ĐS và lập hàng rào chắn thì một số ít người dân có phản ứng vì ảnh hưởng đến việc kinh doanh, sinh hoạt. Tuy nhiên, số hộ này rất ít. “Tính ra để sang bên kia đường thì sẽ đi vòng ít nhất là hơn 2km”, ông Hán nói và cho rằng làm gì cũng có hai mặt, việc xây dựng cầu đi bộ vượt ĐS sẽ đảm bảo an toàn cho người dân, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra, nhưng người dân phải đi vòng một đoạn. “Mới đầu dân chưa quen nên có phản ứng”, ông Hán nói.

Ông Lê Bá Hùng - Phó Giám đốc Ban quản lý dự án 1 (Sở GTVT Thanh Hóa) cho biết, chiếc cầu bộ hành vượt ĐS trên được xây dựng theo chủ trương của Bộ GTVT, kinh phí xây dựng cũng của Bộ (từ vốn dư của dự án quốc lộ 1).

Theo ông Hùng, trước khi đóng đoạn đường này, hệ thống phát thanh thị xã Bỉm Sơn liên tục phát các chương trình tuyên tuyền để người dân nắm được thông tin. Ngoài ra, chính quyền cũng tổ chức các buổi họp tổ dân phố, cụm dân cư để người dân được biết. “Chỉ một số hộ kinh doanh ở gần khu vực này bị ảnh hưởng nên phản ứng. Nhiều người dân đồng tình việc xây dựng cầu và xây rào chắn qua ĐS để đảm bảo an toàn”, lãnh đạo Ban quản lý dự án 1 thuộc Sở GTVT Thanh Hóa cho biết.

Băn khoăn

Ông Hùng cho biết thêm, cách cầu đi bộ này một đoạn, cũng trên đường 217B, đang xây một chiếc cầu bộ hành tương tự. Địa điểm được xây này cũng là một “điểm đen” giao thông. “Tháng trước, một chiếc xe khách giường nằm suýt nữa tai nạn với tàu hỏa ở đoạn này”, ông Hùng nói và cho biết, việc xây thêm cầu đi bộ mới này đã được Bộ GTVT đồng ý, kinh phí thực hiện từ dự án xây đường 217B, không phải kinh phí từ địa phương. “Khi mới vào hoạt động, dân chưa quen nên phản ứng. Mục đích của những chiếc cầu này vì sự an toàn của người dân. Chúng tôi tin rồi người dân sẽ hiểu và ủng hộ”, lời ông Hùng.

Ông Nguyễn Văn Thành - Trưởng phòng Kết cấu hạ tầng giao thông, Cục ĐS Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, Bộ GTVT đã xây dựng một văn bản liên quan đến các điểm giao cắt giữa ĐS và ĐB, trong đó có nội dung, tại các vị trí đường ngang cắt với ĐS sẽ xây dựng cầu vượt ĐB hoặc hầm chui để hạn chế tai nạn giao thông. Tuy nhiên, trong thực tế, những điểm giao cắt này chưa được xây nhiều công trình cầu vượt ĐB hay hầm chui. Do đó, khi địa phương nào thấy cần thiết phải xây thêm những chiếc cầu vượt ĐS ở những “điểm đen” giao thông thì có văn bản gửi Bộ GTVT xin ý kiến, khi Bộ chấp thuận sẽ được xây.

Mục đích của việc xây cầu vượt ĐS, dù là cầu ĐB hay cầu đi bộ thì vẫn là đảm bảo an toàn giao thông, nên Cục ĐS và Bộ GTVT hoàn toàn ủng hộ những công trình này. Tuy nhiên, trước việc cầu bộ hành ở Thanh Hóa xây xong, phương tiện phải vòng vài km để đi qua đường, khiến ông Thành tỏ ra băn khoăn.

Nhiều ý kiến khác cho rằng, việc xây dựng cầu bộ hành qua ĐS là chủ trương đúng, cần thiết của Bộ GTVT; nhưng việc xây sao để không ảnh hưởng đến việc đi lại, kinh doanh của người dân trong khu vực là bài toán khó. 

Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT xem xét, xử lý

Mới đây, Văn phòng Chính phủ nhận được văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý thông tin báo chí phản ánh liên quan đến việc đầu tư xây dựng cầu vượt ĐS dành cho người đi bộ để đóng chắn đường ngang quốc lộ 217 qua xã Quang Trung, thị xã Bỉm Sơn là chưa phù hợp, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân trên địa bàn.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Văn phòng Chính phủ đã chuyển văn bản đến Bộ GTVT để xem xét, xử lý theo thẩm quyền, đúng quy định pháp luật. 

Đọc thêm

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.